Cảm nhận về bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thaohuong, 13 Tháng tám 2021.

  1. thaohuong

    Bài viết:
    49
    Cảm nhận "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

    "Trường Sơn xẻ dọc rọc ngang

    Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng

    Trường Sơn vượt núi băng sông

    Xe đi trăm ngã chiến công bốn mùa

    Trường Sơn đông nắng tây mưa

    Ai chưa đến đó như chưa rõ mình."

    Tố Hữu.

    Có thể nói trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, Trường Sơn – cái tên gọi thiêng liêng- đã trở thành điểm hẹn của bao thế hệ thanh niên. Đó là nơi tuổi trẻ khao khát được đặt chân đến để thể hiện sức trẻ, góp phần vào chiến thắng cho dân tộc. Theo tiếng gọi của non sông, sau khi tốt nghiệp đại học, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã xung phong lên đường và trở thành một người lính. Trường Sơn Và ông đã ghi lại những ấn tượng đậm nét của mình về những chiếc xe không kính và người lính lái xe nơi chiến trường ác liệt này qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969.

    [​IMG]

    Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu cho người đọc hình ảnh của những chiếc xe không kính vẫn ngày đêm lăn bánh trên con đường Trường Sơn ác liệt. Xưa nay trong thơ ca, hình ảnh xe cộ, tàu thuyền khi được đưa vào tác phẩm thường được mỹ lệ hóa, lãng mạn hóa, mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực theo kiểu như:

    "Thuyền ta lại gió với buồm trăng

    Lướt giữa mây cao với biển bằng."

    Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

    Nhưng những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật trong bài thơ này lại được khắc họa rất thực:

    "Không có kinh không phải vì xe không có kinh

    Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi"

    Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trên chiến trường nhưng lại thực sự ấn tượng đối với những ai mới đặt chân đến. Với hồn thơ nhạy cảm và giọng điệu ngang tàng tinh nghịch, Phạm Tiến Duật đã tạo ra hình tượng thơ rất độc đáo thời kháng chiến chống Mĩ nơi tuyến đường Trường Sơn. Câu thơ đầu tiên với điệp ngữ không có kính đã mở ra cái hiện thực thời chiến tranh này. Câu thơ có giọng điệu như một câu văn xuôi với ba từ "không" đã nhấn mạnh tình trạng của chiếc xe là khi sản xuất ra không phải đã thiếu kính chắn gió. Nguyên nhân của tình trạng ấy đã được giải thích bằng một giọng điệu tự nhiên "Bom giật, bom rung kính và đi rồi". Điệp từ "bom" và động từ mạnh "giật", "rung" đã gợi lên sự khốc liệt của bom đạn nơi chiến trường với sức công phá khủng khiếp làm rung động mặt đất, tàn phá mọi vật, làm kính xe vỡ hết. Song dù là vậy nhưng những đợt bom ấy không làm lung lay tinh thần của những người lính lái xe:

    "Ung dung buồng lái ta ngồi

    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"

    Từ láy gợi hình "ung dung" và nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ thứ ba đã gợi lên tư thê hiên ngang, dũng cảm, tự tin coi thưởng hiểm nguy của người lính lái xe. Bom đạn ác liệt là thế mà họ vẫn vững vàng tay lái để ngày đêm đưa xe vào chiến trường. Không có kính, đời sống sẽ hiện lên trước mắt người lính lái xe một cách chân thực nhất. Điệp từ "nhìn" thể hiện sự tập trung cao độ của người lính. Đôi mắt họ nhìn vào đất trời tổ quốc. Họ hướng cặp mắt tới phía trước trong tư thế bình thản, tự nhiên "nhìn thẳng". Họ "nhìn thẳng" vào bom đạn kẻ thù, vào con đường bị tàn phá phía trước. Trong cái "nhìn thẳng" ấy, ta thấy người lính không hề lo âu run sợ, không hề lảng tránh, trốn chạy mà trái lại vô cùng kiên cường dũng cảm sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm:

    "Xe ơi cùng ta bay

    Dù mưa born bao đạn"

    ( "Bài ca lái xe đêm" – TỔ Hữu)

    Người xưa từng nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức". Thiếu đi phương tiện vật chất tối thiểu, người lính lái xe lại có cơ hộ bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp: Lạc quan, dũng cảm, tinh thần vượt khó. Ở khổ thơ thứ hai, cái khó khăn đầu tiên người lính gặp phải khi lái chiếc xe không kính chính là gió:

