Cảm nhận, phân tích bài thơ Uống trăng - Hàn Mặc Tử

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 2 Tháng bảy 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    [​IMG]

    Phong trào thơ mới đã đánh dấu một thời kỳ mà nền văn học Việt có sự chuyển mình mạnh mẽ, bứt phá một cách ngoạn mục. Khi mà khuôn khổ kìm nén của tư tưởng phong kiến không thể giữ chân được các nhà thơ, họ đã cất vang tiếng nói của mình đưa văn học về đúng đặc trưng là phản ánh cái tôi cá nhân một cách sâu sắc. Trong đó Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ mới nổi tiếng với hình tượng mới lạ, độc đáo, đặc biệt thi nhận đã đem đến một hình tường trắng mới mẻ nhưng cũng gây ám ảnh mà tiêu biểu phải kể đến thi phẩm Uống Trăng, bao năm trôi qua, tứ thơ vẫn có chỗ đứng trên thi đàn.

    Bài thơ được tác giả viết về việc uống ánh trăng tình, nằm trong tập Gái quê xuất bản năm 1936. Thi nhân lấy bút danh là tên của người tình Mộng Cầm- người con gái được Hàn Mặc Tử quen Mộng Cầm trong thời gian phụ trách trang văn chương cho tờ báo Trong Khuê Phòng. Mộng Cầm là cháu gọi Bích Khê bằng cậu, vì ảnh hưởng của ông cậu trẻ tuổi nên cũng tập tành làm thơ gửi đăng báo. Hàn Mặc Tử đã nhận được một số bài thơ như thế của Mộng Cầm gửi đến và từ đó làm quen với Mộng Cầm. Qua những vần thơ trên báo, Hàn Mạc Tử đã tìm đến làm quen, bày tỏ tình cảm với bà.

    Trong ngày dài đau khổ, ngập ngụa trong đớn đau, u uất, thi nhân chỉ còn niềm hy vọng độc nhất là chờ đợi trăng lên đề tạm lánh quên sự đời cơ cực:

    Ta căm với tiếng reo khô

    Ta buồn với liễu bên hồ ngẩn ngơ

    Ngông cuồng đi hái vần thơ

    Yêu đương, rót nước để chờ trăng lên

    Hàn Mặc Tử là nhà thơ bất hạnh, tuổi trẻ với kẻ khác là đoạn thời gian sôi nổi, nhiệt thành nhưng với Hàn là quãng đường đau khổ, bệnh tật nghiệt ngã đã cùi dập con người tài hoa, khiến thi nhân phải lánh xa cuọc đời trần thế, sống trong cô đơn mòn mỏi. Phải cách ly một mình nơi không gian hoang vu, xa vắng nhịp sống con người thì thử hỏi con ngươi ta làm sao có thể tránh khỏi nỗi bâng khuâng, u hoài? Có lẽ, trong mắt thi nhân cảnh sắc xung quanh từ lâu đẫ trở nên quắt queo, tàn héo đến độ gió phải "reo khô", liễu bên hồ cũng buồn đến "ngẩn ngơ", vẻ buồn tê tái, réo rắt lòng người. Cảnh lặng thinh, hiu quạnh, mọi thứ im lặng an phận đến nỗi nhà thơ phải ví hành động "hái vần thơ" của mình là "nguông cuồng", là xốc nổi. Phép điệp từ "ta" càng nhấn mạnh sự cô đọc trong khoảng trời rộng lớn, an tĩnh đến lạ thường, đến đáng sợ. Trong hoàn cảnh ấy, với tâm trạng khát khao yêu đương tình tứ, thi sĩ chỉ có thể "rót nước" để mà chờ "trăng lên"

    Không uổng công mong ngóng, đợi chờ, trăng lên, thi nhân đã chìm trong cảnh sắc diễm lệ gợi lên trong mắt người ta bao cử chỉ thắm nồng tình tứ:

    Bóng Hằng trong chén nằm nghiêng

    Lả lơi, tắm mát, làm duyên gợi tình

    Sóng xao mặt nước rung rinh

    Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu

    Qua câu thơ, ta có thể thấy nỗi buồn da diết và ám ảnh, trăng buồn và ảm đạm như chính hồn người đang trong cơn giông bão. Trăng nghiêng mình soi bóng xuống li nước mà chàng "thơ" vừa mới rót, "bóng Hằng" hiện lên với dáng vẻ lả lướt, yểu điệu, thướt tha qua tính từ, cũng đồng thời là từ láy "lả lơi", qua ý thơ "tắm mát, làm duyên gợi tình". Mặt nước "rung rinh" như nói hộ tấm lòng người thi sĩ, rằng lòng này cũng đã rung động từ đâu, cũng đang khát khao yêu đương nồng cháy, cũng thèm kề cạnh ý trung nhân. Trăng tròn tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn, nhưng trăng của Hàn Mặc Tử ít khi nào trọn vẹn, để khẳng định cho trái tim đã chết của mình. Hình ảnh trăng trong thơ Hàn Mặc Tử vô cùng ám ảnh, mức độ biểu đạt cảm xúc của nó vô cùng lớn. Đối với nhà thơ trăng khơi lên tình yêu nhưng cũng mở ra thực tại đầy đau đớn, đau đến tận cùng. Chính cái sự đau đớn về thể xác, bệnh tật đã khiến cơ thể ông hao gầy, suy nhược nhưng đó lại là dòng suối khơi nguồn cho mọi cảm hứng sáng tạo vô biên. Có lẽ với Hàn Mặc Tử, đau thương không đơn giản là đau thương, mà đau thương còn giống như là phương tiện để đưa nhà thơ lên đến cung bậc cao nhất của nghệ thuật, nói cách khác, đau thương đen đến nguồn sáng tạo đạt dào và phong phú. Các từ láy "lả lơi", "rung rinh" được đặt đúng chỗ làm gian tăng hiệu quả nghệ thuật. Thi sĩ đã thực sự thổi hồn vào thơ vậy!

    Nội dung thơ rất mĩ miều và cảm xúc:

    Uống đi cho đỡ khô hầu

    Uống đi cho bớt cái sầu mênh mang

    Có ai nuốt ảnh trăng vàng

    Có ai nuốt cả bóng nàng Tiên Nga

    Thi sĩ thực sự đã "uống trăng" rồi, phép điêp "uống đi" như nhấn mạnh, như chứng tỏ cho người ta thấy hành động ở tiêu đề là thật, nó không còn đơn giản chỉ là vỏ bọc nghệ thuật, mà thực sự là hành động để giải khuây, để vơi sầu. Phép điệp "có ai" như thêm phần khẳng định niềm khao khát mãnh liệt trong tâm hồn thi sĩ

    Trăng trong thơ Hàn như một người tri âm, tri ngộ, người đồng hành với mọi biến cố trong tâm hồn, xúc cảm. Có lẽ chưa bao giờ người ta thấy trong thơ tràn ngập cả ánh trăng như trong thơ Hàn Mặc Tử: Trăng đẹp, Trăng lung linh huyền ảo, trăng lả lơi tình tứ. Với Hàn Mặc Tử Trăng tồn tại và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trăng lắng nghe, thấu hiểu rất rõ tâm tình của nhà thơ, tựa như người bạn tâm giao, người bạn tri kỉ không thể tách rời. Nhà thơ cũng coi trăng như là người để giãi bày tâm sự, dường như không có chuyện gì mà nhà thơ không thể nhờ trăng truyền tải:

    Đã thèm cái giấc mơ hoa

    Ở Hàn Mặc Tử, trăng và hồn thi sĩ hòa quyện, gắn kết với nhau như cặp đôi tâm giao hoàn hảo. Trăng là thứ đọn nhận những khúc mắc, day dứt, những ưu tư sầu muộn của thi nhân. Trăng là người bạn đồng hành khiến cho nhà thơ còn lưu giữu ước mong tồn tại, vì trên đời mình còn có một thứ luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu. Có lẽ trăng là thứ không thể thiếu được trong cuộc sống của ông, lúc gần, lúc xa, lúc lơi lả gợi tình, lúc dịu dàng thương mến, hơn hết, trăng kéo người đọc đến một thế giới huyền ảo, diệu kỳ, đầy mơ mộng nhưng cũng đầy quyến rũ.

    Hình tượng trăng như một ám ảnh nghệ thuật đã trở thành phong cách của Hàn Mặc Tử, đẹp đẽ và lưu luyến. Người đọc khi thưởng thức tác phẩm của thi sĩ, không thể ngừng quay cuồng, chìm đắm, say mê trong thế giới sâu xa ấy, để rồi lại cảm thấy thán phục những trang thơ của một con người đã cách mình hàng thập kỷ.
     
    Phượng Chiếu NgọcLieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...