Bài này mình viết năm 13 tuổi theo yêu cầu của nhà trường tất nhiên sẽ có nhiều lỗi về mặt từ ngữ, ngữ pháp, câu.. nhưng mong các bạn trong diễn đàn vẫn thích nó và ủng hộ tác phẩm. Do bài này được viết năm mình 13 tuổi, được giữ bởi nhà trường nên bản nguyên gốc đã mất theo năm tháng và đã bị chỉnh sửa thay đổi, xén bớt rất nhiều tuy nhiên vẫn giữ được những ý chính ban đầu. Cảm nhận về tác phẩm "Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng + Review "Những ngày thơ ấu" là một tập hồi viết về tuổi thơ cay đắng, khắc nghiệt của chính tác giả Nguyên Hồng. Tuổi thơ ấy như phảng phất chút gì đó sự đau thương, trống trải – một khoảng trống trong gia đình – Một tuổi thơ rất thiếu tình thương.. Với lời văn tinh tế, sử dụng ngôi kể thứ nhất, khi đọc lên chương I của "Những ngày thơ ấu" ta như chìm đắm vào chính tuổi thơ của Nguyên Hồng. Hồng sinh ra tromg một gia đình khá sung túc. Đáng lẽ ra trong gia đình ấy, cậu bé phải được sống một tuổi thơ êm dịu, yên bình nhưng.. "hai than tôi lấy nhau không phải vì do quen biết nhau lâu mà thương yêu nhau. Chỉ vì hai bên, một bên hiếm hoi, muộn cháu và có của, một bên sợ nguy hiểm giữ con gái đẹp đến thì ở tronnhà và muốn cho người con ấy có chỗ nương tựa chắc chắn, được cả một dòng họ trọng dãi nếu mắn con" – Một vài dòng tâm sự ngắn ngủi ấy chắc các bạn cũng đã hiểu được phần nào về hoàn cảnh gia đình Nguyên Hồng. Nhưng có lẽ trong tâm trí các bạn cũng đâu thể hình dug nổi sự xót đau của người con, những khoảng trống tưởng chừng như mênh mang trong gia đình "quyền quý". Tuổi của cậu gấp đôi tuổi mẹ, có lẽ phận người phụ nữ ấy đã cố gắng để chịu đựng biết bao khi chấp nhận làm dâu gia đình này, ngày ngày nhìn lũ trẻ đùa vui, nhìn lại chính bản than mình, người đàn bà hẳn đã luôn mơ ước, luông mong muốn có một chỗ để dựa dẫm vào thực sự nhưng chẳng dám thốt ra.. Đã bao lần "mẹ" buông tay? Đã bao lần "mẹ" ngóng người cai kèn đi qua ngoài cửa? Bao lần có ai đếm được chỉ biết rằng đã rất rất nhiều.. Gia đình cứ thế rồi dần dần suy sụp, trong ánh mắt của hai con người "xa lạ" như héo hắt đi. Cha không làm cai ngục nữa, mọi thứ tiền tài, của cải cũng mất đi theo những điếu thuốc phiện hút hằng ngày, mẹ buôn bán thua lỗ, căn nhà gạch ở phố Hàng Cau cũng theo chiều gió bay đi mất.. Cha chết. Những tháng ngày còn lại của tuổi thơ phiêu bạt sóng gió khăp nơi, từ một cậu ấm Nguyên Hồng đã phải ngủ ngoài đường, đã phải lăn lộn hết đường này, đường kia đánh đáo, đã phải trải qua những cung bậc cảm xúc đến nghẹn ngào. Cuối cùng sự áp bức của xã hội, sự tủi thân, mặc cảm của mình, Hồng đã bỏ học, thoát khỏi bàn tay sắt thép, nhẫn tâm từ thầy giáo, thoát khỏi sự đay nghiến sỉ nhục của "bạn bè".. Thiếu tình thương của bố mẹ, tình thương gia đình, đứa trẻ như Hồng thiệt thòi biết bao nhiêu! Trong ghẻ lạnh, hắt hủi của một gia đình không có hơi ấm, từ rất sớm Hồng đã trải qua cảnh lêu lổng đầu đường xó chợ. Chung đụng với những lớp người sống lêu lổng, những đứa trẻ đánh đáo bên đường, Hồng đã sa vào sự cám giỗ của xã hội. Đã bao lần cậu không về nhà, những đồng bạc do chơi đáo đã đủ để sống một ngày sung sướng tạm bợ. Kiếm tiền vào đánh đáo, chứ không phải chôm chỉa, móc túi, ăn cắp, ăn trộm vì thiếu sự chăm nom giáo dục của gia đình, kể cũng chưa phải là tội lỗi gì lớn lắm. Nhưng trong lời kể của Hồng đã có dư vị xấu hổ của một sự sa ngã và trụy lạc của một đứa trẻ đã từng là con của một gia đình quyền quý.. Cuộc đời đã xô con người vào số phận nghiệt ngã, từ một cậu bé nhút nhát Hồng đã lớn lên với những ngày tuổi thơ bawtts hạnh. Bố mẹ không yêu thương nhau, sống dưới một mái nhà có bà từ thuở lọt long dã phải chụi sống với những lề thói cổ hủ. Bao lần chuyển, bán nhà, sa đọa vào