    "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đẳng

    Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

    Như sa, như ùa vào buồng lái"

    Gió tự do ùa vào buồng lái trong khi chiếc xe lao nhanh trên đường làm cho công việc lái xe trở nên khó khăn hơn. Cụm từ "xoa mắt đắng" và cùng biện pháp nhân hóa trong câu thơ này là một sự sáng tạo mới lạ của tác giả thể hiện cảm giác đôi mắt cay xè, rát bỏng, nước mắt muốn ứa ra vì gió. Điệp từ "nhin - thấy" diễn tả việc người lính cố mở to đôi mắt chống chọi với gió để quan sát phía trước. Cuộc đời của người lính lái xe luôn gắn với con đường, tất cả chỉ có con đường trước mặt. Vì thế cầu thơ "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" là sự cảm nhận rất thật bằng con mắt thường: Khi xe lao đi với tốc độ nhanh, dường như con đường chạy thẳng vào tim theo chiều ngược lại. Song sự cảm nhận ấy còn bằng cả trái tim, bằng tình cảm và sứ mệnh của người chiến sĩ vì con đường phía trước dẫn đến miền Nam – một nửa đất nước chưa được giải phóng:

    "Ôi miền Nam vì sao mỗi lúc

    Mây chiều xa bay giục cánh chim

    Đêm khuya một tiếng bầu, tiếng trúc

    Một câu hò.. cũng động trong tim."

    (Tố Hữu)

    Tình cảm ấy trở thành động lực cho những người lính vượt lên mọi khó khăn. Thiếu đi kính chắn gió, bao vật lạ cứ theo gió ùa vào buồng lái, gây không ít trở ngại, thậm chí nguy hiểm cho công việc lái xe. Từ "đột ngột" kết hợp cùng biện pháp so sánh và động từ mạnh "như sa" "như ùa" đã diễn tả sự xuất hiện nhanh, bất ngờ mức độ xuất hiện rất nhiều vật lạ kia. Khó khăn là thế xog người lính lái xe lại cảm nhận ở một góc độ khác. Từ việc gây khó khăn, ô cửa kính vỡ bỗng tạo nên sự thuận lợi trong cái nhìn đầy lạc quan của người lính. Họ thích thú vì được quan sát, cảm nhận trực tiếp, thiên nhiên trở nên gần gũi hơn. Cả thiên nhiên vạn vật "sao trời" "cánh chim" theo chân anh ra chiến trường. Và con đường ra trận đầy nguy hiểm bỗng trở nên lãng mạn thú vị hơn, "Đường ra trận mùa này đẹp lắm!"

    Không chỉ khổ vì gió, lái chiếc xe không kính, người lính lái xe còn khổ vì bui:

    "Không có kính ừ thì có bụi

    Bụi phun trắng xóa như người già

    Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

    Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha."

    Điệp ngữ "không có kính" lại được lăp lại để nhấn mạnh nguyên nhân tất yếu gây ra "bụi". Đường Trường Sơn vốn là con đường tạm gập ghềnh trắc trở, thường xuyên hứng chịu bom đạn giặc Mĩ nên mặt đường bị cày nát. Những tảng đá, xẻng đất được những chiến sĩ công binh lắp vội để thông xe khiến nó càng trở nên chấp vá. Vì thế mỗi khi xe đi qua bụi bay lên mù mịt. Biện pháp so sánh và giọng thơ hóm hỉnh "Bụi phun tóc trắng như người già" đã miêu tả chính xác cái khó khăn vì bụi của người lái xe. Bụi tha hồ ùa vào buồng lái phủ trắng đầu tóc quần áo song người lính lại đón nhận thật nhẹ nhàng "ừ thì có bụi". Cách nói giàu tính khẩu ngữ thể hiện thái độ chấp nhận khó khăn

    Sao mà thật bình thản. Với họ, những khó khăn này là chuyện tất yếu, điều đương nhiên của cuộc chiến. Vì thế trong những giây phút nghỉ ngơi bên đường, họ chẳng hề khó chịu, chẳng bận tâm gội rửa đám bụi kia mà chia nhau điếu thuốc, "phì phèo" tận hưởng cảm giác thư giãn sau bao vất vả nhọc nhằn của chặng đường dài, vết bụi tấm lem khuôn mặt của người bạn bỗng trở thành trò vui cho mọi người. Tiếng cười sảng khoái "ha ha" vang lên đã xua đi cái khó khăn gian khổ, toát sự trẻ trung, lạc quan, yêu đời vốn có của người lính Trường Sơn,

    Những khó khăn trên con đường ra tiền tuyến tưởng như không dứt, không chỉ có gió, có bụi mà còn cả mưa nữa:

    "Không có kinh, ừ thì ướt áo

    Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

    Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

    Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi."

