Cảm nhận bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh Tình yêu- tứ cảm xúc đặc biệt của con người đã đi vào thơ ca từ ngàn xưa, trở thành nét chấm phá độc đáo trong làng văn Việt nói riêng và văn học thế giới nói chung. Nếu trong phong trào thơ mới 1932-1945 ta bắt gặp tình yêu đầy dữ dội qua cái tôi trữ tình Xuân Diệu. Thì đến thời kì chống Mĩ thứ tình cảm ấy càng thăng hoa hơn, vừa mạnh mẽ lại vừa mềm mại, uyển chuyển nổi bật lên là bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kì chống Mĩ, thơ bà là tiếng lòng tâm hồn phụ nữ đầy trắc ẩn, hồn nhiên, tươi tắn, chân thành, đằm thắm luôn da diết khát vọng hạnh phúc bình dị. "Sóng" được ra đời trong chuyến đi công tác đến Diêm Điền khi bà đã phải chịu đựng những đau khổ, khắc khoải trong tình yêu. Chính hoàn cảnh đặc biệt đó cùng với sự nhạy cảm vốn có của người phụ nữ "Sóng" hiện lên là một bản tình ca với đầy đủ dư vị cảm xúc. "Sóng" thể hiện cái tôi có khát vọng chân thành, mãnh liệt nhưng cũng là một cái tôi đầy nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và kiếp người. Xuân Quỳnh đã gây dựng thành công hình tượng người phụ nữ thời đại mới với những nét tính cách đầy hiện đại, mới mẻ. Họ không cam chịu số phận như những người phụ nữ phong kiến bị trói buộc bởi giáo điều mà có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt. Đó là cai tôi với nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu cũng giống như quy luật của song biển lúc mạnh mẽ lúc lặng yên: "Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ" Khi chếnh choáng men say của tình yêu tâm hồn người phụ nữ trở lên đầy biến động. Lúc hờn ghen, dữ dội như những con sóng trong đêm biển động phong ba khi lại dịu dàng sâu lắng trong đêm trời yên biển lặng. Đó là trạng thái tâm lí vừa phong phú vừa phức tạp của một tâm hồn khao khát yêu thương. Xuân Diệu cũng đã từng ngày đêm thổn thức trong những ngày đương yêu: "Cũng có khi ồn ào Như nghiền nát bờ em Là lúc chiều yêu mến Ngập bến những ngày đêm" Cả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đều thành công trong việc đi sâu vào thế giới nội tâm của con người. Nhưng nếu Xuân Diệu cháy bỏng đến mãnh liệt, trào dâng cảm xúc đầy phóng khoáng thì Xuân Quỳnh là sự tổng hòa chất dữ dội lẫn tính e lệ, đằm thắm của phụ nữ. Tính khí người con gái khi yêu là vậy nó mang nhiều thái cực mâu thuẫn nhưng đó là mâu thuẫn trong thống nhất, bởi tất cả là những biểu hiện khác nhau của một trai tim chân thành mãnh liệt. Cái tôi của người phụ nữ không chỉ thể hiện với nhiều cung bậc cảm xúc mà con là cái tôi luôn khao khát được sống cùng đúng với cá tính của mình, thấu hiểu được yêu thương nên đã dấn thân đi vào hành trình gian truân đi tìm tình yêu đích thực: "Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể" Cả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đều thành công trong việc đi sâu vào thế giới nội tâm của con người. Nhưng nếu Xuân Diệu cháy bỏng đến mãnh liệt, trào dâng cảm xúc đầy phóng khoáng thì Xuân Quỳnh là sự tổng hòa chất dữ dội lẫn tính e lệ, đằm thắm của phụ nữ. Tính khí người con gái khi yêu là vậy nó mang nhiều thái cực mâu thuẫn nhưng đó là mâu thuẫn trong thống nhất, bởi tất cả là những biểu hiện khác nhau của một trai tim chân thành mãnh liệt. Cái tôi của người phụ nữ không chỉ thể hiện với nhiều cung bậc cảm xúc mà con là cái tôi luôn khao khát được sống cùng đúng với cá tính của mình, thấu hiểu được