Cảm nhận ba khổ thơ 5, 6, 7 trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh Nhà thơ Bằng Việt từng tâm tình "Tiêu chuẩn vĩnh cữu của thơ ca là cảm xúc". Thơ ca cất lên từ tiếng nói nội tâm sâu thẳm của lòng người, là nắng vàng sưởi ấm trái tim. Nếu thơ ca không mang trong mình hương vị của cảm xúc thiết tha, mãnh liệt và say đắm, liệu nó có thể neo đậu bền chặt trong lòng độc giả? Hay đó chỉ là những hình ảnh vô hồn, lay lắt? Thơ ca là món quà cuộc đời ban tặng cho thế giới tinh thần của mỗi người vì thế mà nó phải được cất lên từ mạch nguồn cảm xúc tha thiết, dào dạt của người thi nhân. Khi ấy hồn thơ của tác giả mới có thể đồng điệu với tiếng lòng của độc giả và nhà thơ Xuân Quỳnh với thi phẩm "Sóng" đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Qua từng dòng thơ ta cảm nhận được sự quyện hòa nồng thắm giữa tư tưởng và tình cảm của nhà thơ, hình tượng sóng và em được đan cài độc đáo làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là ba khổ thơ: "Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở" (Nguồn ảnh: Internet) Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu nhất của văn học hiện đại Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh cất lên từ tiếng lòng chân thành nhất, mang nhiều trắc ẩn và suy tư của nữ sĩ với giọng thơ hồn nhiên, tươi tắn, đôn hậu và đằm thắm. Dù trải qua nhiều khó khăn, bất hạnh thế nhưng người con gái La Khê ấy vẫn giữ vững ngọn lửa mơ ước, khát khao trong mình. Xuân Quỳnh luôn hướng đến những hạnh phúc, tình yêu tốt đẹp của đời người giống như cây xương rồng vươn mình mạnh mẽ nở những đóa hoa căn tràn nhựa sống giữa sa mạc khô cằn. Bằng sự tinh tế, tài năng và cảm xúc cuộn trào, trước biển Diêm Điền – Thái Bình năm 1967, nữ sĩ đã chấp bút viết nên "Sóng" – một trong những bài thơ tình hay nhất trong thi đàn thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ in trong tập "Hoa dọc chiến hào" chất chứa bao tâm tư, tình cảm, nỗi niềm của nhà thơ và sáng ngời vẻ đẹp của người phụ nữ khi yêu. Ba đoạn thơ trên nằm ở phần giữa của bài thơ, nơi cảm xúc đã được thăng hoa đến vô cùng vô tận. Hình tượng sóng và em đan cài với nhau, hòa điệu cùng nhau thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ trong tình yêu say đắm: "Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức" Trong tình yêu nỗi nhớ như chất xúc tác mạnh mẽ, không thể thiếu và chính nỗi nhớ làm cho tình yêu sâu đậm, nồng thắm. Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh hiện lên thật đặc biệt qua biện pháp đối lập "dưới – trên", "lòng sâu – mặt nước" và phép điệp từ "con sóng" cùng lối viết ẩn dụ sóng nhớ hay cũng chính là em nhớ. Tất cả hòa quyện cùng nhau làm cho nỗi nhớ lan tỏa rộng khắp, bao phủ cả không gian thẳm sâu nơi đại dương bao la và thong dong trên mặt nước vỗ bờ. Con sóng ấy không giấy phút nào thôi nhớ bờ, nỗi nhớ bật lên thành tiếng "Ôi con sóng nhớ bờ", thán từ "ôi" như một âm cảm tha thiết thể hiện nỗi nhớ dạt dào. Sóng nhớ bờ hay cũng chính em đang nhớ anh, nhớ đến mức "ngày đêm không ngủ được". Nỗi nhớ phủ nhuộm cả không gian và giờ lại bao trùm lên thời gian. Nhà thơ phải yêu đến mức nào thì mới có thể nhớ như vậy, nhớ đến mức chống lại quy luật tự nhiên của sinh học, nhớ đến thao thức. Câu thơ thứ năm cất lên, nỗi nhớ dường như đã căng tràn mãnh liệt trên đầu ngọn bút, nhân vật trữ tình không thể giấu nỗi lòng của mình, không thể ẩn sau sự tương đồng của người bạn sóng nữa mà cất lên lời tha thiết, trực tiếp xuất hiện "lòng em nhớ đến anh". Nỗi nhớ phủ nhuộm cả không gian, thời gian và giờ ngự trị trong tiềm thức của "em", một nỗi nhớ da diết vô cùng, vô tận, nhớ đến thổn thức, cháy bỏng cõi lòng, nhớ "cả trong mơ còn thức". Đã là mơ, là cơn miên man của giấc ngủ thì làm sao thức được? Điều này thật vô lí nhưng đặc trong ý thơ của Xuân Quỳnh lại hợp lí vô cùng, vì nỗi nhớ niềm yêu của Xuân Quỳnh có thể phá vỡ mọi ranh giới, giới hạn. Một hình ảnh thơ độc đáo tôn lên sự tài nghệ của nữ sĩ, thật khiến lòng người xao xuyến. Nỗi nhớ trong tình yêu vô cùng cháy bỏng và ta cũng đã từng bắt gặp nỗi nhớ ấy trong tiếng thơ của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu: "Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào" Người phụ nữa trong thi phẩm của Xuân Quỳnh còn hiện lên với vẻ đẹp của sự son sắc, thủy chung đáng quý. Bởi nếu không có lòng chung thủy thì tình yêu không thể tồn tại lâu bền được. Ở xứ sở hoa anh đào, tác giả One no Komachi từng tâm tình, sự thờ ơ, lạnh nhạt như một liều thuốc độc, lặng lẽ, âm thầm giết chết tình yêu: "Có một sự nhạt phai Mà không ai nhận thấy Bởi sắc ngoài còn tươi Đóa hoa vô định ấy Là trái tim con người." Thì trong thơ của Xuân Quỳnh sự chung thủy như một sợi dây gắn chặt yêu thương: "Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương" Một lần nữa biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc và sự tương phản đối lập lại xuất hiện. Trên sự đối lập "xuôi – ngược", "phương Bắc – phương Nam" còn có sự đối lập "xếp chồng", người ta thường nói 'xuôi Năm, ngược Bắc "nhưng vào thơ của xuân Quỳnh lại thành" xuôi Bắc, ngược Nam ". Phải chăng Xuân Quỳnh đã sai sót ở điểm này? Không, đó là một ngụ ý nghệ thuật tinh tế của nhà thơ. Xuân Quỳnh đã yêu một cách chân thành và tha thiết, tình yêu đó vô cùng vô lượng, dẫu là Bắc hay Nam là đúng hay sai, nữ sĩ đều bất chấp tất cả vì trong ngôn ngữ của tình yêu đôi khi đúng là sai mà sai lại thành đúng, tình yêu có thể bứt phá mọi giới hạn, phá tan mọi ranh giới chiếm giữ địa hạt cho riêng mình. Tình yêu của người con gái La Khê ấy nồng nàn và say đắm, một mực chung tình, son sắt. Dẫu cho hoàn cảnh địa lí có ra sao thì Xuân Quỳnh vẫn luôn hướng về anh. Đất trời có phương Nam, phương Bắc thì người con gái khi yêu lại nhiệt thành dành cho người mình yêu một phương trời –" phương anh ". Một cách dùng từ rất mới, rất Xuân Quỳnh và sự chung thủy ấy không hời hợt, vô lo, mờ nhạt mà sâu sắc, trọn vẹn vô cùng qua từ" nghĩ ", một từ gói trọn bao tâm tư, sự chín chắn và trưởng thành của nữ sĩ. Dẫu thế giới có đổi thay vạn biến, lòng em vẫn một lòng hướng về anh. Có một bông hoa giữ lửa tình yêu đó là bông hoa" thủy chung "và cũng chính bông hoa ấy đã thắp sáng trong thơ Xuân Quỳnh. Tình yêu là một thế giới đẹp đẽ và cao thượng, nơi đó chứa đựng bao" phong vị "của thế gian, bao rung cảm của con