Cảm nhận đoạn trích: Nhưng trong các làng Mèo Đỏ... đi chơi ngày Tết - Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 26 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau "Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sắc sỡ.. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết" Từ đó, nhận xét về chất thơ trong đoạn văn.

    [​IMG]

    Bài Làm

    "Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng và phát triển trong những cánh rừng của đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội, những núi đá hùng vĩ, những vạt rừng âm u là các dân tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau nhưng tinh thần kháng Pháp thì là một". Đó là lời chia sẻ về cuộc sống những ngày đi thực tế ở Tây Bắc đã để lại trong Tô Hoài những điều để thương, để nhớ nhất. Những cảm xúc ấy đã được kết tinh thành tập "Truyện Tây Bắc" mà lấp lánh nhất chính có lẽ là truyện ngắn "Vợ Chồng A Phủ". Tác phẩm được tổ chức chặt chẽ, rất sinh động và tự nhiên, không cần những nút thắt quá biến động nhưng vẫn thu hút được bạn đọc là bởi tác giả đã có cái nhìn hiện thực sắc bén. Nhà văn Nga Sê-Khốp nói: "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn đạo từ trong cốt thủy". Thông qua lăng kính đầy tình yêu thương, lòng nhân ái tác giả thể hiện được chủ nghĩa nhân đạo tích cực, mới mẻ chưa từng có trên diễn đàn văn chương Việt Nam. Được thể hiện thông qua đoạn trích: "Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sắc sỡ.. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết" nhà văn đã cho ta thấy một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Và cũng từ đó, ta thấy được sự thành công của tác phẩm từ một giọng văn bàng bạc chất thơ Tô Hoài.

    Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác vào năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Tác phẩm chính là kỉ niệm là tấm lòng của Tô Hoài dành tặng cho những người dân Tây Bắc, và nó cũng chính là kết quả của chuyến đi cũng bộ đội vào giai phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế kéo dài 8 tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn. Chuyến đi dài này đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với những tình cảm tốt đẹp của nhà văn với con người miền Tây Bắc. Tô Hoài tâm sự: "Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi 8 tháng ấy là đất nước và con người Miền Tây để thương để nhớ cho tôi nhiều quá. Tôi không bao giờ quên.. Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dung cảm lúc nào cũng có trong tâm trí tôi. Vì thế, tôi viết truyện Tây Bắc". Qua câu chuyện về cuộc đời của Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định: Người dân miền núi dù có bj tước đoạt quyền sống, quyền làm người, bị vùi sâu dưới đáy Xã Hội nhưng trong lòng họ vẫn âm ỉ ngọn lửa của lòng ham sống yêu đời, khao khát tự do hạnh phúc chỉ chờ cơ hội là bùng cháy lên mạnh mẽ; đồng thời thể hiện lòng cảm thông và sự trân trọng những khao khát tự do và ý thức tự giải phóng của họ.

    Tô Hoài đã từng quan niệm rằng: "Nhân vật là linh hồn và là trụ cột của tác phẩm" . Đặc biệt trong văn xuôi với thể loại truyện ngắn, một tác phẩm có thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào nhân vật tham gia bởi nhân vật là trung tâm của câu truyện, có nhân vật mới có thể xây dựng được cốt truyện, diễn biến truyện, việc xây dựng nhân vật chính là dụng ý của nhà văn để thể hiện rõ được nội dung và tình cảm. Trong tác phẩm "Vợ Chồng A Phủ" Mị là nhân vật chính của câu chuyện. Được biết là một cô gái xinh đẹp, trẻ trung, tài hoa có tài năng thổi lá hay như thổi sáo nên Mị có rất nhiều chàng trai theo đuổi. Cô đang có một thanh xuân tươi đẹp bên người mà mình yêu thương. Thế nhưng, chỉ vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ mới lấy nhau để lại, Mị đã trở thành món hàng đem ra để trao đổi, cô bị lừa bắt trở thành cô con dâu gạt nợ không công cho nhà Thống Lí Pá Tra – địa chủ ở Hồng Ngài lúc bấy giờ. Cuộc sống của cô từ đó gắn liền với đọa đầy về cả thể xác lẫn tâm hồn, cô sống mà như đã chết lúc nào cũng chỉ âm thầm như một chiếc bóng, lẻ loi và đơn độc, cho đến đêm tình mùa xuân năm ấy, khi tiếng sáo tình yêu xuất hiện, cũng là lúc khơi dậy khả năng sống tiềm tàng của cố gái trẻ này.