yêu thương nên đã dấn thân đi vào hành trình gian truân đi tìm tình yêu đích thực: "Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ" Sóng tuy phức tạp, rối ren là thế nhưng nó có một quy luật không bao giờ đổi thay. Thời gian cứ vận động tuần hoàn từ ngày nào đến ngày khác, từ năm này đến năm kia nhưng bản chất của nó vẫn như vậy, hàng ngàn năm sóng vẫn hát lên bài ca bất tử. Từ ngàn năm trước kia chưa có anh và em sóng đã xôn xao, ồn ào, ngàn năm sau khi đôi ta tan biến vào tan biến vào hư vô sóng vẫn rạo rực, vỗ về như thế. Đó là quy luật muôn đời của sóng luôn dạt dào, khao khát không gian rộng lớn. Cũng như sóng, khao khát trong tình yêu trong tâm hồn con người sẽ không bao giờ lụi tàn, cứ cháy bỏng mãi trong tâm hồn mỗi người. Con người qua bao thế hệ sống vì yêu, còn yêu khi nào còn sống. Nếu sóng vĩnh hằng giữa vũ trụ bao la thì tình yêu cũng vậy nó như ngọn đuốc trong trái tim mỗi người. Khát vọng tình yêu là vĩnh viễn nó không chỉ "bồi hồi trong ngực trẻ" mà còn trong tất cả mọi người. Yêu giúp họ trẻ lại, tái sinh như những con sóng ào lên rồi tan ra hòa nhập vào đại dương mãi mãi. Sóng đã tồn tại hàng triệu năm, nhiều lần nó cố vượt sông đi tìm đến biển, cố gắng tìm hiểu soi chiếu mình nhưng nó vẫn còn nỗi băn khoăn không thể nào lí giải được: "Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh em Em nghĩ về biển lớn Từ khi nào sóng lên Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau" Đọc câu thơ ta có thể cảm nhận sự bất lực đến nao lòng của sóng, trong suốt hành trình mãi nó cũng không thể biết đến nguồn cội của mình. Thi sĩ đã mượn hình ảnh sóng để cắt nghĩa tình yêu nhưng chính bà cũng không thể lý giải được cội nguồn của nó chỉ có thể biết rằng gió thổi sóng trào còn gió từ phương nào đến vẫn là câu hỏi ngậm ngùi chưa có lời giải. Nhưng ẩn sau sự bất lực, cái thất bại cảu thi nhân ta lại thấy một định nghĩa rất riêng về tình yêu. Nếu ông hoàng thơ tình Xuân Diệu từng định nghĩa "yêu là chết trong lòng một ít". Thì Xuân Quỳnh lại bối rối khẳng định yêu cũng giống như gió trời sóng biển không sao hiểu biết được vì nó thâm sâu, khó lường quá. Đúng như vậy yêu là trạng thái tâm lý trong đời sống tình cảm của con người, trong tình yêu cũng có lí trí nhưng chủ yếu là thế giới của tình cảm, cảm xúc mà ngay cả trí tuệ tỉnh táo như Xuân Diệu cũng khó có thể lý giải được: "Đố ai định nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm tâm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu" Chính Xuân Diệu cũng ngao ngán bất lực rồi phải nhờ người khác "đố ai" để giải nghĩa tình yêu. Tình yêu là vô điều kiện mà ta không thể dùng tư duy bình thường để định nghĩa được, nó là phạm trù vượt lên trên cả lí trí cũng như những con sóng ta không thể biết nó từ đâu mà tới. "Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức" Sóng không chỉ là thơ mà còn là những gì tinh tế nhất của tâm hồn phụ nữ. Sóng hiện lên với nỗi nhớ khôn nguôi, thấp thỏm đêm ngày. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian rộng lớn dù ở dưới nước "lòng sâu" hay trên mặt nước nó vẫn khắc khoải nỗi nhớ bờ. Không chỉ vậy nỗi nhớ chỉ bao trùm lên thời gian cả ngày lẫn đêm cả trong tiềm thức lẫn vô thức, dù ở đâu nó cũng len lỏi vào. Đó là nỗi nhớ cồn cào, mãnh liệt trong tim, da diết luôn cồn cào như những con sóng ngoài khơi. Nỗi nhớ luôn thường trực ở quanh đây, nó sẵn sàng len lỏi vào trong tâm trí những kẻ sống vì yêu. Trong ca dao xưa nỗi nhớ ấy cứ ngẩn ngơ, bồi hồi, lệ rơi: "Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm" Nỗi nhớ ấy da diết, nông nàn biết bao nhiêu. Có người từng nói: "Sao người ta không gọi chung yêu và nhớ cùng một từ được nhỉ? Vì nếu yêu là một cơ thể thì nỗi nhớ chính là trái tim trong cơ thể ấy". Đúng vậy làm sao cố thể yêu mà không nhớ được? Nhớ là biểu hiện của tình yêu, là thước đo của tình yêu, nỗi nhớ làm trái tim ta đau đớn, buồn tủi, nhớ cũng làm ta hạnh phúc vì ta có thể yêu. Sóng là nỗi nhớ không nguôi của người phụ nữ cứ trăn trở, khắc khoải nó thường trực trong cả giấc mơ hư ảo. Tình yêu như con sóng trên đại dương mêng mông dù qua bãi bể nương dâu, những con sóng ngàn đời vẫn xôn xao như trái tim con người còn đập là còn yêu. Sóng không chỉ là nỗi nhớ bờ mà còn là lòng thủy chung đi đâu cũng hướng về bờ: "Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu về ngược phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương" Bằng nghệ thuật tương phản đối lập "xuôi-ngược" Xuân Quỳnh dã gợi cho người đọc về hành trình của những con sóng ngoài khơi cũng như hành trình của người phụ nữ đi tìm tình yêu giữa cuộc đời. Nếu Xuân Diệu táo bạo mạnh mẽ muốn "tắt nắng", muốn "buộc gió" để tận hưởng vẻ đẹp của tình yêu, muốn tước đoạt quyền năng của tạo hóa. Thì Xuân Quỳnh còn mãnh liệt hơn nữa khi biểu lộ tình yêu của mình, thi nhân khẳng định dù trời đất có quay cuồng, đổi thay, thế thời di chuyển, phương hướng có thể bị đảo lộn thì em vẫn hướng về phương anh. Đó là tình yêu mãnh liệt vượt lên sự đổi thay của tạo hóa. Chỉ vỏn vẹn một câu thơ nhưng đó là lời thề, thề rằng trong chuyến đi ngược xuôi đi tìm tình yêu dù phải trải qua gian truân vất vả nhưng cũng chỉ có anh là duy nhất. Câu thơ giản dị mà sâu lắng vô cùng, không gian đổ vè tám phương bốn hướng nhưng lòng em chỉ hướng về phương anh. Đó cũng chính là quan điểm của Xuân Quỳnh về tình yêu, yêu là phải gắn liền với sự thủy chung, tình yêu không chỉ đơn thuần là tình yêu mà còn đi liền với cái tốt, cái đẹp. Không chỉ có Xuân Quỳnh mới gắn tình yêu với cái đẹp mà từ xưa ở Pháp năm 1946 yêu hoàn toàn tách rời toan tính thực dụng, không suy xét đến tiền bạc, dòng tộc mà một lòng thủy chung. Yêu tuy mỗi thời kì mỗi khác nhưng có một thứ mãi không thể đổi thay đó là sự thủy chung tuyệt đối như những con sóng ngoài xa hàng triệu năm luôn hướng về biển khơi. "Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vàn cách trở" Sóng dù gió xô bão dạt tới đâu đi chăng nữa cuối cùng sóng vẫn về với bờ dù "muôn vàn cách trở" đó là quy luật tất yếu. Qua sóng Xuân Quỳnh lại khẳng định thêm thủy chung thôi là chưa đủ, tình yêu đích thực dù vượt qua muôn vàn cách trở vẫn một lòng thủy chung. Như Darcy và Lizzie trong tác phẩm kinh điển "kiêu hãnh và định kiến". Chính sự thủy chung mãnh liệt đã xóa nhòa đi khoảng cách giai cấp, sự khác biệt trong định kiến xã hội và tự tôn bản thân để đến bên nhau. Hành trình đó cũng như hành trình đi tìm tình yêu của Xuân Quỳnh, nhưng Xuân Quỳnh có thêm một người bạn là sóng. Sóng bồi đắp lên những cảm xúc yêu thương cháy bỏng. Tình yêu vượt lên trên không gian, thời gian tìm mọi cách để đi đến đích. Trong tình yêu là sự âu lo, khắc khoải, dễ khiến lòng người lao đao: "Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa" Xuân Quỳnh tuy là nghệ sĩ tài hoa nhưng thường gắn với chữ "bạc mệnh". Trong cuộc đời bà đã phải