người. Và trong sự rung cảm ấy tuyệt đối không thế thiếu ánh sáng của niềm tin: " Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở " Trước muôn trùng sóng bể, khi mà biển trời rộng lớn thu vào tầm mắt của người con gái thiết tha tình yêu, cảm xúc chợt trào dâng mãnh liệt. Xuân Quỳnh khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu chân chính, của hạnh phúc và thi sĩ vẫn luôn nuôi dưỡng một niềm tin dạt dào. Cách nói ẩn dụ về đại dương, về sóng hay cũng là tiếng lòng của nhà thơ, là chân lí của tình yêu đích thực. Nơi địa dương bao la, sâu thẳm kia sóng tung bọt trắng xóa, tung tăn gợn ngắn gợn dài rong đùa, thế nhưng dù có thế nào đi chăng nữa quy luật bất biến muốn đời rằng con sóng kia sẽ có lúc" cập bờ "dù là gió to giông bão hay nắng nhẹ mây bay, sóng muôn đời vẫn là sóng, vẫn sẽ vượt vạn dặm trùng khơi để vào bờ ôm nhẹ bờ cát trắng." Sóng "hay cũng chính là hiện thân của" em "dẫu thế giới ngoài kia có cách trở, khó khăn thế nào thì em vẫn là em với tình yêu chân chính và tha thiết thì em vẫn sẽ chinh phục được tình yêu của chính mình. Xuân Quỳnh cũng đã từng bày tỏ sự chung thủy, tha thiết với tình yêu" Vẫn còn nguyên vẹn niềm yêu/ Như cây tứ quý đất nghèo nở hoa ". Những lời thơ của Xuân Quỳnh hiện lên chân thành và trọn vẹn quá đỗi! Vẻ đẹp tuyệt vời trong phẩm chất của người con gái khi yêu hay cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của bao người phụ nữ trong tình yêu. Đó là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam yêu thương chân thành và sâu sắc. Chính vì yêu thương nồng nàn và tha thiết nên mới nhớ nhung đến dạt dào, đến đầy tràn yêu thương như thế - một tình yêu không hời hợt, qua loa mà đong chứa bao vị ngọt của cuộc đời. Người phụ nữ không chỉ đắm mình trong nỗi nhớ mà còn giữ vẻ đẹp vẹn nguyên tuyệt đẹp của tấm lòng, dẫu cho có cách xa muôn trùng vẫn một mực chung tình, son sắc như chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng từng tha thiết: " Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son " Và vẻ đẹp rạng ngời, đáng quý của người phụ nữ lại một lần nữa sáng bừng lên qua niềm tin mãnh liệt vào tình yêu chân chính, một nét vẽ hiện đại trên sắc màu truyền thống thật đáng trân trọng, học hỏi. Nhà văn Nga Lêônít Lêônốp từng nói:" Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung ", chính vì thế nhắc đến thành công của" Sóng "không thể không nhắc đến sự tài tình, tinh tế của Xuân Quỳnh với những nét nghệ thuật đặc sắc. Thể thơ năm chữ giàu sức gợi, hình tượng sóng và em được đan cài song hành, khéo kéo cùng với đó là hàng loạt biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ làm câu thơ giàu sức gợi, giàu cảm xúc, ý nghĩa và thi vị vô cùng. Khép lại trang sách nhỏ, dư vị ngọt ngào của" Sóng "sẽ đọng mãi trong lòng của mỗi người! Cảm ơn Xuân Quỳnh với tất cả những gì chân thật nhất, từng vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ trong thi phẩm sẽ vẫn luôn vẹn nguyên bỏ mặc bụi mờ của thời gian. Theo" sắc màu"sâu sắc và tha thiết trong từng vầng thơ của người con gái La Khê ấy, tôi sẽ là một đóa hoa tiếp tục ngát hương trong vấn vị tuyệt diệu đó, lan tỏa đến vạn nẻo đường đời! Hết.