Cảm nhận về câu chuyện Tấm Cám

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huyền Dạ, 12 Tháng mười hai 2020.

  1. Huyền Dạ

    Bài viết:
    281
    "Mấy đời bánh đúc có xương

    Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng".

    Truyện Tấm Cám không phải chỉ là chuyện dì ghẻ con chồng. Nhưng nhắc đến Tấm Cám, câu hát vẫn cứ nhói tim gan và hiện lên trước mắt chúng ta hình ảnh cô gái mò cua đau thương lại hiện lên rõ nét. Xây dựng nhân vật Tấm, các tác giả dân gian muốn lưu ý trước hết đến số phận của những con người cùng cực, cô thế trong xã hội đầy những bất công ngày xưa. Mở đầu tác phẩm là cảnh đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ. Cảnh sống phũ phàng hơn nơi nào khác đã đẩy một em bé gái nhỏ vào cái thể chông chênh, bơ vơ ngay từ bước đi chập chững trên con đường đầy lắm khúc khuỷu. Trong xã hội có giai cấp, trẻ mồ côi nghèo thuộc lớp người hẩm hiu và bất hạnh nhất. Biết bao nhiêu tiếng hát dân gian cất lên về tuổi thơ không cha không mẹ trong xã hội ta ngày xưa

    Còn cha gót đỏ như son

    Một màu cha mất, hót con như bùn

    Còn mẹ ăn cơm với cá

    Chết mẹ kiếm lá đầu chợ

    Biết thân phận mồ côi của mình, Tấm đã làm việc quần quật suốt ngày nhưng luôn phải ăn lại cơm thừa canh cặn. Ăn đói mặc rể là chuyện hàng ngày của Tấm. Mong muốn cái yếm đỏ không phải là khao khát sự quý phái sang trọng mà đó là sự cần thiết tối thiểu khi Tấm đã lớn. Ấy thế mà nửa ngày lao động khổ cực không chỉ chân lấm tay bùn mà đầu tóc còn lấm lem bị Cám cướp mất. Hơn thế nữa bên tai còn văng vẳng tiếng nói yêu thương nhưng trong đấy chỉ chứa những ý nghĩa lọc lừa. Tấm đã bao giờ được quan tâm, nay có một lời quan tâm của người em gái nhưng lại là cái bẫy để cho Cám cướp công.

    Chị hụp cho sâu

    Kẻo về mẹ mắng

    Nhân vật mồ côi Sọ Dừa, Thạch Sanh.. đều mồ côi cha nhưng Tấm là phận gái nên cái côi cút ấy còn nhân lên gấp bội. Phụ nữ nghèo trong xã hội "trọng nam khinh nữ" khi xưa thì có gì hơn con ông cái kiến. Biết bao tiếng than thân cất lên từ cuộc đời của những "con tằm kéo kén", "con cá trong ao", "con rùa đội hạc".. Thực ra cuộc sống không may gặp cảnh côi cút thì đó cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống khổ cực. Giá như Tấm là con trai thì cuộc sống của Tấm dẫu khổ cực nhưng cuộc đời sẽ có hướng đi khác. Trẻ mồ côi, con riêng, em út chẳng qua chỉ là nạn nhân của chế độ phụ quyền quy định quyền thừa kế tài sản thuộc về con trai, trước hết là con trưởng. Ở đây, bố mẹ Tấm đã qua đời, quyền hành thuộc về mị gì ghẻ. Là phận gái, Tấm côi cút chỉ có hai bàn tay trắng, vừa là con riêng, vừa là phận gái, vừa là trẻ mồ côi nên cái côi cút của Tấm còn chồng chất lên gấp bội.

    Gia đình của Tấm chính là nguyên nhân của mọi khổ đau mà Tấm phải cắn răng chịu đựng. Bên ngoài là sự xung đột gia đình nhưng chứa đựng bên trong là sự xung đột xã hội mà kinh tế phụ quyền đã là cơ sở cho sự xung đột có tính chất giai cấp này. Bối cảnh của truyện chưa vượt khỏi phạm vi sinh hoạt gia đình, nhưng chỉ gói gọn trong bốn bức tường chật hẹp mà con người đã phải chịu bao khổ đau. Giải sử bối cảnh của truyện mở rộng ra phạm vi xã hội thì khổ đau mà con người phải chịu to lớn biết chừng nào. Chưa bước ra khỏi ngưỡng của mà cô Tấm đã phải chết đi sống lại tới 4 kiếp rồi! Cái đau thương của Tấm không phải nằm ở việc Tấm bị mẹ con Cám cho ăn đói mặc rét mà nằm ở chỗ phải thường xuyên bị kẻ thù tước đoạt hết đi hi vọng, ước ao dù là những gì vọng, ước ao bé nhỏ. Một cái yếm đỏ không có gì là cao sang, nhưng chỉ đối với kẻ kia, còn đối với Tấm là cả một "Hoài bão xa vời". Giỏ cá bị Cám trút hết là sự phủ nhận phũ phàng của lực lượng thống trị đối với giai cấp nghèo hèn. Qua thực tế cây đắng cô gái kia phải thu hẹp phạm vi Hoài bão của mình lại. Niềm hi vọng tuy bé nhỏ dù có bị tước đi mười phần mất chín thì biết đâu không còn một tí xíu. Một con bống nhỏ sống sót trong giả cá, niềm hi vọng cuối cùng, dù nhỏ bé nhưng có cơ sở sưởi ấm niềm tin, như một đốm thân Hồng trong đống tro tàn. Con bống xuất hiện như một tia sáng rọi vào tâm hồn đang thua thiệt bội phần của cô Tấm yêu thương. Sáng sáng chiều chiều Tấm gọi bống một cách yêu thương.

