Cảm Nhận Về Bài Thơ Tiếng Vọng - Nguyễn Quang Thiều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 18 Tháng mười hai 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,952
    Tác giả - Tác phẩm:

    Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ngoài lĩnh vực sáng tác thơ ca, ông còn là một nhà văn sáng tác các thể loại như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và báo chí. Ông hiện nay là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi.

    Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch. Tiểu thuyết "Kẻ ám sát cánh đồng" được hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ phim: "Chuyện làng Nhô" từng phát sóng trên VTV trong những năm 1998.

    Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: "Tiếng Vọng"

    Tiếng vọng là một trong số những tác phẩm, nổi tiếng, tiêu biểu của Nguyễn Quang Thiều được in trong sách giáo khoa. "Tiếng vọng" không chỉ là nỗi lòng, tình cảm trong thơ mà trong cuộc đời cầm bút của Nguyễn Quang Thiều vẫn còn những "tiếng vọng" chưa bao giờ ngừng nghỉ.

    Nội dung bài thơ:

    Tiếng vọng là bài thơ của Nguyễn Quang Thiều nói về sự vô tâm, thờ ơ của con người trước cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Bài thơ không chỉ là nỗi lòng, suy tư của tác giả trước thế thái nhân tình, mà còn là thông điệp ý nghĩa tác giả muốn gửi gắm đến mọi người, đừng vô tâm trước sinh linh bé nhỏ trong cuộc sống. Sự ân hận luôn đến muộn màng, nên ngay từ bây giờ ta hãy gieo trồng những hạt giống mang giá trị tốt đẹp để mai sau không phải hối tiếc về bất cứ điều gì.

    Cảm Nhận Về Bài Thơ Tiếng Vọng - Nguyễn Quang Thiều

    Con chim sẻ nhỏ chết rồi

    Chết trong đêm cơn bão về gần sáng

    Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

    Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

    Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.

    Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú

    Không còn nghe tiếng cánh chim về

    Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.

    Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt

    Một con mèo hàng xóm lại tha đi

    Nó để lại trong tổ những quả trứng

    Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.

    Đêm đêm tôi vừa chợp mắt

    Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh

    Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

    Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

    [​IMG]

    "Tiếng vọng" là bài thơ thể hiện rõ thái độ, cách nhìn nhận, quan điểm của tác giả về sự lãnh đạm, vô cảm của con người trước những sự vật, sự việc nhỏ bé trong cuộc sống. Mở đầu bài thơ, tác giả dùng hình ảnh chân thực, giản đơn, gần gũi: "Con chim sẻ nhỏ" Thường các tác giả khác mở đầu bài thơ để nói về sự sống, những điều vui tươi, tốt đẹp, còn Nguyễn Quang Thiều thì ngược lại, ông mở đầu câu thơ nói về cái chết của con chim sẻ hết sức tội nghiệp, đáng thương: "Chết trong đêm cơn bão về gần sáng" để từ đó phê phán sự vô tâm, thờ ơ, ích kỷ, nhỏ nhen của con người:

    "Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

    Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

    Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi."​

    Trước cái chết đau đớn của con chim chim sẻ, con người ở trong chăm ấm, nệm êm mặc kệ, chẳng màng tiếng kêu đầy thương tâm của chú chim sẻ nhỏ: "Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi" Sự thản nhiên, vô tâm đó đã dẫn đến cái chết của con chim sẻ: "Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi." Chính cái đêm, ông nghe thấy tiếng kêu cầu cứu của chim sẻ, nhưng vì sự ấm áp của gối chăn khiến ông chìm vào giấc ngủ ngon. Tác giả sử dụng hình ảnh: "Chim sẻ nhỏ" tượng trưng cho những con người vô danh, thân phận nhỏ bé trong xã hội. Khi chú chim bé nhỏ chết, ông đã hối hận, tự dằn vặt bản thân trong đau khổ vì đáng lẽ ra ngay lúc đó ông có thể cứu vớt được sự sống, nhưng chính ông lại cự tuyệt, hủy diệt đi sự sống:

    "Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú

    Không còn nghe tiếng cánh chim về

    Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.

    Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt"​

    Tác giả dùng chi tiết, hình ảnh: "Chiếc tổ cũ trong ống tre" gợi hình, gợi cảm để nói về sự trống vắng, lạnh lẽo, mọi thứ bỗng trở nên vắng lặng, im lìm khi không còn nghe thấy tiếng chim hót hàng ngày. Nỗi đau đớn, nấc nghẹn khi tác giả thể hiện thông qua các câu thơ giàu tự sự để nói lên niềm thương, nỗi lòng xót xa trước cái chết của con chim sẻ nhỏ:

    Một con mèo hàng xóm lại tha đi

    Nó để lại trong tổ những quả trứng

    Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.​

    Cảnh tượng đầy ám ảnh, nỗi đau đớn khôn nguôi khi nhân vật tôi để cho chú chim sẻ nhỏ chết. Còn đâu âm thanh quen thuộc hàng ngày, còn đâu hình ảnh thân thương thuở nào. Tất cả như chìm vào kí ức, chỉ còn nỗi ức hận, hối tiếc cứ dai dẳng. Nó ra đi để lại tổ những quả trứng, những con chim non chẳng ra đời. Cái chết của chú chim sẻ đồng nghĩa với nhiều sinh linh bé nhỏ khác chẳng thể ra đời. Nếu chú chim sẻ được cứu sống thì mọi chuyện đã khác đi. Nhân vật tôi vì sự mải miết tận hưởng cho bản thân mà bán rẻ đi sự sống của chú chim sẻ.

    "Đêm đêm tôi vừa chợp mắt

    Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh

    Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

    Tiếng lăn như đá lở trên ngàn."​

    Đêm đến, âm thanh hãi hùng, đầy đớn đau của chú chim sẻ lại ùa về trong tâm trí của nhân vật tôi. Tiếng đập cánh đầy khẩn cầu, xin cứu vớt, cái lạnh tái tê, giá buốt tâm hồn. Cái lạnh từ sự vô tâm của con người mới thực sự đáng sợ hơn cái lạnh của thời tiết. Tiếng đập cánh trở nên yếu ớt, nhỏ dần, nhưng nỗi đau để lại thì càng nhiều hơn gấp bội. Những tiếng gọi mẹ thảm thiết, cứ thế vang vọng, tiếp diễn, không có điểm dừng trong tâm trí của nhân vật tôi.

    Nguyễn Quang Thiều sử dụng ngôn từ, lối kể chuyện gần gũi, chân thực, giúp người đọc liên tưởng đến những con người có số phận bất hạnh trong xã hội. Tác giả sử dụng hình ảnh chú chim sẻ nhỏ để nói lên ước muốn, hy vọng nhỏ bé của những con người có số phận hẩm hiu. Qua hình ảnh chú chim sẻ nhỏ, tác giả phê phán những người vô tâm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. "Tiếng vọng" chính là tiếng kêu khẩn thiết, báo động sự vô tâm đang ngày càng làm phai mờ đi phẩm chất cao quý, giá trị tốt đẹp của con người.

    Phải tinh tế, giàu tấm lòng, tình yêu thương tác giả mới dùng những hình ảnh nhỏ bé để nói lên tư tưởng, tầm vóc lớn lao. "Tiếng vọng" xuất phát từ trái tim tác giả như lời kêu gọi khẩn cầu, mọi người hãy cùng nhau sẻ chia, giúp đỡ, đùn bọc và yêu thương nhau, bởi mọi thứ có thể thay đổi, mất đi duy chỉ có tình người là còn mãi.

    Theo thời gian, tiếng vọng có sức lan tỏa, chạm đến biết bao trái tim người đọc như lời nhắc nhở mỗi người, hãy suy nghĩ, nhận thức và hành động đúng đắn, đừng để phạm sai lầm không thể cứu vãn rồi mới thấy hối tiếc. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi ta biết sống, hy sinh vì những mục tiêu cao đẹp. Đừng để sự ích kỷ, nhỏ nhen lấn át, chết giết ta từng giây từ phút trong cuộc đời.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng mười 2023
  2. Ột Éc

    Bài viết:
    2,952
    Bài thơ: "Tiếng vọng" của Nguyễn Quang Thiều chứa đựng bài học, triết lý sâu sắc khi tác giả mượn hình ảnh cái chết của con chim sẻ để gián tiếp phê phán căn bệnh vô cảm trước nỗi đau, sự mất mát của người khác đang ngày càng khiến con người đánh mất đi phẩm chất, đời sống tâm hồn. Thông qua bài thơ, tác giả gửi gắm thông điệp đến mọi người, hãy luôn quan tâm, lắng nghe, giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau. Cuộc sống chỉ trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn khi ta biết nhìn đời bằng đôi mắt tỉnh thức, sống có tấm lòng nhân ái, biết bao dung, vị tha cho lỗi lầm của nhau.

     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...