Cảm nhận khổ thơ: Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người - Việt Bắc, Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi chantbin, 11 Tháng sáu 2023.

  1. chantbin

    Bài viết:
    58
    Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả:

    Ta về, mình có nhớ ta

    Ta về ta nhớ những hoa cùng người

    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

    Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Rừng thu trăng rọi hòa bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

    (Trích Việt Bắc-Tố Hữu, Ngữ Văn 12, tập 1)

    Bài làm:

    Nếu thơ của Nguyễn Quang Dũng thể hiện được sự mới mẻ, sáng tạo với những hình ảnh thực thì đến với thơ của Tố Hữu lại là sự hòa hợp giữa trữ tình, lạng mạn với bút pháp hiện thực, thơ ông là đại diện tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình -chính trị. Hồn thơ của Tố Hữu luôn bay bổng hướng tới cái ta chung với cái lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng và cả dân tộc. Và bằng chính cái tôi trữ tình ấy, tác giả đã thành công thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của đồng bào Việt Bắc đó là sự thủy chung, nghĩa tình, luôn hướng về Cách mạng. Mà cụ thể được bộc lộ qua khổ thơ sau:

    "Ta về, mình có nhớ ta

    * * *

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."

    Bài thơ "Việt Bắc" là tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu được trích trong tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1954. Bài thơ được ông sáng tác nhân dịp các chiến sĩ Cách mạng từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu trở về thủ đô. Cả khổ thơ này là bức tranh tứ bình khảm ra trước mắt ta với bốn mùa tượng trưng của mảnh đất này. Mỗi cặp, cứ câu lục tả hoa thì câu bát tả người khiến cho khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc tuy được mô tả rải rác nhưng lại kết tinh vào, hòa hợp một cách hàm súc, cô đúc nhất.

    Mở đầu khổ thơ lại là cấu trúc nói "Ta-mình", tác giả đã vẽ nên mối quan hệ mới-quan hệ lứa đôi với tâm trạng bồi hồi, nhớ nhung:

    "Ta về, mình có nhớ ta

    Ta về, ta nhớ những hoa cùng người"

    Bằng đại từ "mình-ta", cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật trữ tình càng trở nên thân mật, gần gũi. Song hình ảnh "hoa cùng người" là hình ảnh tượng trưng sáng tạo. "Hoa" biểu tượng cho thiên nhiên, "người" biểu tượng cho số đông con người Việt Bắc đáng yêu, đáng quý. "Hoa cùng người" đã thể hiện được trọn vẹn cái vẻ đẹp của con người, cái tuyệt phẩm không gì so sánh bằng, là những gì đẹp nhất, quý nhất khắc sâu trong tâm khảm người cán bộ.

    Theo sau đó, tám câu còn lại là bức tranh tứ bình về cảnh và con người Việt Bắc. Là kiệt tác hòa hợp giữa con người và cảnh, cái phẩm chất tốt đẹp của đồng bào Việt Bắc lồng vào cái hùng vĩ, mộng mơ của núi rừng Tây Bắc:

    "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thát lưng

    Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Rừng thu trăng rọi hòa bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."

    Từ xưa, tranh tứ bình là một trong những loại hình phổ biến trong nghệ thuật trung đại. Nó thường là một bộ tranh gồm bốn bức mô tả bốn mặt của một đối tượng nào đấy. Chúng ta thường thấy thời trung đại, con người ta hay dựng lên những bộ tứ bình. Đó có thể là tứ quý như "tùng-trúc-cúc-mai" hay "cầm-kì-thi-họa", tứ mùa như "xuân-hạ-thu-đông", tứ nghệ như "ngư-tiều-canh-mục", tứ linh như "long-lân-quy-phụng".

