Lời nói đầu: Văn học là một nguồn tất yếu bắt đầu từ cuộc sống, từ sau khi tốt nghiệp trung học, văn học luôn theo tôi suốt cả chặng đường hành trình với tương lai vì vậy theo lối riêng của mình, từng nhân vật mà tôi muốn nhắc đến cũng theo một cách nhìn nhận riêng của tôi. Bắt đầu với tác phẩm đầu tiên. Mị Châu Trọng Thủy Nhắc đến Mị Châu và Trọng Thủy thì tất mọi người có thể làm ra hàng trăm này viết về hai nhân vật này nhưng thử đi sâu vào cảm nhận và phân tích tâm lý xem rốt cuộc sẽ như thế nào. Vận mệnh của một quốc gia, của một dân tộc cuối cùng cũng bị sụp đổ dưới tay một người con gái. Mị Châu nàng công chúa con của vua An Dương Vương mang trong mình tội danh, "kẻ tiếp tay cho giặc," "kẻ phản bội đất nước." Vì nàng mà nước mất nhà tan, vì nàng mà cha nàng giết nàng. Lý do ấy đủ để kết nàng tội chết. Nhưng cớ sao nàng lại mang trong mình tội danh không thể tha thứ như vậy? Không phải vì chuyện cầu thân của hai nước Việt Tần hay sao? Từ cổ chí kim, ai đặt ra luật lệ là nữ nhi thân vàng lá ngọc, là công chúa của một nước, phải dùng việc cầu thân để bình định thiên hạ, chẳng phải là trọng nam khinh nữ từ bao đời nay hay sao? Thế mà việc quốc gia đại sự lại do nữ nhi đơn thuần gánh vác. Bốn chữ "tam tòng tứ đức," Gán mác này cho tất cả nữ nhi trong thiên hạ và bắt họ phải làm theo. Đúng nàng đã làm tốt cái gọi là xuất giá tòng phu, lấy chồng theo chồng. Phu quân nàng là ai là Trọng Thủy là hoàng tử của nước láng giềng, nàng đem lòng yêu và tin tưởng phu quân mình có gì là sai, sai ở đây chính là lòng người. Có người nói Mị Châu nhẹ dạ cả tin, yêu mù quáng, đến khi đất nước rời vào tay giặc nàng vẫn chưa nhận ra lỗi lầm của mình, còn bán đứng cha nàng, để cha nàng tự tay giết nàng. Nhưng ai hiểu thấu hoàn cảnh của nàng, nếu việc cầu thân giúp dân tộc được hòa bình, kết giao bằng hữu và khiến dân tộc an cư lạc nghiệp, sống vui vẻ trong hòa bình thì Mị Châu đã tin đúng như thế, chính An Dương Vương cho nàng sự tin tưởng, chính dân tộc cho nàng sự tin tưởng, không ai nói với nàng không ai nhắc nhở nàng phải sống đề phòng cảnh giác người được nàng gọi là phu quân. Mị Châu cũng chỉ là một người con gái, không biết việc chính sự, chưa trãi qua nhiều hiểu biết trong cuộc sống cũng như hiểu lòng người. Cho đến khi chính sự phản bội của người nàng yêu nhất khiến nàng phải chứng kiến bi kịch, nước mất nhà tan. Sau khi nhận ra sai lầm vì quá tin tưởng Trọng Thủy mà nàng đã hại dân tộc hại cả cha mình, đáng lẽ nàng đã nhận ra lỗi lầm đó rồi thì không nên mắc sai lầm nữa, nhưng vẫn cố tình rắc cánh lông ngỗng để kẻ địch tìm đến nơi. Nói nàng "trái tim lầm chỗ để trên đầu" là không sai, quát mắng, chê trách nguyền rủa nàng thì cũng đúng. Nhưng có phải như thế không biết sai vẫn cố tình gây ra, thử hỏi nàng đã một lần đặt đất nước lên đầu hay chưa hay chỉ vì tình yêu mù quáng? Không không phải là tình yêu mù quáng, nàng vẫn biết tất cả hiểu tất cả, chẳng mấy ai hiểu, chỉ mặt trăng mới hiểu lòng nàng, chắc hẳn dưới mặt trăng kia nàng đã thú tội. Vì yêu và sự tin tưởng cho người cùng chung chăn gối nàng đã vứt bỏ lý trí qua một bên, có lẽ khi rắc lông ngỗng tâm trí Mị Châu cũng đấu tranh rất nhiều, bản thân nàng hiểu rõ nàng đang làm cái gì, nàng muốn biết thật sự người nàng tin tưởng nhất có phản bội nàng lần thứ hai hay không, hay từ trước đến giờ nàng toàn sống trong sự dối lừa của người nàng yêu, nàng muốn tin muốn cho Trọng Thủy một cơ hội giải thích nhưng cuối cùng nàng cũng hiểu rõ mình quá ngu ngốc khi đem tin tưởng người phản bội mình lần hai. Có lẽ khi rắc lông ngỗng nàng cũng đoán được kết quả, Mị Châu muốn khi Trọng Thủy đuổi kịp nhưng chỉ nhìn thấy xác chứ không phải cơ thể sống, nàng muốn có người sẽ ân hận mà sống trong dày vò, hàng ngày phải xin lỗi ngàn lần, đúng như thế Trọng Thủy chính là lấy cái chết để nói lên điều đó. Có lẽ việc rắc lông ngỗng là chủ ý của nàng, nàng biết đây là con đường khó thoát cái tội danh cho nàng nhưng nàng vẫn cố tình ngồi theo sau lưng ngựa của An Dương Vương và rắc lông ngỗng chạy trốn, chắc nàng đã ý định được chính tay cha sẽ giết nàng, Mị Châu vẫn không oán trách khi cha này tự tay giết nàng, cái chết nói lên tất cả, ý nguyện của nàng là để cha giết mình để không ân hận và nàng muốn người đời sau đổ tất cả mọi tội lỗi cho nàng, cha nàng không có lỗi không ai oán trách ông ấy vì ông ấy đã giết kẻ phản bội đất nước, ông ấy phải luôn sống trong danh có công với đất nước và người đời sau ngưỡng mộ. Cái chết luôn là sự lựa chọn vĩnh hằng để nói lên tất cả, máu của Mị Châu biến thành ngọc trai, xác của Mị Châu biến thành ngọc thạch. Trong Thủy ơi Trọng Thủy cuối cùng một con người xảo trá mưu mô chỉ biết lợi dụng người khác như người cũng biết đau lòng, việc xấu xa người làm cuối cùng cũng đạt được, giang sơn thiên hạ đều của người nhà ngươi, nhưng sao người lại tự tử, không phải vì ân hận vì yêu vì nhớ và vì nợ người con gái ngươi yêu hay sao? Việc đi sâu vào phân tích những gì Mị Châu làm theo lối riêng này là một lựa chọn riêng của một phần văn học. Đi sâu vào phân tích và cảm nhận đó là một tất yếu của văn học.