Cảm nhận về đoạn trích Chiếc Lược Ngà

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi HUYTILOXO, 11 Tháng hai 2023.

  1. HUYTILOXO

    Bài viết:
    1

    Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà


    Đoạn trích 1:

    Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà..

    Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

    - Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.

    Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

    - Ba.. a.. a.. ba!

    Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

    Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

    - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

    Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa

    Trình bày cảm nhận của em về tình phụ tử sâu đậm của các nhân vật trong đoạn trích trên. Liên hệ với 1 tác phẩm cũng viết về đề tài tình cha con để cho thấy nét đặc sắc của từng tác giả.

    Lời giải:

    Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình những vết thương, khiến cho bao gia đình tan nát vì chia xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Ấy nhưng, giữa những cung nhạc trầm buồn của chiến tranh, ta lại thấy ánh lên biết bao nhiêu tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí, đồng đội, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương.. Và văn học đã giúp ta ghi lại những điều ấy. Một trong những tác phẩm hay nhất viết về tình cảm gia đình trong chiến tranh là "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng giữa bé Thu và ông Sáu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Đặc biệt, tình cảm cao đẹp và thiêng liêng ấy được thể hiện rất chân thật và cảm động qua đoạn văn kể về cảnh chia tay của cha con ông Sáu trước lúc ông Sáu lên đường trở về chiến khu: "Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai.. hôn cả vết thẹo dài của ba nó nữa"

    Tác phẩm Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Truyện kể về tình cảnh éo le của cha con ông Sáu để từ đó khẳng định rằng: Chiến tranh có thể cướp đi tất cả, thậm chí là cả mạng sống của con người nhưng tình cảm gia đình thì không gì có thể giết chết được. Cha đi chiến đấu biền biệt xa nhà. Đến khi Thu lên tám tuổi hai cha con mới được gặp lại nhau. Cô bé tóc ngang vai, mặc quần đen, áo hoa đỏ, hồn nhiên, xinh đẹp, mới nhìn ông Sáu đã nhận ra ngay con gái mình. Nhưng niềm vui sau bao năm xa cách là được gặp lại con thì thật trớ trêu đáp lại sự vồ vập ấy của người cha bé Thu tỏ ra ngờ vực lảng tránh. Bé Thu hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy kêu thét lên, nói trống. Trong suốt ba ngày ở bên cha bé Thu đã không nhận ra cha của mình, bé ương ngạnh, cư xử vùng vằng. Bé nhất định không nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm, nó hất cái trứng cá mà ông gắp cho. Bị ông Sáu đánh nó bỏ về nhà ngoại khua loảng xoảng dưới xuồng. Đó là thái độ rất ương ngạnh của một đứa bé mới tám tuổi. Nhưng thái độ đó không hề chê trách được bởi tất cả vì chiến tranh. Chiến tranh đã gây ra những mất mát và đau thương. Mà một đứa trẻ như Thu còn quá bé bỏng để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le mà ngay cả người lớn cũng không kịp chuẩn bị cho nó. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong ảnh. Đó thật sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình. Nên khi nghe được bà ngoại giải thích về lai lịch của vết thẹo trên má ông Sáu, em mới vỡ lẽ ông là bậc sinh thành đáng kính của mình. Lời bà ngoại về chuyện ba nó đi đánh Tây bị Tây đánh bị thương, về tội ác của mấy thằng Tây đã làm cho cô bé vỡ lẽ ra tất cả. "Nó nằm im lặn lộn thở dài như người lớn". Phải chăng bởi tình yêu thương cha đang lớn lên thêm gấp bội đã khiến tâm hồn em trưởng thành? Trong tiếng thở dài ấy có cả sự ân hận dây dứt, nỗi ân hận vì lãng phí thờ gian qua để lảng tránh người cha mà em luôn yêu kính, người mà tám năm qua em luôn khát khao gặp mặt.

