Cảm Nhận Về Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta - Trần Đăng Khoa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 16 Tháng mười 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,953
    Cảm Nhận Về Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta Của Trần Đăng Khoa

    Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

    Có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát

    Ngọt bùi đắng cay..

    Hạt gạo làng ta

    Có bão tháng bảy

    Có mưa tháng ba

    Giọt mồ hôi sa

    Những trưa tháng sáu

    Nước như ai nấu

    Chết cả cá cờ

    Cua ngoi lên bờ

    Mẹ em xuống cấy..

    Hạt gạo làng ta

    Những năm bom Mỹ

    Trút trên mái nhà

    Những năm cây súng

    Theo người đi xa

    Những năm băng đạn

    Vàng như lúa đồng

    Bát cơm mùa gặt

    Thơm hào giao thông..

    Hạt gạo làng ta

    Có công các bạn

    Sớm nào chống hạn

    Vục mẻ miệng gàu

    Trưa nào bắt sâu

    Lúa cao rát mặt

    Chiều nào gánh phân

    Quang trành quét đất..

    Hạt gạo làng ta

    Gửi ra tiền tuyến

    Gửi về phương xa

    Em vui em hát

    Hạt vàng làng ta..

    [​IMG]

    Bài thơ: "Hạt gạo làng ta" được chia làm 5 khổ:

    Khổ 1: Từ đầu cho tới ngọt bùi đắng cay: Giá trị của hạt gạo

    Khổ 2: Từ Hạt gạo làng ta cho đến giọt mồ hồi sa: Những khó khăn, vất vả, đắng cay mới có được hạt gạo.

    Khổ 3: Từ những năm bom Mĩ cho đến thơm hào giao thông: Ý chí, nghị lực, kiên cường vượt khó trong những năm chiến tranh để giữ gìn, bảo vệ hạt gạo.

    Khổ 4: Tiếp theo cho đến quang trành quét đất: Đóng góp, tình yêu của thế hệ thiếu nhi dành cho hạt gạo.

    Khổ 5: Phần còn lại: Niềm vui, hạnh phúc của người nông dân trước mùa màng bội thu.

    Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở Nam Sách, Hải Dương. Ông biết đến là thần đồng thơ ca, khi chỉ mới 8 tuổi đã có tác phẩm được đăng báo và hai năm sau, tập thơ "Góc sân và khoảng trời" của ông được xuất bản bởi Nhà xuất bản Kim Đồng.

    Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống Mĩ (1954-1975) viết bởi tác giả Trần Đăng Khoa vào năm 1971. Lúc ấy, nước ta còn nghèo, còn phải chịu đói nên hạt gạo rất quý.

    "Hạt gạo làng ta" là bài thơ nổi tiếng của Trần Đăng Khoa, in trong tập Góc sân và khoảng trời vào năm 1968. Tác giả sử dụng thể thơ bốn chữ. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu, dễ tiếp nhận phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Hình ảnh "hạt gạo" trong bài thơ được tác giả sử dụng, miêu tả gần gũi, mộc mạc với người nông dân. Hạt gạo trong bài thơ biểu trưng cho hạt ngọc quê hương, tác giả bày tỏ tấm lòng biết ơn, yêu thương, trân quý đối với người nông dân lao động vất vả, nhọc nhằn ngày đêm.

    Tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện thông qua hình ảnh: "Hạt gạo làng ta". Hình ảnh ấy gắn liền với kí ức, tuổi thơ quê hương tươi đẹp, công sức lao động nhọc nhằn, vất vả của biết bao thế hệ đi trước chỉ để giữ gìn, bảo vệ hạt gạo khỏi chiến tranh, bom đạn đau thương, chết chốc, thảm khốc.

    Hạt gạo có ý nghĩa, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn để duy trì sự sống của con người. Mỗi khi ăn từng bát cơm, ta hãy luôn tâm niệm lòng biết ơn vô hạn, vì đó chính là sức lao động, mồ hồi, nước mắt của người dân đã cực khổ nắng mưa dãi dầu chỉ để mang đến cho ta hạt gạo thơm ngon.

