Định hướng: 1. Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, bài thơ - Khái quát giá trị nội dung bài thơ 2. Thân bài: *Giới thiệu hoàn c ảnh sáng tác: Bài thơ Ngắm trăng nằm trong tập "Nhật kí trong tù", được Người viết trong giai đoạn 1942 - 1943, khi đang bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch ở trung Quốc. Tập thơ không chỉ ghi lại những gian khổ Người trải qua mà còn ghi lại cả hình ảnh một thi nhân với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết cùng tinh thần lạc quan đến phi thường trong Bác. * Cảm nhận về nội dung - Cảm nhận về hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt của Bác - Cảm nhận về tâm trạng bối rối của Bác khi bắt gặp ánh trăng đẹp * Cảm nhận tình yêu trăng của Bác: Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. Phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. Bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng. - Ý nghĩa 2 câu thơ: Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân yêu trăng, khao khát tự do. * Cái đẹp của nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, bộc lộ trực tiếp tâm trạng của nhân vật trữ tình. - Hai câu thơ 3, 4 đối nhau thể hiện sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh. - Ánh trăng ẩn dụ cho ánh sáng tự do, hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một lòng muốn giải phóng dân tộc. Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước 3. Kết bài: - Cảm nhận chung về bài thơ - thi phẩm văn học kiệt tác, bất hủ Bài làm 1 (Đề tập làm văn, môn ngữ văn: Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh) Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại, vị Cha già kính yêu kính yêu của dân tộc Việt Nam mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Một trong những thi phẩm nổi tiếng của Bác thể hiện tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung lạc quan, khát vọng tự do của Bác ngay trong cảnh ngục tù đọa đày, tối tăm là bài thơ Ngắm trăng – Vọng Nguyệt. Bài thơ Ngắm trăng nằm trong tập "Nhật kí trong tù", được Người viết trong giai đoạn 1942 - 1943, khi đang bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch ở trung Quốc. Tập thơ ấy không chỉ ghi lại những gian khổ Người trải qua mà còn ghi lại cả hình ảnh một thi nhân với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết cùng tinh thần lạc quan đến phi thường trong Bác. Ngắm trăng là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Đó là cái thú thanh cao, tao nhã của những tâm hồn cao đẹp. Người xưa thường ngắm trăng, nhận ra vẻ đẹp của trăng trong trạng thái tâm hồn thư thái, thảnh thơi, giữa trời đất bao la. Người xưa uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, đối thơ nơi vườn hoa, nơi khuê các còn Bác ngắm trăng trong ngục tù, nơi ấy không có "tửu", không có "hoa", mà chỉ có xiềng xích và bóng tối. Nhưng trong bài thơ, hoàn cảnh ngắm trăng của Bác là khung cảnh nơi chốn tù giam đầy đau thương: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa (Trong tù, không rượu, cũng không hoa) Bác ngắm trăng khi đang là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ: Hai tay còn bị xiềng, hai chân bị xích, cũng còn có khi "ghẻ lở mọc đầy thân", tiều tụy như "quỷ đói".. Như vậy, ngoại trừ ánh trăng, trong tù thiếu tất cả những điều kiện cần cho một cuộc thưởng trăng: Không rượu, không hoa, không tự do, không bạn hiền.. Nhưng Bác vẫn hướng tâm hồn vẫn dạt dào trước vẻ đẹp vầng trăng sáng hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ giản dị nhưng thể hiện cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng của người yêu trăng chốn lao tù. Ánh trăng trước cửa ngục mang đến cho Bác cảm xúc bối rối: Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào) Câu thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ba chữ "nại nhược hà" làm nổi bật cảm xúc bâng khuâng, cái xốn xang, bối rối, xao xuyến, xúc động của Bác trước vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên. "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Câu thơ dịch" Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ "là câu khẳng định, thể hiện tâm thế đón nhận vẻ đẹp của trăng có phần bình thản nên không thể chuyển tải hết trạng thái cảm xúc của con người trước vẻ đẹp của đêm trăng. Còn câu " Đối thử lương tiêu nại nhược hà? " là câu nghi vấn nhấn mạnh cảm xúc bâng khuâng, sự xốn xang, rối bời, có chút hối hả của người tù. Từ phòng giam tăm tối, qua song sắt nhà tù, Bác hướng tới vầng trăng, ngắm ánh sáng của vầng trăng tròn, đẹp: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ) Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác. Xiềng xích, gông cùm không khóa được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng, ngắm người bạn tri kỉ của mình. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ" hướng "làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn. Câu thơ đã làm nổi bật lên phong thái, cốt cách, bản lĩnh của Bác. Cho thấy" Ngắm trăng "không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần đích thực của một người tù – người chiến sĩ cách mạng. Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm Bác: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. (Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ) Ở đây, vầng trăng không còn là một thực thể vô tri, vô cảm mà đã được nhân cách hóa thành một con người, cũng biết nhìn, ngắm Bác, trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của Bác, vượt qua sông sắt ngục tối để thăm Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như một đôi bạn thân thiết. Câu 3 và 4 trong nguyên tác được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ. Cả hai câu thơ đều có từ" song "chỉ song sắt nằm giữa câu như chính bức song sắt nhà tù muốn ngăn sự gặp gỡ giữa" thi nhân "và" minh nguyệt ". Sự đối từ, đối nhịp và kết cấu đăng đối đã làm nổi bật sự giao hòa sóng đôi khăng khít giữa trăng và nhà nghệ sĩ. Hình ảnh trăng trong bài thơ còn ẩn dụ cho cuộc sống tự do, ẩn dụ cho hòa bình, cho sự thắng lợi tất yếu của cách mạng. Sự nghiệp cách mạng có gian khổ, có đổ máu, hi sinh nhưng sẽ tất thắng. Đó cũng là niềm tim mãnh liệt của Bác với tương lai nước nhà. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm, giao hòa giữa thiên nhiên và con người đã xuất hiện một sự hóa thân kì diệu, Bác – người tù đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp, dạt dào cảm úc, ý vị, thể hiện một tư thế ngắm trăng ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do hiếm thấy của người tù cách mạng, nhà nghệ sĩ vĩ đại. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem (Còn nữa)