    Thế nhưng, Thu đâu ngờ lúc mình nhận ra ba cũng là lúc ba phải ra đi, bé Thu đứng ở góc nhà, em không còn bướng bỉnh hay cau mặt như trước nữa. Vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, đôi mắt nó nhìn với vẻ nghỉ ngợi sâu xa, không ngơ ngác, không lạnh lùng, ẩn chứa trong đôi mắt mênh mông đó là nỗi buồn, là cả sự ân hận vì ngày mà nó nhận ra ba cũng là lúc ba nó phải lên đường. Tại sao nó không nhận ba sớm hơn, tại sao nó không bên ba nhiều hơn để rồi giờ đây phải hối hận như thế này? Trong ánh mắt ấy có nỗi luyến tiếc thẳm sâu, có sự ân hận vì đã làm cha phiền lòng. Có thể nói, chỉ với chi tiết ánh mắt của Thu nó đã tạo dư âm trong tác phẩm, giúp chúng ta nhận ra tình yêu thương ba mãnh liệt của Thu. Và phải chăng Bé đứng đó vì muốn nhìn rõ ba hơn, muốn nhìn cả dáng người ba, người mà mẹ, mà bản thân luôn mong chờ suốt mấy năm qua. Bé Thu đứng đó cũng có thể do bé cô đơn, bé cảm thấy ba không quan tâm thương yêu mình nữa. Trái ngược với cảm xúc hỗn loạn của bé Thu, ông Sáu nhìn con "với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu". Chắc ông Sáu rất xót xa, con gái yêu đang đứng đó nhưng ông không thể ôm con, hôn con vì sợ "nó giẫy lên lại bỏ chạy", ông "chỉ đứng nhìn nó". Đọc đoạn trích, người đọc thương bé Thu sống thiếu tình ba, yêu ba đến cố chấp, bé chỉ yêu thương người ba "thực sự" – người chụp ảnh cùng má, cũng vì thế mà bé không chấp nhận ông Sáu. Người đọc cũng xót xa, cũng thương ông Sáu, ông yêu con, thương con mà đến lúc đi vẫn chỉ có thể đứng nhìn con từ xa và con gái không nhận mình là ba. Tất cả những nỗi đau thương xót xa trên chỉ vì chiến tranh, vì tham vọng của các nước đế quốc đã phát động chiến tranh phá vỡ bao gia đình hạnh phúc, khiến họ tan cửa, nát nhà, cha con, mẹ con lạc nhau, không nhận ra nhau..

    Từ cái nhìn tinh tế, tác giả đã nhận ra những biến đổi nhỏ ở bé Thu "tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao", khi ông Sáu nói lời tạm biệt mọi người, trong lúc ông Sáu cứ nghĩ bé Thu vẫn chưa nhận ra ông Sáu là cha. Bé Thu vẫn đứng yên đó thôi nhưng tình cha con của bé Thu đã trỗi dậy, bé thu bỗng kêu thét lên: "Ba.. a.. a.. ba". Tác giả sử dụng từ "kêu thét" mà không phải là kêu gào, kêu lớn, đã phần nào diến tả tâm trang của bé Thu: Lo sợ, buồn tủi. Bé kêu thét – sự đột ngột, sự dồn nén cảm xúc đã từ lâu giờ mới có cơ hội để thổ lộ. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa", tiếng kêu đó xé cả bức tường mỏng manh ngăn dòng cảm xúc của người đọc, tất cả như vỡ òa, người đọc thổn thức cùng bé Thu, thổn thức với tình cảm của bé. Tiếng "ba" này em đã ấp ủ lâu biết bao nhiêu, nuôi dưỡng nó lớn lên từng ngày, tiếng "ba" như "vỡ tung ra từ đáy lòng". Tình cảm dồn nén biết bao năm nay vỡ tung qua tiếng gọi "ba", qua hành động của bé: "Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc", em chạy thật nhanh vì sợ ba đi mất, người ba mà em đã chờ thật lâu chuẩn bị đi rồi, em leo lên người ba, vòng tay qua cổ ba, ôm thật chặt, rồi như sợ không giữ được ba, em còn giữ chặt bằng cả hai chân – Một suy nghĩ trẻ thơ đánh mạnh vào trái tim người đọc, em dùng tất cả sức mình để giữ chặt ba lại. Tác giả tinh tế chỉ ra điểm đặc biệt, điểm nổi bật của tình cảm mà bé Thu dành cho ba: "Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên". Tóc tơ rất nhỏ, rất mảnh, mềm và thường rất khó thấy nhưng tác giả lại thấy nó như dựng đứng lên – sự run rẩy, sợ hãi của một đứa trẻ đến tột độ, đến ngay cả sợi tóc tơ dường như cũng có cảm xúc. Được ba bế lên, bé Thu hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, bé còn hôn cả vết thẹo dài trên má của ông Sáu nữa. Không chỉ từ tiếng gọi "ba" thừa nhận ông Sáu, bé Thu còn hôn cả vết thẹo. Vết thẹo ấy đã từng là thứ chia cắt tình cảm cha con của Thu giờ lại khiến em tự hào nhất bởi đó là sự hiện thân của sự dũng cảm, can trường của người ba anh hùng trong trái tim em. Từ nỗi thất vọng sau chuyến về thăm nhà, từ sự hối hận vì lỡ tay đánh con. Mặt đối mặt, tình rất gần nhưng anh vẫn thấy khoảng cách với con rất xa. Mang ba lô lên vai rồi anh cũng không dám lại gần con vì sợ nó bỏ chạy, hoàn cảnh thật trớ trêu và xót xa: "Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu" và cất tiếng chào khe khẽ: "Thôi! Ba đi nghe con!". Được con gọi "ba", được con ôm hôn anh sung sướng vô cùng, sung sướng đến trào nước mắt. Giọt nước mắt đã gột rửa đi mọi buồn khổ để nhường chỗ cho một niềm vui tươi sáng. Nhưng thực cảnh miền Nam thân yêu bấy giờ vẫn còn tối tăm, đây có thể là giây phút cuối cùng cha con được ở cạnh nhau. Vì vậy, trong giọt lệ ấy vẫn có cả nỗi nghẹn ngào, tiếc nuối. Nên giây phút được gần nhau của hai cha con quá ngắn ngủi, ngay lúc này anh phải trở về đơn vị nhận nhiệm vụ mới thế là anh lại phải gác tình riêng theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Hai cha con phải chia tay nhau trong nước mắt, trong sự bịn rịn lưu luyến. Và cả lời thổn thức của bé Thu "Ba về! Ba mua cho con cây lược nghe ba". Có thể nói tình yêu thương cha của Thu thật mãnh liệt. Nó đã đánh thức trái tim người đọc chúng ta, khơi gợi trong chúng ta những tình cảm thiêng liêng cao quý của con cái với đấng sinh thành của mình. Thật xúc động biết bao!

    Đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách xuất sắc tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Lần theo toàn bộ mạch truyện, đoạn trích như một ngã rẽ, tạo nên bước ngoặt cho câu chuyện: Những thắc mắc, hoài nghi của bé Thu được hóa giải; lòng mong nhớ con của ông Sáu được thỏa nguyện, cha con thực sự được đoàn tụ dù chỉ là giây phút ngắn ngủi đồng thời thể hiện rõ nét tính cách của bé Thu: Cá tính và yêu cha hết mực, một tình yêu thống nhất, vẹn tròn.

    Cũng chính từ đoạn trích đã gợi cho Tôi bao suy nghĩ về tình phụ tử thiêng liêng. Đã làm cho Tôi phải rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng.. Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín:

    "Cha là bóng cả ngã che con

    Là suối tình thương không bao giờ với cạn"

    (Ca dao)

    Nên Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử. Nếu tình mẫu tử ngọt ngạo, bao la như biển khơi, ôm áp và vỗ về thì tình phụ tử lại chính là dãy Trường Sơn không bao giờ sụp đổ, là chỗ dựa vững chắc cho tinh thần của mỗi chúng ta. Và nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà", được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm này, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ, chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống này!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Admin, KhoaDangnhaLieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 3 Tháng ba 2023
  2. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    665

    Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích "Chiếc lược ngà"


    Phân công

    "Chiếc lược ngà" được biết đến là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Quang Sáng, đây có thể coi là truyện ngắn đặc sắc nhất khi viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu trong chiến tranh. Và đây cũng là một truyện ngắn rất giản dị nhưng đầy bất ngờ như ta thường thấy trong lối viết của Nguyễn Quang Sáng.

    Có thể dễ dàng nhận thấy, tuy là truyện ngắn xoay quanh chủ đề cha con ông Sáu nhưng tác giả Nguyễn Quang Sáng dường như cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho nhân vật bé Thu. Bé Thu là một nhân vật đầy mâu thuẫn. Trong bé Thu là một cô bé phải sống xa cha từ nhỏ. Thế nhưng trong tâm trí Thu dường như vẫn luôn hiện hữu những hình ảnh về người cha đã xa cách lâu ngày qua những tấm ảnh cũ. Dù rất yêu cha và luôn mong muốn được gặp cha nhưng khi gặp cha, Thu lại có những hành động trái ngược với suy nghĩ của mình. Nhất là khi nghe tiếng anh Sáu gọi con, bé Thu không có vẻ vui mừng như anh Sáu tưởng, nó giật mình, đôi mắt mở to như ngơ ngác lạ lùng, chớp chớp như muốn hỏi, thậm chí nét mặt nó bất chợt. Tái mặt và anh ta bỏ chạy la hét. Có thể thấy rằng tất cả những điều này là những cử chỉ mà không ai nhìn thấy. Và dường như những cử chỉ thể hiện sự sợ hãi khác thường giữa hai cha con. Không những thế, hành động của Thu còn đầy lạnh lùng, trốn tránh. Người đọc có thể thấy kịch tính của câu chuyện được đẩy lên cao khi bé Thu nấu cơm. Nó dường như cũng đã góp phần tạo nên sự căng thẳng cho mạch kể. Còn chi tiết nồi cơm quá lớn, bé cần sự trợ giúp của người lớn nhưng bé không chịu gọi bố, nhất định không chịu nhờ. Cho đến một cao trào khác là khi Thu vứt bỏ chiếc trứng cá mà Sáu đã nhặt được. Có thể nói đây là một hành động rất tự nhiên và hợp lý của Thu, qua đó bộc lộ cá tính mạnh mẽ đang dần bộc lộ của cô.