    Đọc bài thơ tôi xúc động, nghẹn ngào vì tính giáo dục trong bài rất cao. Thiếu nhi khi đọc bài thơ này sẽ hình thành, suy nghĩ, nhân cách, lòng yêu, trân trọng những người nông dân. Giữa lúc chiến tranh, hạt lúa chín vàng nặng trĩu vẫn hiên ngang, dũng cảm không bao giờ chịu khuất phục. Cây lúa là biểu tượng cho sức mạnh, ý chí, kiên cường của người nông dân. Hình ảnh cây lúa mộc mạc, giản đơn nhưng đã nói lên được tâm tư, tình cảm của những người lao động.

    Câu hát mẹ ru con ngủ mang đậm tình thương yêu vô bờ bến được nhà văn ca ngợi. Những vẻ đẹp giản đơn, bình dị, người nông dân chân chất, thật thà luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi ta vô tình không để ý hoặc bỏ quên. Bài thơ gợi nhắc ta hãy cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp nông quê, ta sẽ thấy thư thái và bình yên hơn.

    Phải có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người lớn lao tác giả mới sáng tác nên bài thơ: "Hạt gạo làng ta". Một bài thơ mà bất kể ai đọc cũng cảm nhận được tình yêu thương, thêm trân quý thành quả hạt gạo chứa đựng biết bao công lao, hy sinh của người nông dân trong công cuộc giữ gìn bảo vệ quê hương, đất nước. Và hạt gạo là thức ăn nuôi ta lớn lên hàng ngày, nên nhất định ta phải luôn ghi nhớ công ơn người nông dân đã không quản ngày đêm, nắng mưa chỉ để nuôi dưỡng, mang đến hạt gạo thơm ngon cho bao người.

    Những miêu tả chân thực của tác giả về hạt gạo làng ta khiến bao người đọc không khỏi xúc động và thêm yêu thương người nông dân tần tảo, tay lấm chân bùn. Những câu hát ru của mẹ đậm tình quê hương chân chất, thật thà. Chính tình cảm, tình yêu thương xuất phát từ bên trong nên nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ này thật sâu sắc, ý nghĩa, giúp ta thêm trân quý hạt gạo, thấu hiểu công sức người nông dân đã góp phần tạo nên hạt gạo.

    Tác giả muốn củng cố tình yêu thương quê hương, đất nước cho bao thế hệ thiếu nhi để cùng giữ gìn, nâng niu hạt gạo mà tác giả ví là "hạt vàng làng ta". Tác giả so sánh hạt gạo quý giá như hạt vàng. Điều đó làm nổi bật ý nghĩa, tầm quan trọng của hạt gạo đối với đời sống của người nông dân. Tác giả đã chứng kiến, trải qua cảnh tát nước, bắt sâu, gánh phân nên thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ bao khó khăn, vất vả của người nông dân. Đây là bài thơ vô cùng xúc động nhưng không kém sâu sắc, triết lý khi tác giả miêu tả cụ thể từng chi tiết, hình ảnh, nội dung tinh tế, chân thực, gần gũi.

    Thông điệp ý nghĩa tác giả gửi đến độc giả, hãy luôn yêu thương quê hương, đất nước, con người. Quê hương luôn là nơi mang đến sự thoải mái trong tâm trí. Nếu như hôm nay ta cảm thấy mệt mỏi, bi quan, chán nản thì hãy ngồi xuống ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên hữu tình, quan sát cuộc sống của người nông dân lao động, ta sẽ có thêm sức mạnh, nguồn năng lượng tích cực và ta sẽ nhận ra, hạnh phúc không ở đâu xa xôi mà hạnh phúc nằm ở ngay hiện tại, bây giờ và ở đây.



    Xem thêm: Đọc Hiểu Hạt Gạo Làng Ta - Trần Đăng Khoa

    Xem tiếp bên dưới..
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng năm 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Ột Éc

    Bài viết:
    2,953
    Nghệ thuật trong bài thơ Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa

    Mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng hình ảnh: "Hạt gạo" gần gũi, mộc mạc, thân thương để bày tỏ tình cảm, tấm lòng biết ơn, tình yêu thương, trân quý sự hy sinh đối với người nông dân đã không quản ngại gian khổ, vất vả, nhọc nhằn mang lại "hạt gạo" no ấm cho mọi người. Trần Đăng Khoa viết theo lối thơ hiện đại hết sức tự nhiên, tinh tế và sâu sắc. Thể thơ bốn chữ được tác giả thể hiện từ đầu tới cuối bài thơ theo mạch nguồn cảm xúc giản dị, chân chất, đậm tình miền quê.