các trò đánh đáo, Hồng đã phải trải qua những ngày tháng tuổi thơ bão tố, cô đơn, không một sự yêu thương, không nơi nương tựa.. Những ngày cuối cùng khi "cậu" mất, đó chính là những ngày tất cả những tình yêu thương của người cha cuộc đời phải sống trong sự rang buộc của gia đình ảnh hưởng của phong kiến được lộ ra. Người cha đã biết sẽ không sống được bao lâu nữa nên đã giành hết những gì có thể bù đắp lại cho đứa con "không được sự yêu thương" vào những dây phút cuối đời. Đánh đáo rồi có tiền dắt quần, có lúc cậu bé đã nghĩ rằng cha sẽ tước đoạt mình đã phải lăn lộn để mua thuốc phiện. Đó là những suy nghĩ xót xa và bi thảm -Ôi một đứa con còn giám nghĩ về cha mình như thế thì hỏi gia đình "nát đổ" đén mức nào? Còn với người mẹ suốt đời chỉ biết thầm lặng cố nén lại cảm xúc mong muốn của chính mình về một cuộc đời tự do, người đàn bà đó đã bao lần quên đi bản thân mình để rồi buông tay con thẫn thờ nhìn tốp lính đi qua trước cửa. Người đàn bà đã phải "nuốt trôi" sự kiêu hãnh để chịu đựng sống trong sự rang buộc của gia đình.. sống đướ một mái nhà với hai đứa con còn quá nhỏ để biết được sự thật và người mẹ trừ thuở lọt long đã phải chịu đựng những lề thói tối tăm cay nghiệt, "hai con người xa lạ" chắc hẳn đã cố gắng bết chừng nào để không lộ ra "khoảng trống: , trống rỗng giữa hai người. Nhưng ai biết được đâu khoảng trống đó được tìm ra một cách đễ dàng bởi chính đứa con của họ để rồi chính đúa con ấy, phải sống trong cô đơn, tụy lạng, sống trong những ngày buồn tủi, u sầu, sống trong góc khuật của xã hội Chân thực, chân thực đến cùng trong tự kể về mình đó là giá trị sớm có trong văn Nguyên Hồng khiến cho Thạch Lam, trong lời tựa in sách năm 1941 đã có thể viết:" Đây là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại "- đúng thế rất chân thực, chân thực đến từng câu chữ, đến ít ai có thể làm được. Những dòng cảm xúc được viết ra tựa như tác giả đã" thấu hiểu, lắng nghe được âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận và diễn tả chúng qua cái nhìn hồn nhiên tươi sáng của tuổ thơ, khiến cho ta có cảm tưởng thú vị như được đưa về thời thơ ấu của nhân loại "- giáo sư Phan Cự Đệ Đọc" Những ngày thơ ấu "chúng ta thấy rằng không phải ai trong cuộc đời cũng có tuổi thơ bất hạnh như Nguyên Hồng nhưng hãy thử nhìn xem, hãy nhìn lại những dòng lịch sử đã qua, hãy đếm thử xem có bao nhiêu tuổi thơ, có bao nhiêu dòng đời đã phải chịu cảnh thiếu yêu thương? Rất nhiều! Ở cái thời đó có bao nhiêu đứa trẻ cùng mạt như Hồng? Kể cả cậu cũng không đếm được. Nhưng tất cả chúng đều có một nỗi bất hạnh riêng.. Có những đứa ăn xin có những đứa trẻ có cảnh ngộ cũng tương tự như Hồng. Tuy vậy ai cũng muốn biết một tuổi thơ như thế, không chỉ để cảm thông, chia sẻ, mà còn là để hiểu những că nguyên, những bối cảnh nào đã đưa con người vào tình huống sống bi đát và bế tắc như thế, để hiểu rằng trên đời này vẫn còn tồn tại những mảnh đời cần được" những vòng tay "chở che nâng đỡ. Hồng là một đứa bé thông minh, lanh lợi, tâm hồn trong sáng và nhạy cảm nhưng lớn lên trong một gia đình bất hạnh và đạng bị cuộc đời vùi dập, sỉ nhục, kêu lên nỗi them khát mẹ và cầu cứu mẹ giúp mình:" giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Vừa đi vừa cắn ngon xiết bao! Không! Không ai cho tôi cả, vì người ta có phải mẹ tôi đâu! "Để có thể sống được cậu phải tự rèn luyện mình thành một chuyên gia đánh đáo ăn tiền. Bị họ hang bỏ mặc cho đói rét thảm thương, bị đánh đập và không gì làm tâm hồn cậu đau đớn bằng khi cậu bị sỉ nhục:" Hồng ơi bố mày chết đi nhưng còn mẹ mày. Cầm bằng mẹ mày đánh đĩ theo giai bỏ mày lêu lổng thì đã có chúng tao! ". Cậu bé này còn bị những cực hình ở nhà trường. Ông thầy vốn mang thái độ khinh thị