    Bống bống bang bang

    Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

    Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.

    Đây không là câu hát dành cho cá ăn bình thường mà là câu hát chúa đầy tâm sư. Một con người bị dồn vào con đường cùng cực bao nhiêu thì càng trân trọng những thành quả do mình làm ra. Kiếp bống và kiếp người? Thân bống và thân Tấm? Đó là kiếp của những phụ nữ cay cực ngày xưa. Giết con bống ăn thịt đâu phải là sự thỏa mãn khẩu vị của bọn người kia mà còn là mong tiêu diệt niềm vui hiếm hoi và niềm an ủi cuối cùng của Tấm. Tàn nhẫn biết chừng nào. Hồng máu đỏ đọng lại trên mặt nước là hiện thân của người bạn chết oan, là vết tích tội ác, là hiện trường vụ gây án. Thịt bống mẹ con Cám ăn, xương bống thì bị vùi trong trò bếp. Cuộc đời tưởng chừng như tắt hẳn thì ánh sáng của niềm tin, của hi vọng vẫn le lói đâu đây. Cô Tấm lại tiếp tục nhện nhóm niềm hi vọng từ nắm xương trong đống tro tàn. Đây không phải là hi vọng viển vông mà là yêu cầu khẩn thiết từ cuộc đời mình. Nhưng nỗi gian lao đâu đã hết. Hội mùa xuân là dịp để người lao động lấy lại sức sau một năm trời mệt mỏi làm việc. Cũng là dịp để gặp nhau trao đổi tâm tình, bày tỏ tấm lòng của những thanh niên nam nữ. Nhưng đối với Tấm cô vẫn phải ở nhà. Việc nhặt thóc do bà dì bày ra không phải là một cuộc làm ăn nghiêm túc mà là sự đầy đọa con người. Tấm lại khóc. Tiếng khóc của Tấm xúc động tới ta một cách mạnh mẽ. Cuộc đời của cô Tấm thật đẫm nước mắt nhưng không phải tiếng ks góc nào cũng giống tiếng khóc nào. Từ tiếng khóc tủi thân khi mất giỏ cá đến tiếng khóc cay đắng khi người bạn chết oan rồi đến tiếng khóc uất ức của người tù bị giam lỏng. Đó là quá trình phản ứng mỗi lúc một cao. Khi mâu thuẫn đã đến mức một mất một còn với kẻ thù thì đâu chỉ còn có tiếng khóc. Tấm không phải chỉ là con người chỉ biết chịu đựng mà còn là con người biết đấu tranh đến cùng. Mỗi lần bị vùi dập là một lần vùng dậy và cuối cùng giành thắng lợi. Những chặng đường hóa kiếp của Tấm có ý nghĩa khái quát cao. Rõ ràng Tấm đã được xây dựng như một nhân vật tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh không ngừng của người nông dân đời đời kiếp kiếp không chịu nổi ách thống trị tàn bạo của giai cấp phong kiến. Điều đó chứng tỏ chính nghĩa luôn có sức sống mãnh liệt. Cô Tấm thắng lợi, con người của nhân dân đã trở thành một bà hoàng hậu, nhưng phẩm chất vẫn như vậy. Ngay từ việc đầu tiên Tấm là một nàng tiên xinh đẹp từ quả thị bước ra là nấu một bữa cơm dẻo canh ngọt chăm sóc người nghèo,

    Qua nhân vật Tấm, tác giả dân gian đã biến sự đau thương của Tấm thành một cuộc đấu tranh và thắng lợi. Mặc dù chỉ là một hiện thực trong mơ của nhân dân nhưng hình ảnh cô Tấm vẫn mãi là hình ảnh đẹp trong tâm trí những người dân.

