Cảm Nhận: Giã Gạo - Hồ Chí Minh: Gian nan rèn luyện mới thành công

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Jenny Nguyen Tran, 26 Tháng tư 2023.

  1. Jenny Nguyen Tran

    Bài viết:
    39
    Hồ Chí Minh- nhà lãnh tụ kỳ tài của dân tộc Việt Nam, đã dưa đất nước thoát gông xiềng nô lệ, mang đến nền xã hội chủ nghĩa tự do cho dân tộc. Trải dài cuộc đời Bác là những bài học đúc kết từ chính thực tiễn trải nghiệm của bản thân. Đó là những bài học xương máu, những dấu ấn trong hành trình tìm đường cứu nước, đọng lại trong hành trang giải phóng dân tộc, trong từng lời thơ tuy đơn sơ nhưng chứa đựng nhân sinh quan về cuộc sống khổ nhục, tù đày nhưng không hề nhụt chí, không hề bào mòn lý tưởng của một lãnh tụ cách mạng sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Bài "Giã Gạo" có đơn giản chỉ là đề cập việc giã gạo vậy thôi hay mang tầng ý nghĩa sâu xa nào trong đó, mang tính giáo dục đầy ẩn ý? Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa bài thơ.

    " Gạo đem vào giã bao đau đớn,

    Gạo giã xong rồi trắng tựa bông,"

    Gạo là sản phẩm của cả một công trình từ lúc chọn giống, ủ giống đến nảy mầm, rồi xuống giống, cấy, dặm, chăm bón các bước đến lúc trổ đòng, lúa chín, thu hoạch, về phơi đến lúc khô cất vào, khi cần mới đem giã để cho ra hạt gạo trắng ngần. Một quá trình đầy gian nan vất vả mới có được hạt lúa, từ hạt lúa mới ra gạo được. Tại sao Bác chọn hình ảnh gạo mà không là những hình ảnh hoa mỹ đầy chất thơ khác? Bởi lẽ, hình ảnh hạt gạo tiêu biểu cho tầng lớp nông dân tay bùn chân lấm, tầng lớp dễ bị bắt nạt nhất trong xã hội nhưng lại là tầng lớp cung cấp cho các tâng lớp khác, giai cấp khác thức ăn - thứ thiết yếu nuôi sống bản thân mỗi con người. Cho nên, không gì là ngạc nhiên khi nhà lãnh tụ ấy lại chọn hình ảnh gạo để nêu lên một cách sống cơ bản của con người muốn chạm đến thành công phải trải qua rèn luyện thử thách; không khác gì lúa phải đem vào chịu bao đau đớn mới bỏ đi được lớp vỏ trấu nhám sần sùi để cho ra thành phẩm là hạt gạo trắng ngần "tựa bông".

    Từ câu chuyện lúa biến thành gạo, từ việc làm gần gũi giản dị của những người nông dân tự bao đời, Bác đã khái quát nên một bài học cho bao thế hệ:

    "Sống ở trên đời người cũng vậy,

    Gian nan rèn luyện mới thành công."

    Ai đến đỉnh vinh quang mà không phải bao lần vấp ngã, ai gặt hái thành quả àm không có xuất phát điểm từ thất bại ban đầu. Do đó, mỗi người hãy hiểu rằng quá trình để giã lúa thành gạo cũng như bất cứ quy trình nào chạm tay vào thành công đều phải vượt muôn vàn trở ngại, thử thách, rèn giũa đớn đau, đôi khi phải đánh đổi bằng máu và nước mắt; như ta muốn có hạt gạo trắng ngần cũng phải từ hạt lúa chịu lăn lóc, giã, đập, chà, xát, lau chùi mới có được.

    Một bài học vô cùng quý giá cho mỗi cá nhân, không riêng ai, không riêng tầng lớp nào, giai cấp nào, lứa tuổi nào.

    Bài thơ với thể tứ tuyệt, vừa thể hiện tài văn chương của Bác, vừa mang tính giáo dục cho đại chúng, thật đúng như tính cách của Người - vị Cha già của dân tộc, bình dị, gần gũi, nhưng không bao giờ đánh mất vai trò lãnh đạo, vai trò mang hạnh phúc đến cho muôn nhà như Bác đã từng khao khát. Mỗi lời thơ, con chữ đều được Bác gửi gắm ưu tư, gửi gắm bài học làm người, gửi gắm lý tưởng muôn đời đem hạnh phúc sẻ chia cho toàn dân.
     
    LieuDuong, Kẻ xa lạDương2301 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...