chịu những đau khổ, đắng cay trong ái tình. Nên trong tình yêu, Xuân Quỳnh luôn vương vấn một nỗi âu lo. Với thi nhân đời người tuy dài nhưng vẫn là hữu hạn, biển rộng sông sâu vẫn có bờ, mây vẫn bay về xa tít tắp vô tận, thời gian cứ chảy trôi tuần hoàn. Đó là nỗi lo về thời gian, khác với thi nhân xưa như Hồ Xuân Hương luôn đau đáu nỗi đau về sự bi kịch đời phụ nữ: "Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung" Với bà chúa thơ Nôm luôn ám ảnh chế độ đa thê phong kiến, sự bi phẫn tột độ, nỗi lo âu về tương lai mù mịt. Thì Xuân Quỳnh có một nỗi lo về thời gian đây cũng là nỗi lo thường gặp cảu thi sĩ thời đại mới. Bà lo về cuộc đời tuy còn dài phía trước nhưng cũng chỉ là hữu hạn, con người rồi cũng phải úa tàn trước sự vô thủy của vũ trụ. Hơn nữa những năm tháng sau này còn dài ai biết lòng người có đổi thay: "Lời yêu mỏng manh như lời khói Ai biết tình anh có đổi thay" Đó là ám ảnh đến xót xa. Nỗi lo của Xuân Quỳnh cũng là nỗi lo của tất cả phụ nữ từ xưa đến nay. Với phụ nữ Việt thì lòng thủy chung là bắt buộc trong tình yêu, vậy nên nỗi lo sợ về sự đổi thay đã trở thành ám ảnh. Chính vì sự âu lo ấy dã khiến họ khao khát muốn hóa thành sóng biển muốn vĩnh hằng để được yêu mãi, sống mãi: "Làm sao để tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ" Đời người thật ngắn ngủi, nhỏ nhoi, phù du chỉ có sóng biển là bất diệt, vĩnh hằng với nhân gian. Xuân Quỳnh muốn hóa vĩnh hằng, thành những con sóng để hòa vào đại dương mênh mông, đó là sự hóa thân quên mình trong tình yêu, muốn thành trâm con sóng nhỏ để được sống mãi, yêu mãi. Xuân Quỳnh biết "tuổi trẻ chảng thắm lại hai lần" nên khát vọng được hóa thân, hiến dâng trong tình yêu là lý tưởng cao đẹp của tình yêu hiện đại. Nếu Hồ Xuân Hương luôn khát vọng tình yêu, cũng muốn vươn lên thoát khỏi cuộc sống nhỏ bé, ủ dột, thầm ngao ngán một cách kín đáo. Thì Xuân quỳnh lại bạo dạn hơn đó là khát vọng hòa chung tình yêu với cộng đồng như những con sóng tan ra trong đại dương, đó là sự hi sinh mà chỉ khi yêu thực sự mới làm được. Có người từng nói: "Hạnh phúc thực sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt". Chính vì điều đó lên Xuân Quỳnh muốn hóa thành sóng để ngàn năm cùng vỗ. Sóng hòa quện vào đại dương mênh mông, vô tận để cất lên những bài ca bất tử. Tình yêu cá nhân hòa vào tình yêu lớn lao cảu cộng đồng nhân loại để tồn tại vĩnh cửu. Bài thơ được ra đời trong khói lửa chiến tranh chống Mỹ cứu nước, lý tưởng tình yêu "sóng" của Xuân Quỳnh biểu trưng cho lí tưởng khát vọng thanh niên thế hệ trẻ muốn hi sinh cái tôi hòa vào cái chung của cộng đồng. Đó cũng là tâm hồn sống-khát khao hoài bão của tâm hồn phụ nữ. Bằng ngòi bút chan chứa cảm xúc Xuân Quỳnh đã gây dựng lên hình tượng con sóng độc đáo và đầy sáng tạo. Sóng là bản chất quy luật cảu người phụ nữ khi yêu, là những dòng suy nghĩ trăn trở về cội nguồn, là nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu và sóng còn là biểu trưng của khát vọng tình yêu vĩnh cửu. Qua "Sóng" ta còn thấy người phụ nữ trong tình yêu với hai nét tính cách vừa kín đáo, dịu dàng nhưng cũng mãnh liệt, táo bạo đầy đam mê, đó là nét đẹp truyền thống pha lẫn hiện đại. "Sóng" không chỉ là thơ mà còn là những gì tinh tế nhất trong tâm hồn phụ nữ. Bài thơ giàu ý nghĩa nhân sinh về tình yêu, cái tốt, cao cả. "Sóng" mãi mãi là bài thơ sáng mãi với dòng chảy thời gian, là áng thơ bất tử trong lòng người đọc. - DungNhi_