với đứa trẻ đầu đường xó chợ, một lần Hồng nói" mặc kệ mày"với thằng bạn ngồi cạnh thì lại tưởng là nói mình thế là đã thượng cẳng chân hạ cẳng tay đánh đập và chửi mắng cậu bé vô cùng tàn nhẫn. Sau đó ông bắt cậu quỳ ở góc lớp hết ngày này sang ngày khác, đến nỗi đôi chân mỏi nhừ, thành chai ê ẩm.. sự khổ đau về tâm hồn về những ngày tháng thiếu hơi ấm của cha mẹ lại chồng them những oan ức, những lời thì thầm muốn hết lên nhưng không bao giờ được, những khổ đau ấy hỏi có ai hay, chúng chỉ biết thầm lặng đứng yên cho những đòn roi, sự ghẻ lạnh giáng xuống và chúng chỉ biết nhẫn nhục mà im lặng. Tuổi thơ cứ lặng lẽ trôi qua như cơn gió mùa hạ, trôi qua như giọt nước mắt đắng cay của Hồng – giọt nước mắt đã pha trong mình những điều tối tăm của một tuổi thơ đầy những tháng ngày cơ cực lêu lổng cô đơn thiếu vắng.. Những ngày thơ ấu là nơi ta tìm về những tháng ngày tuổi thơ là nơi để ta có thể cảm thông chia sẻ với những mảnh đời phiêu bạt, là nơi Nguyên Hồng đã đưa những dòng cảm xúc chân thật nhất vào trang giấy, là nơi những mong ước thơ dại, những giây phút lắng đọng của thời gian được gửi vào. Phải chăng, những ngày ấu thơ đó đã bị cướp mất? Chỉ vì những phong tục cổ hủ trong xã họi, những đứa trẻ được sinh ra phải chịu những ngày tháng khổ đau, thiếu thốn nhất? Mọi vọng hy mọi niềm vui bị cướp đi một cách tàn bạo dã man mọi sự giải thích nỗi mông muốn đều bị vùi lấp bởi sự mù quáng của người thầy chỉ còn lại sự cộc cằn và khô khốc. Khi Hồng nhận ra tất cả thì mọi thứ, thì tuổi thơ đã vụt qua, chỉ biết vùng chạy. Vùng chạy để thoát ra khỏi những tháng ngày chìm đắm trong góc khuất của xã hội.. Bài viết được đăng tải duy tại trang Wattpad ở tên tài khoản @-_MacThien_- và trang VNO dembuon.vn ở tài khoản @capricornvr2 . Yêu cầu không chỉnh sửa, sao lưu vì bất kỳ mục đích và lý do nào. Nếu bạn có thấy ai đó đăng bài tùy tiện ở các trang khác và nói đã yêu cầu, xin phép vì chẳng có điều đó xảy ra. Mọi góp ý xin thông qua trang facebook cá nhân Quỳnh Trang Phan hoặc bình luận ở dưới. Ký tên: Hoàng Việt Hà - Rachel MT - Capricornvr2 Pro Miss VNO, mong ủng hộ mình Miss VNO - Chứng Minh Bản Thân
Mình nhớ không nhầm là có đọc một đoạn trích trong tác phẩm hồi học lớp 8, nhớ không nhầm thì là "Trong lòng mẹ". Lên lớp 10 thì mình có tìm đọc cả cuốn sách luôn, cuốn sách rất hay, bài review của bạn cũng khá chất lượng, tuy nhiên cũng có một số khuyết điểm. Trước hết thì mình sẽ nói một vài cảm nghĩ về cuốn sách. Đây thực chất là một cuốn tự truyện kể về tuổi thơ của tác giả, nhân vật bé Hồng hiện lên với đủ mọi bất hạnh, bộ lộ thái độ, tâm trạng và cảm xúc vô cùng chân thực. Qua đó cho bạn đọc thấy được bộ mặt của xã hội đương thời, một xã hội mục nát từ tận gốc tủy với sự lên ngôi của những phong tục cổ hủ, lạc hậu. Về bài review của bạn, có một số đoạn mình thấy bạn viết quá dài, như vậy sẽ khiến người đọc bị ngán và có thể bỏ dở giữa chừng, bạn nên tách ra thành nhiều đoạn nhỏ (tối thiểu 4-5 dòng), trích dẫn thêm những đoạn hay nhưng phải hợp lí và súc tích, không thể trích dẫn tràn lan. Nhìn chung, bài bạn đạt chuẩn một form một bài review, mong bạn sẽ có nhiều tác phẩm hay!
Hồi đi học, mình cũng rất thích tác phẩm này. Tác phẩm đơn giản là kể chuyện, không hư cấu, không tưởng tượng, không màu mè. Thế nhưng đọc lại thấy rất thấm. Những dòng văn Nguyên Hồng đi vào lòng độc giả một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà thấm thía. Những ngày thơ ấu hiện lên chân thực. Độc giả cùng đọc, cùng sống lại một thời ấu thơ với Nguyên Hồng, với những cảm xúc rất thật của trẻ con – đứa trẻ phải sớm chịu nhiều đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Đây là một tác phẩm phù hợp cho mọi đối tượng độc giả.