Cảm nhận giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ỉn siêu nhân, 10 Tháng năm 2021.

  1. ỉn siêu nhân

    Bài viết:
    12
    Kim Lân là một nhà văn xuất thân từ gia đình lao động nghèo khó với tuổi thơ đầy cơ cực, bần hàn. Có lẽ nếm trải những ngày tháng cay đắng ấy đã hình thành nên một trái tim yêu thương những con người nghèo khổ. Trong gia tài các tác phẩm văn học của mình Kim Lân đều tái hiện khung cảnh làng quê Việt với những người lao động khổ đau nhưng luôn ánh lên tình người trân quý. "Vợ nhặt" là một tác phẩm như thế nó tái hiện nắm tro tàn hiện thực trên nền của thảm cảnh nạn đói năm 1945 nhưng đọng lại không phải sự bi thương đau khổ mà chính là giá trị nhân đạo nơi con người.

    Giá trị nhân đạo là tình thương là tiếng lòng đồng cảm của tác giả trước những hoàn cảnh đầy khổ đau. Cảm hứng nhân đạo là một trong những đề tài lớn xuyên suốt nền văn học. Phải chăng đó bắt nguồn từ chính truyền thống nhân nghĩa và lòng nhân ái bao la của con người Việt Nam. Trước đó trong văn học ta đã từng bắt gặp rất nhiều tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo lớn lao như truyện Kiều của Nguyễn Du. Và tới đây ta sẽ được cảm nhận giá trị ấy một lần nữa dưới ngòi bút Kim Lân qua trang sách Vợ nhặt.

    Giá trị nhân đạo trong tác phẩm trước hết được thể hiện qua tình cảm thương xót của tác giả dành cho những con người trong nạn đói thê thảm năm 1945 mà điển hình thông qua hình ảnh mẹ con Tràng. Họ đều là những người lao động nghèo xóm ngụ cư sống trong căn nhà tuyềnh toàng dúm dó đang phải đứng trên bờ vực cái đói cái chết. Đó còn là chị vợ nhặt người con gái đáng thương đang phải quay quắt trước cái đói. Cái đói đã cướp đi của chị ta tất cả gia đình, quê hương thậm chí cả cái tên. Chị vợ nhặt thực sự là nạn nhân khủng khiếp của cái đói.

    Càng thương xót, đồng cảm với số phận người nghèo bao nhiêu thì nỗi căm thù với những kẻ đã gây ra hậu quả này bấy nhiêu. Ngoig bút Kim Lân đã ngầm lên án tố cáo thực dân Pháp, phát xít Nhật, phong kiến thối nát đê hèn những kẻ hút máu người những kẻ bóc lột dã man đã đẩy dân tộc.

    Việt Nam rơi vào thảm cảnh

    Thế nhưng vượt qua hiện thực đau thương trên nắm tro tàn lạnh lẽo của hiện thực nhà văn vẫn phát hiện và thắp lên được ngọn lửa tình người ấm áp. Đó là tình yêu thương sự đồng cảm của con người với nhau. Vẻ đẹp tình người ấy lắng đọng ở Tràng người lao động nghèo nhúng giàu lòng bác ái sẵn sàng bỏ tiền ra đãi người đàn bà xa lạ một bữa no nê vì thương thị đói quá. Ở anh còn toát lên khát khao tình yêu, khát vọng vun đắp một tổ ấm hạnh phúc giữa hiện thực đầy đau thương. Ở chị vợ nhặt ta cũng thấy được những nét đẹp của một ngưòi phụ nữ thuần hậu chất phác, một người con gái nhu mì, lễ phép, chăm chỉ tháo vát, hiểu rõ bổn phận dâu con. Và đẹp nhất cao cả nhất chính là hình ảnh người mẹ là bà cụ Tứ với tình yêu thương con vô bờ và đức bao dung lòng vị tha bác ái sẵn sàng dang tay bao bọc những người cùng khổ. Đẹp đẽ hơn ở bà cụ còn là hình ảnh về tinh thần lạc quan về một tương lai tưoi đẹp, chính bà là người đã truyền niềm tin hi vọng về một ngày mai tươi sáng tới các con của mình.

    "Vợ nhặt" thực sự là một tác phẩm đong đầy cảm xúc tái hiện chân thực nạn đói đau thương của dân tộc. Thế nhưng đọng lại trong tâm trí người đọc không phải là một kí ức u ám đầy đau thương mà chính là những tình cảm nhân văn cao quý của con người. Đó thực sự là áng văn được viết bằng trái tim nhân đạo của Kim Lân và một tác phẩm nghệ thuật được sinh ra từ chính trái tim cao đẹp thì sẽ còn sống mãi.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...