    Điệp ngữ: "Hạt gạo làng ta", "có", "những", "gửi" có tác dụng nhằm nhấn mạnh, nói lên vẻ đẹp thiên nhiên, quê hương hữu tình, sức sống dẻo dai của cây lúa, sự kiên cường, dũng cảm của người nông dân trong thời kì bon đạn, chiến tranh và ca ngợi, đề cao tầm quan trọng, giá trị ý nghĩa của hạt gạo mang đến cho mọi người.

    Trong bài thơ tác giả sử dụng biện pháp so sánh: "Nước như ai nấu", "vàng như cánh đồng" giúp câu thơ gợi hình gợi cảm, trở nên sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Hình ảnh mang tính đối lập giữa "Cua ngoi lên bờ" với "Mẹ em xuống cấy". Từ đó ta thấy sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó của người mẹ trong việc trồng cấy lúa.

    Trong giai đoạn nước ta còn nghèn nàn, người nông dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước, hình ảnh: "Hạt gạo" hiện lên trong bài thơ như sản vật vô giá mà tạo hóa, thiên nhiên ban tặng cho con người. "Hạt gạo" trở nên ngon hơn khi thấm đượm tình quê, có hương thơm hoa sen, gắn liền với lời hát ru chan chứa tình yêu thương của mẹ.

    Xúc động nhất là hình ảnh các em nhỏ còn đeo khăn quàng đỏ không chỉ biết sắp xếp việc học mà còn giỏi phụ giúp gia đình công việc như: "Bắt sâu", "gánh phân".. Ở cái tuổi ăn tuổi học mà các em đã ý thức được vai trò, trách nhiệm, ý nghĩa trong việc lao động, giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên. Những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ được tác giả miêu tả hết sức chân thực, sinh động bằng cái nhìn sâu sắc, tinh tế, giàu tấm lòng, tình cảm dành cho quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

    Bài thơ là lời cảm ơn xuất phát từ trái tim chân thành của tác giả Trần Đăng Khoa gửi đến các thế hệ người nông dân đã không quản ngại hy sinh, bỏ công sức lao động bất kể thời tiết nắng hay mưa, chân lấm tay bùn để góp phần tạo nên hạt vàng vô giá.

    Xem tiếp bên dưới..
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng bảy 2023
  4. Ột Éc

    Bài viết:
    2,953
    Đề: Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa

    Bài Làm

    Đoạn văn tham khảo 1

    "Hạt gạo làng ta" là bài thơ thấm đượm tấm lòng, tình cảm yêu thương, biết ơn, trân quý của tác giả dành cho những người nông dân cần lao, vất vả, nhọc nhằn đã tạo nên hạt gạo để mọi gia đình đều có bữa cơm thơm ngon. Để mang được hạt gạo đến với mọi người là cả một hành trình đầy gian nan, chông gai và thử thách của người nông dân phải đối mặt và vượt qua. Với đức tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng, dẻo dai, chịu khó người nông dân ấy đã làm nên tất cả bằng chính đôi bàn tay, mồ hôi nước mắt, sức lao động của mình. "Hạt gạo làng ta" không chỉ ca ngợi, đề cao người nông dân, mà còn mang nhiều giá trị vật chất, tinh thần đối với mọi người. Tác giả ví hạt gạo làng ta như là hạt vàng, viên ngọc tỏa sáng gắn liền với những giá trị truyền thống văn hóa vẻ vang, tốt đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta. Lối viết trẻ trung, hiện đại, nhưng vô cùng gần gũi, giản dị, mộc mạc giúp người đọc dễ lĩnh hội được nội dung ý nghĩa, sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng bảy 2023
  5. Ngọc kem

    Bài viết:
    1
    Hãy giải thích từng khổ trong bài thơ hạt gạo làng ta.

    Bài làm


    Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Cửa sông kinh thầy

    Có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát.

    • Khổ thơ này nói về hạt gạo được những người nông dân gieo trồng. Nói lên màu mỡ, đất tốt phù sa và bên cạnh đó là những hương sen bay tỏa hương thơm ngào ngạt trên cánh đồng. Có những lời ru, lời hát từ người mẹ ru con ngủ.
     
    Diggory thích bài này.
    Last edited by a moderator: 26 Tháng bảy 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...