Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi cực đầy đủ, chi tiết

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Linh Mộc, 24 Tháng hai 2021.

  1. Linh Mộc

    Bài viết:
    8
    Chẳng phải Tố Hữu đã từng nói "Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng không thể nói được, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ". Có lẽ bởi vậy mà khi xưa, mỗi khi thất thế trước chốn quan trường bon chen, xô bồ, những nhà thơ như Nguyên Trãi lại tìm về ở ẩn. Say đắm trước thiên nhiên và cảnh sống bình dị chốn dân quê, ông đã viết bài thơ "Cảnh ngày hè" cùng gửi gắm nỗi lòng tâm sự.

    (Trích thơ)

    Lớn lên ở thời đại xã hội phong kiến phát triển cực thịnh những bắt đầu có dấu hiệu của sự suy yếu. Con người văn võ song toàn như Nguyễn Trãi sớm ra làm quan rồi trước những lời gièm pha mà lui về ở ẩn. Đó cũng là lúc ông sáng tác "cảnh ngày hè"

    Đến với cảnh ngày hè, trước hết là bức tranh thiên nhiên hiện lên rực rỡ và tràn đầy sức sống.

    Ngay từ câu thơ đầu tiên, ta đã cảm nhận được tâm thế thanh nhàn của nhà thơ khi về ở ẩn:

    "Rồi hóng mát, thưở ngày trường"

    Mở đầu là sự phá cách của thi nhân qua cách ngắt nhịp mới mẻ. "Rồi" cùng "thửo ngày trường" gợi khoảng thời gian dài trong hoàn cảnh ở ẩn của Nguyễn Trãi, xa rời chốn quan trường bon chen để tìm về với thiên nhiên bình dị. Vì vậy, ông dùng từ hóng mát để cho thấy tâm hồn mình đang khoan dung, thưởng ngoạn với những vẻ đẹp của thiên nhiên. Đây là tâm thế thường thấy của Nguyễn Trãi khi tìm về với thiên nhiên thanh tịnh:

    "Côn sơn suối chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"

    Không chỉ vậy, với nhịp thơ 1/2/3 của câu lục ngôn, dường như còn chất chứa nỗi niềm của Nguyễn Trãi. "Ngày trường" là khoảng thời gian dài mà trôi đi vô nghĩa, trong khi thi nhân thì vẫn lo cho dân cho nước không thôi. Vì vậy mà việc cáo quan về ở ẩn chỉ là sự vạn bất đắc chí của Nguyễn Trãi. Có lẽ bởi vậy mà trong ông luôn day dứt một niềm trăn trở. Câu thơ vì thế mà chất chứa một nỗi buồn đau.

    Nhưng dẫu cho trong lòng chất chứa tâm sự, thi nhân vẫn hướng lòng mình đến thiên nhiên để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ, tràn đầy sức sống:

    "Hòe lục đùn đùn tán rợp gương

    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

    Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"

    Đối với những con người bình dân trong cái nắng hạ hè là chói chang là ai bước nhưng chính cái sức sống của mùa hè lại là bừng lên trong Nguyễn Trãi này thì âm thanh này thì mùi hương và sắc màu rạo rực. Chỉ trong ba câu thơ hàm súc người đọc như được bước vào thế giới quan của Nguyễn Trãi mà đón nhất mùa hè bằng cả tâm hồn qua bức tranh mùa hè với đủ gam màu, cùng những hình ảnh đặc trưng của mùa hè bao trùm lên bức tranh ấy là những chiếc lọng xanh biếc của tán hòe đang buông sắc như làm dịu đi cái chói chang gay gắt của nắng hè. Chuyển tầm mắt xuống dưới đất thấy nhà thơ khéo léo đang cài cái màu đỏ rực rỡ của thạch lựu trước hiên nhà, cùng sắc hồng của hoa sen đang lan tỏa hương thơm ngào ngạt khắp không gian. Nhưng nếu thi ca cổ điển ưa những bút pháp ước lệ tượng trưng với những hình ảnh mang tính chất quy ước mỹ lệ thì Nguyễn Trãi đã dám bước ra khỏi cái khuôn khổ ấy, để vẽ nên bức bình phong cho riêng mình. Đôi khi thơ hay đâu bởi cái mỹ lệ xa hoa mà bởi cái bình dị thân thuộc. Đó chính là tố chất của một tâm hồn nghệ sĩ trong một bậc kỳ tài quân sự:

    "Hái cúc, ướm lan hương bén áo

    Tìm mai, đạp nguyệt tuyết xâm khăn"

    Nhưng từ cổ chí kim, văn phòng của các nhà thơ xưa mỗi khi nhắc đến thiên nhiên lại gợi tả bằng gam màu trầm hơn là những sắc gắt, ưa tả tình hơn tả động. Những Nguyễn Trãi lại một lần nữa bước ra khỏi đạo lý luân thường, thoát khỏi những bức tranh thanh đạm tiêu sơ để đến gần hơn với ngày hè. Hơn nữa trong bài thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng màu xanh của tán hòe cùng với màu đỏ của thạch lựu và chút hồng của hoa sen. Đây đều là những gam màu rực rỡ tươi sáng không chút tiêu điều. Nguyễn Trãi không chỉ cảm nhận được hình sắc của thiên nhiên tạo vật mà còn nhận thấy một mạch giống đangứa căng tràn trề, đang đùn ra phun ra những màu những sắc của hoa lá cỏ cây tràn sức sống. Tất cả như đang trào ra một sức sống mãnh liệt ẩn sâu bên trong mỗi tạo vật để không chỉ được miêu tả như một vật thể thông thường mà nó được đặt trong sự vận động phát triển của tự nhiên. Ao Sen cũng không gợi tả một thứ hương dịu nhẹ mà còn lan tỏa bay bổng khắp không gian. Ta cũng từng bắt gặp hình ảnh thạch lựu ấy trong mùa hè của Nguyễn Du:

    "Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"

    Nhưng nếu Nguyễn Du vẽ hoa thạch lựu như những đốm lửa thì qua đôi mắt Nguyễn Trãi lại là những bông hoa có cả nhựa sống rạo rực và đang phun sắc đỏ ra ngoài. Như vậy, chỉ qua ba câu thơ, bạn đọc cũng thấy được một mảnh hồn Ức Trai trong thiên nhiên bình dị. Tất cả đều tươi tắn rực rỡ và căng tràn sức sống.

    Và Cảnh ngày hè trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện trong những màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp mà còn qua nhịp sống sinh đẹp của nhân dân.

    Lao xao chợ cá làng ngư phủ

    Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

    Được đặc tả bằng âm thanh, hai từ láy "lao xao", "dắng dỏi" kết hợp với nhau đã thể hiện những âm thanh của làng chài quen thuộc- lao xao của chợ cá, rộn rã của tiếng ve náo nhiệt, sôi động mà vẫn thanh bình Khác hẳn với tiếng bấc của chì, với sự xáo xác, xô bồ trong thơ Tú Xương.

    "Lặn lội thân cò nơi quãng vắng

    Eo xèo mặt nước buổi đò đông"

    Âm thanh náo nhiệt được gắn với làng chợ cá Ngư phủ. Chợ là hình ảnh nghệ thuật quen thuộc được nhà thơ lựa chọn phản ánh đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Ta đã từng gặp hình ảnh chợ xơ xác, tiêu điều trong thơ bà Huyện Thanh Quan, rồi nhà văn Thạch Lam cũng từng miêu tả cảnh chợ héo mòn, tàn úa trong một buổi chiều nơi phố huyện. Nhưng ở đây, thi nhân đã chọn một chợ cá với tất cả sự náo nhiệt, nhộn nhịp để khắc họa cuộc sống thanh bình, yên ấm của nhân dân. Ở đây, Nguyễn Trãi đã ngắm nhìn cuộc sống, cảm nhận cuộc sống với một tâm hồn rộng mở một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Tiếng lao xao, tiếng ve phải chăng là tiếng lòng ông, tiếng lòng của một vị tướng cầm quân từng xông pha trận mạc một thời, tiếng lòng của một người yêu thiên nhiên tha thiết. Thiên nhiên, cảnh vật ở vào thời điểm cuối ngày nhưng sự sống thì không dừng lại. Cũng như Nguyễn Trãi, mặc dù đã lui về ở ẩn nhưng lòng ông lúc nào cũng có một tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước tha thiết. Đây là sự gặp gỡ tấm lòng của vua Lê Thánh Tông:

    "Tường nọ chặt khoan vang tiếng quốc

    Cành kia dắng dỏi dấy cầm ve"

    Tiếp theo, đến với hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ, qua đó, thể hiện hết phần nào về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

    "Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng

    Dân giàu đủ khắp đòi phương"

    Ở đây, tác giả đã mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn, nhịp 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài – tác giả khát khao đem tài trí thực hành tư tưởng yêu nước, thương dân, và đó cũng chính là tưởng chủ đạo của bài thơ. "Dẽ" là có lẽ, lẽ ra nên có. Ngu cầm là điênt tích điển cố, thể hiện ước nguyện muốn có cây đàn của vô Ngu Thuấn để ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị của muôn dân. Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước. Không có một lòng yêu quê hương, đất nước sâu đậm, ông không thể có một ước muốn như vậy. Không có lòng yêu quê hương, đất nước, ông không thể cảm nhận được hết vẻ đẹp mùa hè nơi một làng chài quê hương thanh bình. Và, không có lòng yêu quê hương, đất nước, ông không thể viết nên bài thơ Cảnh ngày hè làm xúc động lòng người như vậy.

    Cả bài thơ tạo thành một liên tưởng thơ độc đáo với kết cấu đầu cuối tương ứng. Bài thơ có sự sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn tạo sự phá cách trong nhịp điệu, ngôn từ biểu cảm giàu sức gợi tài tình. Tất cả tạo nên một nhân cách nhà thơ ưu ái với dân, với nước. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông tha thiết với con người, với dân, với nước. Ước mơ đó, tấm lòng đó thể hiện tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi. Với ngày hôm nay nó vẫn mang ý nghĩa thẩm mỹ và nhân văn sâu sắc.

    Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định rằng "Thơ khởi phát từ trong lòng người ta". Quả thực không có những cảm xúc, những tâm sự sâu kín nén chặt, chất chứa trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thơ. Qua "Cảnh ngày hè" ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của nhà văn hóa lớn mà ta còn nghe được tiếng lòng, tiếng yêu cuộc sống, tiếng yêu quê hương, dân tộc của Ức Trai tiên sinh tha thiết hơn bao hết.
     
    Kiệt thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...