    Tứ thơ "không có kinh" được nhắc lại để nhấn mạnh nguyên nhân những khó khăn kia. Điệp từ 'mưa' và động từ mạnh "tuôn, xối" trong câu thơ thứ hai đã diễn tả được mức độ dữ dội của những cơn mưa rừng. Nhịp thơ 22/3 tạo cảm giác những giọt mưa nặng trĩu ào ạt tuôn rơi quất vào mặt người lái xe rát bỏng. Thêm một lần nữa người lính đón nhận khó khăn bằng thái độ vô cùng bình thản "ừ thì ướt áo". Ngồi trong buồng lái mà "Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời", áo quần ướt sủng thì quả là khó chịu. Ấy vậy mà người lính chẳng chút bận tâm, vẫn "Chưa cần thay lái trăm cây" Hành động giản dị đã toát lên sự hy sinh thầm lặng của người lính lái xe vì nước quên mình.

    "Ta hiểu vì sao ta chiến đấu

    Ta hiểu vì ai ta hiến máu"

    Trên con đường Trường Sơn đày nắng gió, bom đạn, có một sức mạnh giúp người lính vượt qua tất cả - tình đồng chí đồng đội:

    "Những chiếc xe từ trong bom rơi

    Đi về đây hộp thành tiểu đội

    Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

    Bắt tay qua của kinh vỡ rồi."

    Cách diễn đạt đầy hình ảnh "những chiếc xe từ trong bom rơi" đã gợi nhắc thực tại khốc liệt của chiến tranh. Giặc Mỹ ngày đêm bỏ bom nhầm cắt đứt con đường huyết mạch, ngăn chặn sự tiếp viện cho chiến trường miền Nam. Trên chiếc xe không kính, người lính lái xe đã từng ngày vượt qua lằn ranh mong manh của sự sống, cái chết để hoàn thành nhiệm vụ. Từ trong khó khăn, họ tìm thấy sự đồng cảm nơi đồng đội và càng trân trọng tình đồng chí thiêng liêng ấy nên đã tập hợp bên nhau thành "tiểu đội xe không kính". "Tiểu đội gia đình" thật đặc biệt này chỉ có thể tìm thấy nơi tuyến đường Trường Sơn ác liệt thời chống Mĩ. Tình thân của những người lính lái xe ngày càng thắt chặt. Dù vào Nam hay ngược ra Bắc thì đâu đâu họ cũng cảm nhận được sự ấm áp của tình đồng chí, đồng đội thân thiết. Cái ô cửa kính vỡ đã gây bao khó khăn kia giờ đây bỗng trở nên thuận lợi lạ thường "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi". Họ vội trao cho nhau cái bắt tay

    Thân mật, truyền cho nhau sức mạnh của ý chí, nghị lực và niềm tin Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (Chính Hữu). Người lính vững tay lái hơn khi tìm thấy chỗ dựa vững chắc cho mình - tình đồng chí, đồng đội.

    Chính giây phút nghỉ ngơi hiểm nơi ở trên đường người lính càng gắn bó với nhau hơn qua những sinh hoạt giản dị mà ấm cúng:

    "Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

    Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

    Lại đi, lại đi trời xanh thêm."

    Bên chiếc bếp Hoàng Cầm dã chiến, người lính lái xe quay quần bên nhau ăn bữa cơm chung. Bếp lửa như một tín hiệu gọi nhau về sum họp và những người lính quây quần bên nhau như những người thân. Cách định nghĩa "Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy thật giản dị song đã gợi được sự xúc động của người đọc, bởi những người lính xa lạ được gắn kết bên nhau trong tình đồng chí ấm áp như anh em một nhà và tiểu đội xe không kính chính là gia đình thứ hai của họ. Tình

    Cảm ấy như sưởi ấm lòng họ, tiếp thêm cho họ sức mạnh vượt qua gian khổ. Từ láy tượng hình" chông chênh "đã gợi nhắc về giấc ngủ chập chờn và thoáng chốc trên chiếc võng mắc tạm. Dường