    Nhà văn Tô Hoài đã từng tâm sự "Những điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sự sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt". Vậy điều gì đã làm cho Mị hồi sinh? Điều gì đã khiến cho con người trong hoàn cảnh lay lắt đói khổ nhục nhã mà vẫn tiềm tàng, mãnh liệt cái sức sống diệu kì đến vậy? Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người miền Tây khi mùa xuân đến đã được miêu tả trong những đoạn văn thật trữ tình, giàu chất thơ để làm nền cho sự hồi sinh sức sống của nhân vật. Đó là cảnh những đứa trẻ con tinh nghịch đốt những lều canh nương để sưởi lửa, hình ảnh những chiếc váy hoa đem ra phơi trên những mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ, sắc vàng ửng của cỏ gianh trong gió và rét dữ dội, hình ảnh những đám trai gái đánh pao, chơi quay, thổi khèn, thổi sáo say xưa; đặc biệt là âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình lửng lơ ngoài đầu núi. Những âm thanh, màu sắc, hình ảnh ấy đã tạo nên bức tranh mùa xuân đẹp thơ mộng, nồn nàn, rạo rực tình yêu, tràn trề sức sống. Đó là những yếu tố ngoại cảnh góp phần gọi dậy những khát vọng tình yêu và hạnh phúc vẫn âm ỉ đâu đó trong Mị.

    Nếu như nói không khí rạo rực, náo nức của mùa xuân giống như là cơn gió mát lành đã thổi vào mặt hồ yên tình của tâm hồn Mị, làm cho cái mặt hồ đó khẽ xao động thì "tiếng sáo" trong đêm tình mùa xuân là tác nhân mạnh mẽ nhất đã hơi dậy những cảm xúc của Mị. Và có thể hình dung tiếng sáo chính là cơn gió mạnh đã thổi vào tâm hồn của Mị, đã thổi vào trái tim và đã làm vỡ đi cái lớp băng vô cảm trại sạn, làm thức dậy một cô Mị giàu sức sống. Tác giả Tô Hoài miêu tả tiếng sáo song hành với tâm trạng của Mị. Lúc ở xa thì nó lấp ló ngoài đầu núi, còn khi ở gần thì nó lửng lơ bay ngoài đường, gần hơn nữa là lúc nó dập dờn trong đầu Mị. Tiếng sáo là một ẩn dụ nghệ thuật được Tô Hoài khắc họa như một hình tượng độc đáo. Pauxtopxki đã từng nói "Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm". Bụi vống nhỏ bé, dễ lẫn, nhạt nhòa, phổ biến. Còn hạt bụi vàng, nhỏ bé những không dễ lẫn, bụi vàng nhỏ bé nhưng quý giá. Và có thể xem "tiếng sáo" chính là hạt bụi vàng lấp lánh đó, đã làm hiện lên tâm trạng và cảm xúc của Mị. Tiếng sáo là hiện thân của Mị, hiện thân của tuổi trẻ, của khát vọng tự do, hiện thân của kí ức tươi đẹp của những ngày xuân khi chưa bị bắt vào nhà Thống Lí Pá Tra. Và tiếng sáo bay xa vang vọng làm sống lại kí ức thời tuổi trẻ lắm mộng nhiều mơ giàu khát vọng. Có lẽ chính vì vậy, khi tiếng sáo vọng về, Mị không chỉ cảm nhận tiếng sáo bằng thính giác, mà Mị còn cảm nhận nó bằng tâm hồn. Mị cảm nhận được sự bồi hồi thiết tha trong từng âm vang tiếng sáo và cũng như cảm nhận được tấm lòng, tâm hồn của người đang thổi. Hay đó chính là nhịp đập trải tim của Mị, trái tim đang thổn thức đang rung động, đang bồi hồi theo từng giai âm của tiếng sáo. Chính tiếng sáo đã thức tỉnh Mị, đôi môi từng thổi sáo, người đàn bà âm thầm câm lặng ấy đã nhẩm thầm bài hát của những người đang thổi:

    "Mày có con trai con gái rồi

    Mày đi làm nương

    Ta không có con trai con gái

    Ta đi tìm người yêu."

    Điệu sáo ấy lâu rồi Mị không thổi nữa, bài hát hát lâu rồi Mị cũng không hát nữa. Vậy mà đêm nay Mị vẫn nhớ, vẫn thuộc như in, điều đó chứng tỏ là cô gái này không hề vô cảm. Nói đúng hơn vô cảm chỉ là lớp vỏ bề ngoài và để che đậy một tâm hồn với sức sống tiềm tàng mánh liệt ẩn dấu bên trong. Tiếng sáo ấy đã thức dậy cả mùa xuân trong Mị, tiếng sáo thức dậy cả kí ức xa xôi của những ngày xuân trước và điều ấy nó khiến ta chợt nhớ đến một anh Chí Phèo bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say dài, bởi tiếng chim hót, tiếng anh chài thuyền gõ mái đuổi cá, tiếng của người đi chợ thì việc đầu tiên Chí nhớ đến là quá khứ "Hình như đã có một thời hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải". Có thể nói ngay sau khi tỉnh rượu, như cùng một lúc, giấc mơ lương thiện sống lại trong lòng Chí, một giấc mơ lương thiện lụi tắt trong lòng Chí.

