Cảm Nhận Về Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỷ Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn-đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948. Quê quán: Xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Đãi cát tìm vàng (1987), Mẹ và em (1987).. Tiểu thuyết: Khoảng cách (1986).. Bút kí: Nhìn ra bể rộng trời cao (1986).. Bài thơ ánh trăng là một trong những bài thơ thiếu nhi đặc sắc của ông. Bài thơ nói về ánh trăng là người bạn thân, người bạn tri kỷ giúp người lính vượt qua giai đoạn gian nan, khó khăn, vất vả. Tác giả miêu tả ánh trăng như một hồi ức đáng nhớ. Ánh trăng chính là ánh sáng tượng trưng cho sức mạnh xua tan bóng tối bao phủ, niềm tin, hy vọng vào những điều tốt đẹp, tươi sáng ở tương lai. Hình ảnh ánh tráng, người lính hiện lên khiến độc giả không khỏi xúc động, nghẹn ngào. Những khó khăn, trở ngại sẽ không là gì nếu như có ánh sáng chân lý soi sáng. Những điều giản dị, gần gũi, mộc mạc dễ chiếm được tình cảm của độc giả. Tác giả miêu tả ánh trăng sống động, lung linh, huyền diệu để nói lên lí tưởng, sự quyết tâm, ý chí, nghị lực sẽ giúp họ vượt qua được tất cả. Ánh trăng là người bạn luôn lắng nghe, động viên, an ủi, xoa dịu mỗi nỗi buồn, áp lực đè nặng trên vai của người lính. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tình cảm yêu thương của tác giả dành cho những người lính không bao giờ chịu khuất phục trước mọi khó khăn, hoàn cảnh khắc nghiệt. Những lúc mệt mỏi nhất, bi quan, nhọc nhằn thì ánh trăng soi sáng tâm trí giúp ta sáng suốt, không bao giờ bỏ cuộc trước mọi khó khăn, thử thách. Ánh trăng là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với mọi người khi đêm đến ánh trăng xuất hiện như nguồn sức mạnh giúp ta vượt qua mọi giông bão, sóng gió trong cuộc đời. Khi ngồi xuống ngắm trăng, ta sẽ có giây phút tĩnh lặng tận hưởng vẻ đẹp lung linh ấy. Thiếu nhi khi đọc bài thơ này sẽ cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Tác giả sử dụng hình ảnh chân thực, ngôn từ gần gũi, cô đọng và súc tích để nói lên tâm tư tình cảm của mình. Thông qua hình ảnh ánh trăng, tác giả gửi lòng biết ơn đối với người lính đã hy sinh, không quản bao khó khăn, nhọn nhằn để bảo vệ hòa bình cho đất nước bình yên. Tất cả tình cảm, tấm lòng thương ấy tác giả gửi gắm qua từng câu chữ, dòng thơ giúp ta có cái nhìn chân thực, sâu sắc hơn về bức tranh thiên nhiên, người lính. Thiếu nhi khi tiếp nhận sẽ thêm yêu quê hương, con người, đất nước hơn. Tác giả gửi thông điệp ý nghĩa, tích cực đến độc giả để độc giả thêm yêu yêu quê hương, đất nước và thấu hiểu công lao to lớn của người lính đã hy sinh tất cả để giữ cuộc sống yên bình, tươi đẹp cho các thế hệ mai sau.