Cảm nghĩ về bốn câu cuối bài Qua Đèo Ngang – Ngữ văn 7

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 8 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    I. Dàn ý đoạn văn cảm nhận về bốn câu thơ cuối bài thơ Qua Đèo Ngang (bà Huyện Thanh Quan) - Ngữ văn lớp 7

    a. Mở đoạn:

    Giới thiệu bài thơ và vị trí của đoạn thơ, cảm nghĩ chung về đoạn thơ:

    - Bà Huyện Thanh Quan một trong những nữ văn sĩ nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam.

    - Trong đó nổi tiếng nhất là phải kể đến bài Qua đèo Ngang . Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình, bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của bà trong lần đầu tiên xa quê, vào kinh đô Huế nhận chức.

    - Bốn câu thơ cuối nói lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả cô đơn, lẻ loi thầm lặng của nhà thơ.

    b. Thân đoạn:

    – Cảm nghĩ về hai câu thơ đầu:

    +Nghệ thuật: Tài dùng chữ của bà đã đạt đến độ điêu luyện: Chữ quốc là nước đồng âm với chữ cuốc tức con chim, chữ gia là nhà gần âm với từ chữ đa là chim đa đa. +nội dung: Chữ vừa ghi âm thanh nhưng đồng thời còn bộc lộ tâm trạng, ý tứ của tác giả, qua đó làm nổi bật tâm trạng, nỗi niềm của nữ sĩ. Nhớ nước đâu lòng tức là bà đang nhớ thương đến day dứt, đau buồn về quá khứ huy hoàng của triều đại cũ (triều Lê), thương cho sự đổi thay của triều đại.

    - >Những âm thanh của chim gia gia, chim cuốc cũng chính là tiếng lòng của Bà Huyện Thanh Quan.

    – Cảm nhận về hai câu thơ cuối:

    +Hai câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp nỗi niềm cô đơn khắc khoải của nhà thơ

    + Không gian mênh mông vô định với trời, non, nước khiến con người càng trở nên bé nhỏ, cô đơn hơn.

    Nghệ thuật: Với việc dùng bốn dấu phẩy liên tiếp trong dòng thơ bảy chữ không những tô đậm tâm trạng nội tâm của thi sĩ mà còn chứng tỏ tài năng của một nữ sĩ tài danh hiếm có như bài. -=> tác dụng: Đứng giữa không gian mênh mông của trời, non, nước ấy, nỗi cô đơn và trống trải trong tâm hồn nữ sĩ đã đẩy lên tột cùng.

    +Câu thơ cuối như là một lời khẳng định trực tiếp nỗi cô đơn đó "một mảnh tình" "ta với ta" .

    Đại từ "ta" không còn mang ý nghĩa chỉ chung mà là cá nhân, chỉ một mình tác giả. Câu thơ cực tả nỗi buồn thầm lặng, sự cô đơn tuyệt đối của nữ sĩ.

    c. Kết đoạn:

    Khẳng định lại tình cảm, thái độ của mình với đoạn thơ, với tác giả:

    - Bốn câu thơ cuối không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn là điển hình mẫu mực về nghệ thuật cổ điển thơ bát cú Đường luật, cùng với ngôn ngữ trau chuốt, mượt mà, nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ, tả cảnh ngụ tình xuất sắc.

    - Tâm trạng hoài cổ nhớ nước, thương nhà thầm lặng, da diết, cô đơn đến tột đỉnh được thể hiện dưới ngòi bút tài danh của chính nữ sĩ.

    II. Văn mẫu (đoạn văn hay và đủ ý nhất) - Cảm nhận về bốn câu thơ cuối bài thơ Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan

    Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ nữ sĩ tài danh hiến có của văn học trung đại Việt Nam với nhiều bài thơ kiệt tác. Trong đó nổi tiếng nhất là phải kể đến bài Qua đèo Ngang . Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình, bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của bà trong lần đầu tiên xa quê, vào kinh đô Huế nhận chức. Bốn câu thơ cuối nói lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả cô đơn, lẻ loi thầm lặng của nhà thơ. Đứng trước không gian hoang vu, hiu quạnh của núi rừng đèo Ngang, thi sĩ bộc lộc tâm sự của mình: "Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia" . Tài dùng chữ đồng âm của bà đã đạt đến độ điêu luyện: Chữ "quốc" có nghĩa là "nước" đồng âm với chữ cuốc tức con chim cuốc, chữ gia là nhà gần âm với từ chữ đa là chim đa đa. Chữ vừa ghi âm thanh nhưng đồng thời âm thanh của chim gia gia, chim cuốc cũng chính là tiếng lòng của bà. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa "đau lòng" "mỏi miệng" đã làm nổi bật một bức tranh đa nghĩa: Đó không chỉ là bức tranh cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan. Nghệ thuật đảo ngữ, đảo hai chữ "nhớ nước, thương nhà" lên đầu câu càng nhấn mạnh và làm nổi bật nỗi niềm của bà. Bà "nhớ nước" đến day dứt đau đớn về quá khứ huy hoàng của triều đại cũ (triều Lê) và thương cho sự đổi thay của triều đại. Câu thơ hàm chứa ẩn ý sâu xa vì sử dụng rất đắt điển tích xưa của Trung Quốc về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc kêu lên những tiếng đau thương. Vì phải xa quê hương, vào miền đất mới nhận

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Bài tiếp theo:

    Chúc các em học tốt! Pikachu!
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...