    Như khi ngủ, người lính vẫn cảm thấy như đang đung đưa theo nhịp lắc của xe. Đời lính gian khổ làthế: Bữa cơm tạm bợ và giấc ngủ ngắn ngủi, song trái tim họ vẫn luôn hướng về phía trước" Lại đi lại đi trời thêm xanh ". Hình ảnh ẩn dụ" trời xanh "mở ra một ước mơ về ngày hòa bình, thống nhất nước nhà. Điệp ngữ" lại đi "như một lời động viên, thúc giục người lính mau lên đường bởi miền Nam đang chờ họ phía trước:

    " Khi mặt trời xuống núi

    Anh em ơi lên đường

    Ta băng qua cát bụi

    Ta xông ra chiến chiến trường "

    Trải qua mưa bom bão đạn, chiếc xã trở nên biến dạng:

    " Không có kính rồi xe không có đèn

    Không có mui xe, thùng xe có xước "

    Tứ thơ" không có kính "một lần nữa được nhắc lại để thể hiện tình trạng những chiếc xe. Song không chỉ có vậy, qua thời gian chiếc xe càng bị tàn phá đến mức" không đèn" "không kính", "không mui". Và cái có duy nhất là "thùng xe có xước" cũng mang ý nghĩa về một cái "không", không nguyên vẹn. Hai câu thơ chứa ba điệp từ "không" nhấn mạnh sự tàn phá nặng nề ác liệt của chiến tranh. Và với những cái "không" ấy, công việc người lái xe lại càng khó khăn gấp bội. Song điều kì diệu là chiếc xe vẫn luôn lăn bánh ra chiến trường: "Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước". Nếu như ở hai câu đầu ở khổ thơ giọng thơ trắc trở như con đường Trường Sơn gập ghềnh chông gai thì hai câu sau lại mang âm điệu trôi chảy khác thường. Đoàn xe không kính như đã vượt qua đèo dốc, đạn bom đang hăm hở tiến về phía Nam. Hai tiếng "miền Nam" luôn thôi thúc vang vọng trong tim người lính bởi nơi đó một nửa đất nước đang rên xiết dưới gót giày của giặc Mỹ.

    "Vì sao chẳng ngày vui trọn vẹn

    Như bâng khuâng hẹn việc chưa làm?

    Vì sao miếng cơm ăn bỗng nghẹn?

    Một nửa còn cay đắng: Miền Nam!"

    (Miền Nam "– Tố Hữu)

    " Miền Nam "chính là động lực giúp người lính vững tay lái trên suốt chặng đường Trường Sơn gian khổ. Chính vì thế, đối lập với bao nhiêu cái" không "kia chỉ cần một cái" có" "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Hình ảnh hoán dụ "trái tim" chỉ người lính lái xe, người luôn vững tay lái đưa xe vào chiến trường. Hơn thế nữa, từ trái tim "còn được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ chỉ lòng yêu nước thiết tha và ý chí quyết giải phóng miền Nam đang cháy bỏng trong tim người lính. Với trái tim ấy thì tất cả những khó khăn trở ngại bởi chiếc xe biến dạng không có ý nghĩa gì, xe vẫn ngày đêm lăn bánh tiến về miền Nam, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại. Câu thơ cuối đã tỏa sáng toàn bài

    Thơ, làm bài thơ lung linh một ý nghĩa, một tình yêu, toát lên khí phách ngang tàng mà vẫn tha thiết yêu thương của người lính. Tinh thần ấy chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Câu thơ cuối đã làm nổi bật hình tượng đẹp đẽ của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm tháng ác liệt.

    Bài thơ đã khép lại song ấn tượng về nó vẫn in đậm trong tâm trí người đọc. Với chất liệu hiện thực sống động và giọng điệu trẻ trung ngang tàng, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã rất xuất sắc khi xây dựng thành công hình tượng xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Bài thơ giúp ta hiểu rõ hơn về một thời máu lửa của thế hệ cha anh đi cứu nước. Vì thế mà đến tận hôm nay," Bài thơ về tiểu đội xe không kính"vẫn xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất về thế hệ thời chống Mỹ.


    Mình vẫn sẽ cố gắng tiếp tục đăng những bài văn lớp 9 thật hay và chất lượng, các bạn có thể tham khảo để ôn thi vào cấp 3.
     
    Tyniz, Tiloxo, Aquafina47 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 18 Tháng bảy 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...