Cảm nhận vẻ đẹp của khổ thơ trong bài Mùa thu lá vàng rực

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 30 Tháng mười một 2021.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    Anh (chị) hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về vẻ đẹp của khổ thơ

    Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khỏi sự nhạt sương mờ

    Đã nghe rét mướt luồn trong gió.

    Đã vắng người sang những chuyến đò.


    Bài làm

    Mùa thu là mùa của thi ca và cũng là mùa của bất kì loại hình nghệ thuật nào. Từ họa phẩm Mùa thu vàng rục lá của Lê - vi - tan đến nhạc phẩm Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong và thi phẩm Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Mùa thu luôn hiện diện, là nguồn cảm hứng vĩnh viễn không hề vơi cạn của bất kì một tâm hồn nghệ sĩ nào. Mùa thu mang nỗi buồn dịu êm, thiết tha, da diết.. muôn thuở. Đấy là lệ tất nhiên. Nếu không thì tại sao những cuộc tiễn đưa, những chiều nhung nhớ lại thường diễn ra trong mùa thu. Câu thơ nổi tiếng của Bạch Cư Dị trong bài Thu giang tổng Hạ Chiêm sáng tác lúc tiễn bạn cũng xuất phát từ bầu không khí thu: Yên ba sầu sát nhân (khói sóng buồn chết người). Có lẽ do nét văn hóa thu buồn ấy, thêm tâm trạng đa sầu đa cảm của một tâm hồn lãng mạn, cùng với sự nhạy cảm về thân phận của một người dân nô lệ, nên Xuân Diệu mới mở đầu bài thơ bằng nỗi buồn trĩu nặng. Khổ thơ đầu không chỉ đặc biệt về việc thể hiện tâm trạng (thoáng vui xen lẫn u buồn, bình thản xen ngỡ ngàng), về cấu trúc câu (áo mơ phai dệt lá vàng) mà còn độc đáo cả về kĩ thuật huy động và phối màu. Bức tranh thu ở khổ thơ này chủ yếu được vẽ nên từ những gam màu gián tiếp. Tự người đọc phải hình dung ra sắc màu ấy qua cảnh vật thi nhân đưa ra: "Rặng liễu" gọi màu xanh (nhưng đã chuyển sắc mơ phai), màu tang tóc là màu trắng, màu tóc chủ yếu là đen, màu của nước mắt là trắng trong suốt. Xanh, trắng, đen, trắng trong suốt là những gam màu trội, đặt cạnh nhau càng tôn rõ sắc màu nhau. Sắc mùa thu vì thế càng sinh động bội phần. Cái nhìn ở khổ thơ này là cái nhìn bao quát, cái nhìn ở một khoảng cách xa. Toàn cảnh thu ở đây chủ yếu nhuốm buồn, khoác màu mơ vàng lên sắc lá: Cả liệu, cũng thôi không còn xanh nữa. Từ màu lá, thi nhân chuyển sang màu hoa. Theo đó, cái nhìn viên cảnh chuyển sang cận cảnh. Khổ thơ thứ hai bắt đầu bằng câu thơ rất "Tây" và đây cũng chính là đường nét chủ đạo của cả khổ thơ "Tây" hơn ba khổ thơ còn lại. Chỉ hai câu thơ. Những luồng run rẩy rung rinh lá.. Đôi nhánh khô gảy xương mỏng manh, Xuân Diệu đã dùng đến ba từ láy: Run rẩy, rung rinh, móng mạnh. Những từ láy này vừa mang nhạc tính cao cho thơ vừa góp phản kiến tạo hình khối, động thái khiến mùa thu lung linh huyền diệu như chính sự kì diệu của nó kể cả sự xao xuyến đổi thay Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ. Chính cái nhìn nhân cách hóa tiếp tục mang lại sự thân thương, gần gũi cho các sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Nếu là thay "nàng trăng bằng vàng trăng" thì câu thơ sẽ mất hết sự thân thuộc, tuy nhiên, "vầng trăng" thì vẫn có thể ngẩn ngơ. Nhờ động thái "ngẩn ngơ" này mà "nàng trăng" mới có sự liên ứng với "thiếu nữ" ở khổ cuối. Dẫu thế, những từ đáng lưu ý hơn cả ở hai câu thơ này lại là "tự" và "khởi sự". Nếu bỏ chúng đi hoặc thay thế bằng từ khác thì hai câu thơ sẽ mất đi hoàn toàn sắc thái biểu cảm độc đáo của riêng chúng. Khi nói "thỉnh thoảng vầng trăng ngẩn ngơ" thì không thể diễn tả được yếu tố chủ quan của "trăng", không diễn tả được cái sự hồn nhiên, nhi nhiên của trời đất. Trăng thì có bao giờ ngẩn ngơ Chỉ có tâm hồn thi sĩ mới khiến được vầng trăng ngẩn ngơ. Vậy nên, khi thi nhân gọi trăng là "nàng trăng" thì "ngẩn ngơ" có thể được chấp nhận. Nhưng nếu "trăng ngắn ngơ" thì chắc có sự tác động nào đó từ bên ngoài (khiến cho trăng rơi vào tâm trạng đó). Còn khi để trăng "tự ngẩn ngợ thì tác giả khẳng định được tính ý thức của tạo vật vô tri vô giác. Trăng gần hơn với lối sống của con người. Cũng thế," khỏi sự "có nghĩa là" bắt đầu ". Nếu ta thay" bắt đầu "vào câu thơ thì sẽ đánh mất không khí trang trọng. Đã" non xa "(chứ không phải" núi xa ") thì phải" khởi sự ", cách dùng từ của Xuân Diệu có sự liên kết chặt chẽ, rất lôgíc, không thể thay thế. Cả ba cầu của khổ thơ thứ ba đều được đặt dưới cái nhìn" nhân hóa ". Đối tượng được nhân hóa ở đây là" trăng "," núi "và" giá rét ". Chúng là những khách thể tự nhiên và tồn tại vĩnh hằng, nhưng chúng chỉ có thể sống động là nhờ sự thấu hiểu, giao cảm từ phía thi nhân. Mỗi hay chính tài năng của nghệ sĩ mới thắp sáng một khoảng đời, một nét tính cách nào đó của lạo vật. Nhà thơ nhìn thấy nàng trăng" ngẩn ngơ ", nhìn thấy núi" nhạt sương mờ ". Cả trăng và núi đều được nhìn ở khoảng cách xa và được khám phá duỗi về động. Cái động của trăng chủ yếu là động từ nội tâm. Cái động của núi là động từ ngoại thể. Cùng là động nhưng mỗi cái có sắc thái riêng. Mùa thu đã khiến cho vạn vật thôi không là chúng như trước nữa, sẽ luôn có sự chuyển biển, đổi thay trong bất cứ sự vật hiện tượng nào trong trời đất. Cái nhìn ở khổ thơ này lại trở nên bao quát hơn so với khổ thơ thứ hai và đối tượng quan sát ở đây mang tầm vũ trụ, hoành tráng hơn. Điều này chứng tỏ cảm xúc thu ngày một thăng hoa trong hồn thi sĩ. Vậy nên, trong lúc vừa trải lòng ra cả vùng không gian rộng lớn, Xuân Diệu vẫn có thể nghe được tiếng" rét mướt luôn trong gió ". Đây ắt hẳn là một trong những câu thơ thành công nhất của Xuân Diệu và của cả nền thi ca dân tộc. Ta cùng đọc lại: Đã nghe rét mướt luôn trong gió. Thông thường gió mang theo rét đến chứ rét thì chẳng thể nào tách khỏi gió để luồn trong gió. Sự cảm nhận ở đây đã đạt độ tinh tế phi thường. Lối cảm nhận đó cho thấy điều này: Mùa thu đã về, đang về ở ngay độ chớm thu. Xuân Diệu luôn có những vẫn thơ thu đầy ắp sự tinh tế diệu kì:

    Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu ;

    Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì Hư vô bóng khói trên đầu hạnh ;

    Cành biếc run run chân ý nhi. (Thu) Và đây là không khí thu của Thơ duyên Tuy là không khí độ chớm thu nhưng Đây mùa thu tới không cùng tâm trạng với Thơ duyên và chắc hẳn Thơ duyên ra đời tại khoảnh khắc thu sớm hơn thu của Đây mùa thu tới. Dĩ nhiên, Thơ duyên được đặt trên cảm xúc tương giao tương hợp nên mới có được cái nhìn rộn ràng, tha thiết, tươi trẻ hơn:

    Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên Chim nghe trời rộng giang thêm cánh, Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần Cây me ríu rít cặp chim chuyển

    Đồ trời xanh ngọc qua muôn lá,

    Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền. Đây mùa thu tới thì được đặt trên cảm xúc của sự trống vắng, mất mát, chia lìa. Đầu còn cảnh" Mây biếc về đầu bay gấp gấp ". Thay vào đó là" Mây vẩn từng không chim bay đi ". Giữa hai bài thơ có sự trở lại của một số hình ảnh. Nhưng chúng được đặt trong những cảnh huống thật khác nhau. Nếu ở Thơ duyên, mây là" mây biếc "và chuyển động theo cách" bay gấp gấp ", thì mây ở Đây mùa thu tới là" mây vẫn từng không, mây đứng im hoặc quanh quẩn một chỗ mà thôi. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh con người. Mở đầu là dáng liễu, kết thúc là dáng hình thiếu nữ. Liễu đứng đìu hiu như chịu tang. Thiếu nữ đứng (hẳn thế, vì tựa cửa cơ mà), không đìu hiu nhưng lại "buồn" và "không nói", suy cho cùng thì cũng đều đìu hiu. Hình ảnh đầu cuối của bài thơ rất tương ứng. Mặt khác, hình ảnh thiếu nữ được miêu tả vừa như là một khách thể của nỗi buồn thu, vừa như là chủ thể của nỗi buồn đó. Bởi cái nhìn xa xăm kết lại bức tranh thu ấy gợi ta nhớ đến mọi cái nhìn cảnh vật ở trên. Như thế, rất có thể thì nhân nhìn cảnh vật qua đôi mắt u sầu, qua tâm trạng của chính cô thiếu nữ kia. Toàn bộ bài thơ được viết với sự thống nhất cao độ bởi sự liên ứng hình tượng và sự hạn định cảm xúc cũng như miêu tả tuy ở đây, màu của mùa thu chỉ là "mơ phai" chứ chưa "vàng úa" người qua sông "thưa thớt" (vắng) chứ chưa hết hẳn (không) ; "hơn một loài hoa rụng" chứ không phải tất cả đều rụng trăng "ngẩn ngơ" chỉ là "thỉnh thoảng".. Tất cả, vẫn chưa hết một mùa thu. Còn đó cả mùa thu dài phía trước nên dáng hình thiếu nữ "tựa cửa", "buồn", "nghĩ ngợi" sẽ mãi còn đó trong lúc hoa tàn, khách vắng, gió lùa.. để xót thương cho nỗi chia li không giải tỏa, để ngẩn ngơ trong nỗi buồn vô cớ vốn là bản chất tinh thu. Xuân Diệu sáng tác nhiều bài thơ về mùa thu. Cũng như thu của nhiều thi nhân khác, Xuân Diệu hoặc là đặc tả thu (như trong bài Đây mùa thu tới) hoặc chỉ mượn thu như là cái tứ, cái nền để nói chuyện khác (chẳng hạn thu trong bài Thơ duyên). Tựu chung lại, phải yêu thu, tha thiết với thu đến độ nồng nàn thì Xuân Diệu mới có thể để lại cho đời những áng thơ thu kiệt xuất. Xuân Diệu đã đi trọn con đường "lạ hóa" thu theo cách của ông. Thu ngữ của Xuân Diệu là liễu chịu tang, cây cối và vạn vật khoác áo mơ phai, là sắc màu rủa (hoặc rùa) nhau, là giá rét luồn trong gió, là nỗi buồn vô cớ, là hình dáng thiếu nữ tựa của nhìn xa xăm.. Xuân Diệu đã khiến cho thu Việt hiện lên thật đậm đà, da diết. Thu của cõi trời riêng.​
     
  2. Vô Ky Cơ Tiện

    Bài viết:
    259
    Hồi đó văn cảm nghĩ của mình tốt vậy thì đỡ quá
     
    Astrid Chan thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...