Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa - Văn mẫu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 27 Tháng tám 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Đó là những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng.. Bên cạnh đó còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Dưới đây là bài văn mẫu: Cảm nhận về bài ca dao Anh em nào phải người xa - lớp 7.

    I. Dàn ý:

    1. Mở bài: Giới thiệu chung, dẫn dắt bài ca dao:

    - Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam.

    - Có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó: "Anh em nào phải người xa..

    2. Thân bài:

    * Cảm nhận về cặp ca dao đầu:

    - Nội dung: Quan hệ anh em khác hẳn với quan hệ của người xa (người dưng) bởi vì nó có nhiều cái chung, cái cùng rất thiêng liêng: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Anh em là bát máu sẻ đôi, vui buồn, sướng khổ có nhau dưới một mái nhà.

    +Anh gần gũi, gắn bó với em, anh em tuy hai nhưng cũng là một. Anh em cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống" một nhà ", cùng chung buồn vui, sướng khổ. Nghĩa là chung quan hệ nguồn gốc, môi trường sống.

    - Nghệ thuật: Điệp ngữ, nhấn mạnh, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa anh với em

    *Cảnh nhận về hai câu cuối:

    - Chính bởi đã" cùng ", đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng đó, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:

    Yêu nhau như thể tay chân

    Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.

    + Anh chị em ruột thịt phải biết yêu nhau, thương nhau, gắn bó đỡ đần nhau như thể tay chân." Anh em hòa thuận "nghĩa là anh em phải đoàn kết, đùm bọc, nhường nhịn nhau, anh chị thương em, em kính trọng anh chị.

    - Nghệ thuật:

    + Dùng so sánh mối quan hệ anh với em như chân với tay. Bởi tay và chân vối là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu của cơ thể, là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau.

    + Nghệ thuật đối lập, phép đối, cặp từ trái nghĩa

    - Tác dụng: Cách ví von, đối lập rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

    *Mở rộng: Tục ngữ cũng có câu:" Anh em như chân với tay "chứng tỏ anh em gắm bó khăng khít lắm, không thể tách rời. Anh em ruột thịt có biết" yêu nhau ", có" hòa thuận "thì cha mẹ mới" vui vầy "sống yên vui hạnh phúc. Các động từ:" Yêu nhau "và" hòa thuận "nói lên cách sống, cách cư xử đầy tình nghĩa tốt đẹp của ánh em, chị em trong gia đình.

    Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình. Từ lúc nhỏ, cha mẹ bận việc làm ăn thì anh ru em ngủ, cõng em đi chơi, như câu ca dao:

    Yêu nhau từ thuở trong nôi

    Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

    *Giá trị, thông điệp của bài ca dao:

    Bài ca dao là lời khuyên nhủ anh em phải trên thuận dưới hòa, trên kính dưới nhường, phải biết nương tựa, giúp đỡ nhau để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách bao đền chữ hiếu thiết thực nhất, cụ thể nhất đới với cha mẹ: Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

    - Câu hát trên sử dụng thể thơ lục bát với âm điệu tâm tình, nhắn nhủ và các hình ảnh so sánh quen thuộc kết hợp với ẩn dụ, lời ca dao khẳng định tình cảm gia đình, anh em ruột thịt luôn là tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất. Mỗi người chúng ta phải luôn ghi nhớ và giữ gìn tình cảm ấy.

    3. Kết bài: Khẳng định lại nội dung, ý nghĩa của bài:

    - Bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.

    II. Bài văn mẫu:

    Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Đó là những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng.. Bên cạnh đó còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:

    " Anh em nào phải người xa

    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

    Yêu nhau như thể tay chân

    Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần. "

    Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: Anh em nào phải người xa. Quan hệ anh em khác hẳn với quan hệ của người xa (người dưng) bởi vì nó có nhiều cái chung, cái cùng rất thiêng liêng: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Anh em là bát máu sẻ đôi, vui buồn, sướng khổ có nhau dưới một mái nhà. Chữ" cùng "được điệp lại hai lần để làm nổi bật mối quan hê rất thân thiết của anh chị em trong gia đình: Cùng chung cha mẹ (bác mẹ), cùng chung máu mù ruột thịt (cùng thân) :

    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

    Anh gần gũi, gắn bó với em, anh em tuy hai nhưng cũng là một. Anh em cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống" một nhà ", cùng chung buồn vui, sướng khổ. Nghĩa là chung quan hệ nguồn gốc, môi trường sống. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được.

    Chính bởi đã" cùng ", đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng đó, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:

    Yêu nhau như thể tay chân

    Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.

    Hai câu cuối là lời khuyên bảo anh em, chị em về cách sống, cách đối xử trong gia đình sao cho có tình nghĩa. Chân với tay là hai bộ phận gắn bó của con người. Con người hoàn chỉnh không thể thiếu tay hoặc chân cũng như anh chị em trong một nhà vậy. Anh chị em ruột thịt phải biết yêu nhau, thương nhau, gắn bó đỡ đần nhau như thể tay chân." Anh em hòa thuận "nghĩa là anh em phải đoàn kết, đùm bọc, nhường nhịn nhau, anh chị thương em, em kính trọng anh chị. Để là nổi bật quan hệ anh em, tác giả dân gian đã so sánh mối quan hệ anh với em như chân với tay. Bởi tay và chân vối là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu của cơ thể, là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần. Cách ví von rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

    Tục ngữ cũng có câu:" Anh em như chân với tay "chứng tỏ anh em gắm bó khăng khít lắm, không thể tách rời. Anh em ruột thịt có biết" yêu nhau ", có" hòa thuận "thì cha mẹ mới" vui vầy ", mới sống yên vui hạnh phúc. Các động từ:" Yêu nhau "và" hòa thuận "nói lên cách sống, cách cư xử đầy tình nghĩa tốt đẹp của ánh em, chị em trong gia đình.

    Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: Đùm bọc, đỡ đần. Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, kết hợp với dùng biện pháp đối lập, cặp từ trái nghĩa để nói đến những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau của em và anh. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn.. nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau. Nghĩa là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn như câu tục ngữ" Lá lành đùm lá rách". Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm.

    Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình. Từ lúc nhỏ, cha mẹ bận việc làm ăn thì anh ru em ngủ, cõng em đi chơi, như câu ca dao:

    Yêu nhau từ thuở trong nôi

    Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Mời các em đọc bài tiếp theo: Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người – Câu hỏi Đọc hiểu – Đề ôn tập

    Chúc các em học tốt. Thân ái. Pikachu!
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng mười một 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...