    Sau đó, Mị lén lấy rượu uống ực từng bát " Cái cách uống rượu ấy là sự dồn nén của những uất ức, phẫn uất nên uống rượu mà cứ như nuốt cay nuốt hận vào trong lòng. Trong văn học thì việc các nhân vật uống rượu không phải là ít, chúng ta đã từng bắt gặp một Hồ Xuân Hương:

    " Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trong "

    Hay một Chí Phèo càng uống càng tỉnh. Có một triết lí " Rượu một khi không làm đủ sức lu mờ lí trí con người thì nó sẽ quay ngược trở lại thức tỉnh lí trí của con người. Và phải chăng vì rượu mà Mị đã được thức tỉnh cả kí ức cả quá khứ tươi đẹp, cả hiện tại đầy đau khổ và điều này cho thấy men tình và men rượu đã đánh thức con người Mị. Mị uống rượu và lại nghe văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Từ văng vẳng không chỉ gợi tả tiếng sáo ở xa, mà đó còn là những âm thanh của Hoài niệm đưa Mị trở về với tiếng sáo và bài hát của người bạn tình năm xưa, khiến Mị như trở lại với một cô gái xinh đẹp thuở nào, uốn lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có bao nhiều người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Người đàn bà tưởng như không còn sợi dây liên hệ với cả thực tại và quá khứ-không thiết nghĩ đến tương lai, nay lại lịm mặt-sống về ngày trước với bao nhiê khát vọng tình yêu, khát vọng tuổi trẻ. Ảo giác của quá khứ đã khiến Mị phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng . Mị bỗng nhận ra mình còn trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, ý thức được mình vẫn còn trẻ, lòng Mị cũng như trẻ lại, Mị bỗng muốn được đi chơi, được chơi những đám vui, những cuộc vui, hòa vào không khí rạo rực của mùa xuân, của tình yêu và hạnh phúc. Đó là tuổi trẻ với quyền được sống, được yêu, được tự do.

    Như vậy có thể thấy, sức sống tiềm tàng luôn ẩn dấu trong tâm hồn Mị. Nhập thẳng vào ngòi bút và nội tâm nhân vật, hòa nhập vào tiếng lòng của nhân vật. Tô Hoài đã diễn biến tâm trạng và bước phát triển hành động của Mị rất tinh tế. Đây là một đoạn văn giàu chất hiện thực song cũng đậm đà chất thơ, Tô Hoài đã giúp người đọc nhận ra được những bản chất tốt đẹp, tiềm tàng trong nhân vật Mị. Dù phải sống và chịu vùi dập trong cảnh đời bất hạnh nhưng khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc luôn âm thầm cháy trong Mị và khi ngọn gió mát lành của cuộc sống thổi tới nó sẽ bùng lên một cách mãnh liệt.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Giá trị nhân đạo của đoạn trích đã nói lên số phận bi phẩm của người dân miền núi dưới chế độ thực dân phong kiến chúa đất. Họ bị tước đoạt quyền sống quyền làm người, bị vùi sâu dưới đáy Xã Hội: Bị giam hăm bởi thần quyền và cường quyền hủ tục và cường quyền bạo lực. Thông qua đoạn trích tác giả đã lên án tố cáo các thế lưc tàn bạo, đồng thời thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương trước những số phận bất hạnh của người dân miền núi thông qua nhân vật Mị. Nhà văn đã phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người lao động ngay cả khi họ bị vùi dập dưới đáy xã hội, hướng cho họ theo ánh sáng của Cách mạng để đến với một tưởng lai tươi sáng hơn.

    Ai-ma-top đã từng nhận định: "Tác phẩm chân chính sẽ không bao giờ kết thức ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi các câu chuyện về nhân vật kết thúc" . Gấp lại những trang viết về "Vợ Chồng A Phủ", về nhân vật Mị một cô gái Mèo với sức sống mãnh liệt song trong lòng người đọc vẫn để lại những ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp, sức sống, khao khát sống của con người. Qua đó mang đến cho ta một niềm khao khát sống, niềm tin vào chính mình bởi sứ mệnh của con người không phải chỉ tồn tại mà là sống, sống cho thật ý nghĩa và rực rỡ.
     
    quynhhuong126Sói thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng ba 2024
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...