Cảm nghĩ về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 22 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    1. Dàn ý:

    a. Mở bài:

    Dẫn dắt từ đề tài, giới thiệu bài thơ và nêu ấn tượng chung về hình tượng Bác trong bài thơ:

    - Hồ Chí Minh là vĩ lãnh tụ kính, Người cha già của dân tộc

    - Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ đã khắc họa chân thực, cảm động về tình yêu thương, quan tâm, lo lắng sâu sắc của Bác dành cho chiến sĩ, nhân dân và cả đất nước, dân tộc.

    B. Thân bài

    - Hoàn cảm sáng tác:

    +Bài thơ dựa trên sự kiện: Trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

    - Cảm nghĩ về tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân qua thời gian, không gian của đêm Bác không ngủ:

    +Đêm mưa lạnh, dưới mái lều tranh, Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc ngủ, đốt lửa để giữ ấm cho chiến sĩ.

    +Hình tượng Bác được nhìn nhận qua con mắt của anh đội viên chợt thức giấc thấy Bác đang quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của các chiến sĩ của những người dân công..

    - Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội, chiến sĩ:

    +Trời càng về đêm, càng lạnh hơn, Bác –vẫn ân cần đốt lửa, dém chăn, chăm sóc giấc ngủ của từng chiến sĩ..

    + Bóng Bác lung linh, huyền ảo, thân quen gần gũi như người cha, người ông..

    - Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho dân công đang phục vụ ngoài mặt trận..

    - Cảm nhận về giá trị của bài thơ..

    c. Kết bài:

    Cảm nghĩ về bài thơ, về hình tượng Bác. Cảm xúc của em với Bác

    2. Văn mẫu

    (Cảm nghĩ về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ")

    Hồ Chí Minh là vĩ lãnh tụ kính, Người cha già của dân tộc Việt Nam. Nhắc đến Người, chúng ta nhớ đến người Cha, người Bác giản dị mà thanh cao, một con người đã dành cả cuộc đời cho cách mạng cho dân tộc. Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ đã khắc họa chân thực, cảm động về tình yêu thương, quan tâm, lo lắng sâu sắc của Bác dành cho chiến sĩ, nhân dân và cả đất nước, dân tộc.

    Bài thơ dựa trên sự kiện có thật trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Câu chuyện được diễn ra vào một đêm mưa lạnh, dưới mái lều tranh, Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc ngủ, đốt lửa để giữ ấm cho chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt của anh đội viên chợt thức giấc và cảm nhận được tình yêu thương của Bác với các chiến sĩ, dân công và vận mệnh đất nước, dân tộc.

    Trong đêm khuya, khi mọi người đều yên giấc ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác vẫn còn chưa ngủ:

    Lặng yên bên bếp lửa

    Vẻ mặt Bác trầm ngâm

    Ngoài trời mưa lâm thâm

    Mái lều tranh xơ xác


    Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa hồng, vẻ mặt trầm ngâm, suy tư, miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Bác kính yêu của chúng ta quả thật là vị lãnh tụ vĩ đại. Chúng ta vô cùng tự hào khi là dân nước Việt, là cháu Bác Hồ Chí Minh.

    Trời càng về đêm, càng lạnh hơn, Hình ảnh Bác –người cha già của dân tộc được hiện lên ấm áp như người cha già đêm đông vẫn ân cần đốt lửa, dém chăn, chăm sóc giấc ngủ của từng chiến sĩ:

    Người Cha mái tóc bạc

    Đốt lửa cho anh nằm

    Rồi Bác đi dém chăn

    Từng người từng người một

    Sợ cháu mình giật thột

    Bác nhón chân nhẹ nhàng


    Hình ảnh ẩn dụ về phẩm chất "Người cha" cùng các hành động tỉ mỉ "đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng" đã gợi xúc cảm, liên tưởng ở người đọc về tình thương yêu của Bác Hồ với chiến sĩ gần gũi, ấm áp, chu đáo, tỉ mỉ, ân cần như như người cha với người con trong một gia đình. Lời thơ đã khắc họa hình ảnh Bác chân thực nhất, tuyệt đẹp nhất.

    Có lẽ anh chiến sĩ như cảm nhận được tình thương hơi ấm của Bác, anh chiến sĩ lại vùi vào trong giấc ngủ và mơ màng về Bác:

    Bóng bác cao lồng lộng

    Ấm hơn ngọn lửa hồng "

    Bóng bác như hòa vào ánh lửa lung linh và huyền ảo. Chao ôi, Bác Hồ hiện lên trong bài thơ vừa giản dị, thân quen; vừa ấm áp, gần gũi như người cha, người ông; vừa đẹp lung linh như một ông tiên trong câu chuyện cổ tích. Hình ảnh so sánh thật giản dị mà gây xúc động và dư âm biết bao! Từ Bác như tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ, ấm hơn cả ngọn lửa hồng.

    Bóng B ác cao lộng, ấm áp, thân thương đã ru anh đội viên chìm vào giấc ngủ. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn ngồi đinh ninh:

    " Bác vẫn ngồi đinh ninh

    Chòm râu im phăng phắc "


    Hình ảnh Bác hiện lên trong những câu thơ trên đã làm lay động tâm hồn người đọc. Dường như Bác đã hóa thân thành bức tượng tuyệt đẹp bên bếp lửa hồng. Hai từ láy" đinh ninh "," phăng phắc "đã diễn tả mức độ tột cùng của sự im lặng với tâm trạng đang dắm chìm trong suy nghĩ về các chiến sĩ, về dân công, về vận mệnh tổ quốc, về đường lối giải cứu dân tộc. Câu thơ gợi em liên tưởng đến lời của nhà thơ Hải Như viết về Bác:

    Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu..

    Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu!


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...