    Mở đầu bức tranh mùa đông gợi tả sinh động qua thư pháp nghệ thuật đối lập, đủ màu sắc đường nét, thời gian và không gian: "Rừng xanh.. dao gài thắt lưng". Với một không gian xanh bạt ngàn, tô điểm với cái sắc đỏ tươi của hoa chuối, gam màu tương phản không có dấu vết lụi tàn của mùa đông lạnh giá, gợi sự ấm áp, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Song bằng sắc đỏ, tác giả đã tạo trường liên tưởng gợi ra ngọn lửa đỏ rực ấm nóng rọi sáng cả không gian, xua tan cái lạnh giá của mùa đông. Cùng đó, Tố Hữu đã để hình ảnh con người xuất hiện nhưng lại rất đỗi bình dị với "Dao gài thắt lưng", nếu ở trên tầm cao ta chỉ thấy "ánh dao" phản quang tạo thành điểm sáng làm nổi baatjcon người đầy tự tin, khỏe khoắn và làm chủ núi rừng.

    Không chỉ riêng "Việt Bắc" hình ảnh con người mới được mô tả theo cách riêng của Tố Hữu thế này mà ngay trong bài "Lên Tây Bắc" tác giả cũng có viết:

    "Rất đẹp hình ảnh lúc nắng chiều

    Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

    Núi không đè nổi vai vươn tới

    Lá ngụy trang reo với gió đèo".

    Tiếp đó, cảnh vật mùa xuân mở ra trước mắt ta với cánh rừng mơ nở trắng sơn trắng cả một góc trời gợi lên sự mộng mơ, tinh khiết đến lạ thường. Thấp thoáng trong cái không gian lãng mạn ấy, hình ảnh con người hiện ra đầy bình dị, cần cù, khéo léo chuốt từng sợi giang làm nên những sản phẩm mĩ nghệ "nón giang" hoàn mĩ, đáng trân trọng.

    Xuân qua hè tới, cảnh sắc mùa hè trở nên sống động qua tín hiệu âm thanh và màu sắc "ve kêu rừng phách đổ vàng". Cả khu rừng lúc này đều râm ran đầy tiếng ve kêu, với từ "đổ" là sự chuyển màu đổng loạt của núi rừng Tây Bắc, tất cả đều cởi bỏ tà áo xanh mà thay bằng chiếc áo vàng rục rỡ. Tới đây, Tố Hữu bèn nhớ đến cô thôn nữ trẻ trung, xinh đẹp đi hái măng giữa rừng vầu, rừng tre. Với vần điệu, hiệp vần lưng "gái-hái", điệp phụ "m" liên tiếp ở các từ "măng, một, mình" tạo nên tính đa thanh, tính nhạc hấp dẫn, không gợi cảm giác cô đơn, buồn tẻ vì lao động trong không gian thi vị của cảnh vật, góp phần nuôi quân phục vụ kháng chiến. Và chính cách nói của Tố Hữu khiến ta nhớ đến cách thi sĩ Xuân Diệu miêu tả bầu trời tuôn màu xanh của lá "đổ trời xanh như ngọc". Đó là sự gặp gỡ của những tài năng nghệ thuật lớn.

    Hai câu thơ cuối là hình ảnh Việt Bắc trong mùa thu với hình ảnh ánh trăng soi rọi sáng cả khu rừng tạo nên khung cảnh huyền ảo. Chỉ với một từ "rọi" đã gián tiếp gợi ra hình ảnh rừng cây, khe núi, bản làng. Khép lại đoạn thơ là "tiếng hát ân tình thủy chung" là hình ảnh ẩn dụ về người dân Việt Bắc thủy chung, luôn hướng về Cách mạng.

    Tac phẩm giàu chất nhạc, chất họa cùng các nghệ thuật điệp ngữ "nhớ" kết hợp biến hóa "nhớ ta-ta nhớ-nhớ người đan nón-nhớ cô em gái-nhớ ai" đã thể hiện nỗi nhớ dạt dào. Cùng thể thơ lục bát với âm điệu ngọt ngào và âm hưởng bồi hồi như câu hát giao duyên mượt mà của dân ca đã diễn tả tinh tế, sâu sắc nỗi lòng của con người Cách mạng qua hình thức đối thoại tâm tình.

    Với bức tranh tứ bình, hình ảnh thiên nhiên núi rừng và con người Việt Bắc hiện lên đầy tươi đẹp, bình dị và tràn đầy sức sống. Khổ thơ là kiệt tác thể hiện được tài năng, sáng tạo và tình yêu dành cho con người Việt Bắc và Cách mạng Việt Nam.
     
    chiqudollLieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...