    Thương con vô cùng nhưng ông Sáu vẫn không giữ được bình tĩnh, liền vung tay vào mông con quát sao mày ương ngạnh thế. Khi bị bố đánh, Thu không khóc như ông Ba tưởng tượng hay nghi ngờ trước đó. Dường như nó chỉ lặng lẽ đứng dậy và đi đến nhà bà ngoại. Hóa ra nguyên nhân mấu chốt ở đây chính là vết sẹo trên mặt của cha anh. Anh ấy dường như không bao giờ có thể chấp nhận bất kỳ lời giải thích nào kể cả của mẹ mình. Quả thực, đây là những suy nghĩ hết sức trẻ con, nhưng chính điều đó lại khiến câu chuyện trở nên thật đến vậy. Và cho đến khi nghe bà nội kể về vết sẹo của bố, nó như nằm im, trằn trọc thở dài như người lớn. Có thể nói, dường như mọi chuyện đã giúp bé Thu giải tỏa được nỗi lòng nhưng bên cạnh đó, bé cũng tỏ ra rất ân hận và ân hận vì những ngày qua đã không nhận bố. Cao trào của câu chuyện lại được đẩy lên khi ông Sáu chia tay vợ con lên đường, bé Thu bỗng kêu lên "Ba.. a.. a.. ba!". Tôi như thấy được tiếng khóc như xé lòng mình. Trái tim, một nỗi đau, một tiếng khóc bật lên sau bao năm bị kìm nén, khắc khoải chờ đợi. Cùng với đó là cách thể hiện vội vàng, hối hả, tác giả đã để Thu bộc lộ hết cảm xúc của mình và đó là nỗi nhớ cha và cả sự ân hận. Và có thể đây là một chi tiết đáng kể. Ta thấy nếu không có chi tiết này thì câu chuyện sẽ mất đi một phần giá trị và sẽ trở nên nhàm chán. Đó là niềm vui sướng khi vừa tìm được hai cha con mà tưởng chừng sẽ không bao giờ gặp lại, và dường như chính những niềm vui ngoài sức tưởng tượng đã vượt qua mọi khoảng cách khiến người đọc không kìm được thậm chí xúc động rơi nước mắt. Và mãi về sau, khi đã trưởng thành, Thu dường như vẫn tiếp bước cha đi phát đồng phục đến kháng chiến, cũng là vì phụ thân, vì phụ thân báo thù.

    Qua nhân vật ông Ba, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho Thu rất nhiều tình cảm và sự kính trọng, ông đồng cảm với sự ương ngạnh, ương ngạnh của một cô bé chỉ vì vết sẹo chiến tranh trên khuôn mặt người lính từ mặt trận. Quay lại nhưng một tiếng ba vẫn không chịu gọi. Hình ảnh bé Thu hôn lên tóc, cổ, vai và cả vết sẹo dài trên má bố, cùng với động tác xoạc hai chân để ôm bố mãi mãi là một hình ảnh rất cảm động về tình cha con giữa các thời đại.. nhiệt tình. Khoảnh khắc chia tay đó trở thành lời tạm biệt. Nỗi buồn từ câu chuyện càng khiến chúng ta thấm thía hơn sự tàn khốc của chiến tranh.

    Có thể thấy truyện đã làm sống lại thời đánh giặc giữ nước và qua đó tác giả Nguyễn Quang Sáng muốn người đọc suy nghĩ, thấm thía nỗi đau mất mát mà chiến tranh mang lại. Và ta thấy được rằng, chính tình cảm cha con sâu nặng đã vượt qua bom đạn chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, sáng ngời và nó còn gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.. quốc gia.
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 11 Tháng ba 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...