Nói đến anh hùng, chúng ta thường liên tưởng đến những nhân vật thần thoại có sức mạnh phi thường, có tài, có đức, có dũng khí và làm nên những kì tích đặc biệt được người đời kính phục. Định nghĩa về người anh hùng được mở rộng hơn qua góc nhìn của Nguyễn Du, là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà văn, nhà thơ ở thời kì trung đại. Đó là hình tượng người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ, mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ dám làm.. được thể hiện qua đoạn trích "Chí khí anh hùng" Chí khí anh hùng được trích từ Truyện Kiều - Nguyễn Du từ câu 2213-2230 trong phần gia biến và lưu lạc. Sau khi Từ Hải cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh, cả hai đã tìm thấy sự hòa hợp về tâm hồn. Ở họ vừa có sự thấu hiểu chân thành vừa có sự đồng cảm sâu sắc cho nhau. Hai khoảng trống về tâm hồn đã được lấp đầy, san sẻ cho nhau bằng tình yêu. Sự tương xứng ấy tạo nên một kết thúc hạnh phúc cho Từ Hải và Thúy Kiều. Nguyễn Du xây dựng Từ Hải là nhân vật lí tưởng có cốt cách phi thường. Sống trong hạnh phúc yêu thương, khi hơi ấm tình cảm vợ chồng ở độ mặn nồng. Từ Hải vẫn không quên sự nghiệp lớn, chí làm trai: "Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương, Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong." Sau nửa năm ngọt ngào cùng với Thúy Kiều, Từ Hải "thoắt đã động lòng bốn phương", mong muốn nhanh chóng lên đường tạo lập công danh: "Bốn phương." Ngụ ý chỉ không gian to lớn, thoáng đãng, thỏa chí tan bồng của người quân tử với mục đích nâng tầm vóc của người anh hùng ngang với tầm vóc vũ trụ. Từ Hải khao khát được tung hoành ngang dọc, vùng vẫy ở bốn phương "trời bể mênh mang" với cái nhìn sáng suốt, rộng lớn. Cùng với "thanh gươm" : "Yên ngựa." Chàng đã vào tư thế hiên ngang, sẵn sàng lên đường "thẳng rong" để theo đuổi khát vọng. Khát vọng ấy là sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản. Cho dù Thúy Kiều là người sâu sắc và thấu hiểu đến mức nào, thì vẫn không thể thoát khỏi việc quyến luyến trước cảnh chia xa, nàng một mực xin đi theo để làm tròn bổn phận của người vợ: "Nàng rằng: Phận gái chữ tòng. Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi." Từ Hải vẫn quyết tâm một mình ra đi. Chàng đã trách khéo nàng "tâm phúc tương tri" hai người đã hiểu rõ nhau rồi, cần gì phải quan tâm đến chuyện "tam tòng" như "nữ nhi thường tình". Rồi chàng động viên Thúy Kiều phải vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng là vợ anh hùng, ở nhà đợi tin vui: "Bao giờ mười vạn tinh binh Tiếng chuông dậy đất bóng tinh rợp đường Làm cho rõ mặt phi thường Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia." Tiếng gọi của hoài bão, sự nghiệp đã thôi thúc Từ Hải quyết tâm nhanh chóng lên đường, hứa hẹn với Thúy Kiều về một tương lai tươi đẹp và thành công. Những hình ảnh mang tính ước lệ như "mười vạn tinh binh" : "Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường." Cho thấy được khát vọng lớn lao và đầy tự tin của Từ Hải. Còn bây giờ giữa trời đất bao la bốn bể không nhà, nàng mà đi theo chỉ làm bận tâm thêm, huống chi chưa biết rõ là đi đâu. "Bằng nay bốn bể không nhà Theo càng thêm bận biết là đi đâu" Vì vậy nàng hãy đành lòng chờ đợi chỉ một hai năm. Từ Hải cũng rất tự tin quả quyết rằng sẽ hoàn thành sự nghiệp bá vương trong vòng một năm. Quá đó mà ta thấy được tính cách "đầu đội trời chân đạp đất" : "Dám nghĩ dám làm." Của người anh hùng Từ Hải: "Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau vội gì Quyết lời dứt áo ra đi Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" Đằng sau Từ Hải là mái ấm gia đình, là người phụ nữ, là người tri kỉ nhưng tư thế chàng ra đi không hề lưu luyến, bịn rịn mà ngược lại, đầy dứt khoát: "Quyết lời dứt áo ra đi." Hình ảnh Từ Hải ra đi mang tầm vóc vũ trụ được Nguyễn Du xây dựng với bút pháp lý tưởng hóa: Mở đầu bằng hình ảnh "Thanh gươm, yên ngựa" cùng với "trời bể mênh mang, và kết thúc bằng hình ảnh cánh chim tung cánh bay cùng" gió mây "chinh phục" dặm khơi ". Ở đây tác giả đã sử dụng kết cấu đầu cuối tương ứng góp phần làm nổi bật tầm vóc của người anh hùng Từ Hải. Nguyễn Du còn miêu tả hình ảnh người anh hùng Từ Hải với lời nói, cử chỉ khi ra đi đầy quả quyết và dứt khoát của một đại trượng phu. Với bút pháp lãng mạn và lý tưởng hóa, tác giả đã xây dựng thành hình tượng nhân vật Từ Hải – người anh hùng hoàn hảo trong giấc mơ của ông về công bằng, tự do. Bên cạnh đó, Nguyễn Du cũng đồng thời sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng như:" trượng phu "," thanh gươm yên ngựa "," mặt phi thường ", (chim) bằng," lên đường thẳng rong "," quyết lời dứt áo ra đi "Từ Hải còn là người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ thông qua nghệ thuật tương phản, đối lập quen thuộc của bút pháp lãng mạn. Đối lập giữa hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn như:" bốn phương "," trời bể mênh mang "," gió mây "," dặm khơi"và hình ảnh Từ Hải: Một người, một gươm, một ngựa hay chim bằng. Tóm lại, chỉ qua một đoạn trích ngắn, hình tượng, khí phách và ban lĩnh của nhân vật Từ Hải dường như xuất hiện từ một giấc mơ, đó là giấc mơ về chính phía mà hàng triệu người dân nghèo khốn khổ chịu áp bức ngày đêm ấp ủ. Vì vậy, mà khi xây dựng, Nguyễn Du đã có những sáng tạo các phương thức nghệ thuật riêng, để biểu đạt khát vọng của mình và của thời đại – khát vọng về sự tự do, công bằng lẽ phải. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn. Nó góp phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải - nhân vật lí tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Xem thêm: Đăng ký viết bài kiếm tiền cho học sinh
5đ tao nhảy lầu luôn cho xong =]] Thà mày xông ra xong cầm con dao rồi đâm tao chết cho rồi =]] Đừng để tao thấy con 5