    Mối quan hệ giữa Tấm và mẹ con Cám là mối quan hệ giữa hai giai cấp, nó không còn bó buộc trong mối quan hệ dì ghẻ con chồng nữa. Mẹ con Cám dè bỉu: "Chuông khánh còn chẳng ăn ai.." và khi Tấm ướm chân vừa vào chiếc giày kì diệu thì đã vi phạm cái trật tự giàu nghèo ở đậy. Rõ ràng chúng cho rằng chúng cho rằng cái trật tự "mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre" không thể thay thế cái "chuông khánh của chúng. Do đó chi tiết Tấm ướm chân vừa giày như in thì mâu thuẫn đã được đẩy lên quyết liệt, và chúng có thể nhúng tay vào bất kì tội ác nào. Vì thế mà ta có thể hiểu tại sao chưa hết quãng đời mã Tấm đã bị mẹ con Cám giết tới 4 kiếp. Giết một cách tàn nhẫn, cuối cùng đốt thành tro bụi cũng chưa yên tâm. Ta nhớ lời mụ dì ghẻ nói với Cám:" Bóp chết chim đi, chôn lông cho mất tích ". Tiếng hót chim vàng anh có là gì đối với những trái tim đầy máu độc. Bóng xoan đào rợp mát cũng không che được lòng dạ ghen tuông. Tiếng khung cửi kẽo kẹt càng làm cho trái tim của những bọn giết người dùng sục bạo tàn. Cám lấy chồng Tấm đâu phải do tình yêu cháy bỏng mà đó là sự trả thù sống còn của hai giai cấp. Nếu không thế, làm sao mà mụ dì ghẻ cũng hăm hở ướm giày như những cô gái trẻ. Và, khi thất bại, chúng liều cả việc đánh tráo vợ vua.

    Trước hoàn cảnh của Tấm, mẹ con Cám hùa nhau làm tội ác nhưng chưa bao giờ tỏ ra chúng có sức mạnh. Chúng trút giỏ cá đầy nhưng con cá bống vãn sót. Chỉ một con bống nhỏ hai mẹ con cùng bắt, nhưng vẫn thất bãi. Dấu vết của tội ác vẫn còn, đó là vết máu đỏ đọng trên mặt nước, mãi mãi không tan. Cả đến lúc bước vào lầu son gác tía của vương quyền, chúng vẫn tỏ ra không có gì vững vàng. Cung vua cũng không thuộc về chúng. Chim chóc ở vườn vua đến với chúng không phải để ca hót mà để nguyên rủa. Tiếng võng trưa hè cũng cất lời đay nghiến chúng, Đó không chỉ là hiện thân của linh hồn cô Tấm mà còn là tiếng kê phẫn nộ của nhân dân đòi công lý.

    Có nhiều vẫn đề đánh giá chi tiết Tâm trừng phạt mẹ con Cám. Có bản kể mẹ con Cám xấu hổ tự tử, cũng có bản kể Tấm dội nước sôi giết cám, có bản kể Tấm gửi mắm là xác của Cám về cho mụ dì ghẻ. Chúng ta không nói đó là một chi tiết nghệ thuật đẹp, nhưng có thể chấp nhân được." Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo", đó là công lí, lẽ phải thông thường. Sự trừng phạt của Tấm dành cho mẹ con Cám cũng là hình phạt của công lí đối với cái ác. Kẻ có tội ác tày trời không thể chỉ trừng phạt nhẹ nhàng được. Truyện dưới hình thức là mâu thuẫn gia đình bình thường giữa dì ghẻ con chồng đã lôi ra ánh sáng cái hình thù xấu xí của giai cấp bóc lột nhưng mới chỉ là một cặp mẹ con địa chủ độc ác nhưng hình dáng cả một tổ chức, bộ máy đàn áp mà cung đình phong kiến kia dựng lên để đàn áp người dân thì chưa chỉ rõ ra được. Ta cũng chỉ thấy những tính xác tham lam, lọc lừa, độc ác.. nhưng chưa thấy được những thủ đoạn tàn nhẫn, thủ đoạn bóc lột chính. Trong kho tàng dân gian Việt Nam, ta ít gặp kiểu người phụ nữ độc ác. Những nhân vật như mẹ con Cám nói chung là hiếm. Do đó hình ảnh mụ dì ghẻ là một hình tượng đáng lưu ý trong kho tàng cổ tích dân gian.

    Tấm Cám là một thành tựu rực rỡ trong kho tàng cổ tích Việt Nam. Truyện đã lưu truyền và gọt giũa qua nhiều năm và được mọi người ưa thích. Biến cái đau khổ của con người trở thành cuộc đấu tranh dẻo dai và thắng lợi. Nó phản ánh một hoài bão sâu xa cảu con người bi áp bức vào một tương lai tươi sáng. Tác giả theo phong cách truyện không nặng về tâm lí nhân vật mà thiên về hành động và tính cách nhân vật. Việc thiết lập tuyến nhân vật song song đối lập nhau làm cho hành động và tính cách các giai cấp trở nên rõ rệt. Bên cạnh những chi tiết như khung cửi kẽo kẹt, những tiếng gọi gà, gọi bống đầy thi vị thì việc rơi giày và ướm giày phổ biến ở nhiều quốc gia. Nhưng khác với văn phong nước ngoài, khi nhân vật nữ chính ướm xong giày và sống hạnh phúc thì Tấm còn phải đấu tranh một quãng thời gian dài qua 4 kiếp mới được hạnh phúc. Vì vật, tác giả dân gian đã vượt qua khoảng thời gian mấy ngàn năm để nói với ta rằng: Muốn hạnh phúc thì phải đấu tranh.

    Ước mơ của nhân dân xưa trong truyện Tấm Cám giờ đây đã trở thành sự thật trọn vẹn càng ngày càng sáng tỏ trong nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam anh hùng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...