*Định hướng: - Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về tác phẩm, các bạn phát biểu cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Bài văn phát biểu cảm nghĩ cảm nghĩ cần dẫn chứng các chi tiết, nhân vật làm cơ sở cho cảm xúc và suy nghĩ của mình. - Phát biểu cảm nghĩ theo từng phần của bố cục, hoặc từng khía cạnh của hình tượng để bài viết chặt chẽ, lô gíc và mạch lạc. *Dàn ý: - Mở bài: Qua đèo ngang là bài thơ được sáng tác khi bà huyện Thanh Quan được mời vào kinh thành Phú Xuân – Huế nhận chức Cung trung giáo tập. Con đèo nổi tiếng nối hai tỉnh Hà Tĩnh- Quảng Bình đã đi vào trong thơ qua cách miêu tả và cảm nhận tinh tế của nữ sĩ tài hoa. - Thân bài: + Cảm nhận về cảnh vật Đèo Ngang lúc chiều tà: Bốn câu thơ đầu là bức tranh cảnh vật đèo Ngang vào thời điểm "bóng xế tà", lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi. Thời gian đó gợi một nỗi buồn thám thía. Cảnh vật ở đây có cỏ cây, hoa lá, có tiếng chim kêu, có những nhà chợ bên sông, có bóng dáng của những chú tiều phu hiện lên tiêu điều, hoang dại đến nao lòng. Trong đoạn thơ mở đầu này, tác giả sử dụng khá nhiều các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối, âm điệu thơ trầm bổng, du dương, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ một sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơI đèo Ngang 200 năm về trước. +Cảm nhận về nỗi lòng của nữ sĩ: Trong bức tranh cảnh vật nơI đèo Ngang hoang vắng đó, nổi bật lên âm thanh của tiếng chim rừng: Chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm "con cuốc cuốc", "cáI gia gia" tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, khúc nhạc lòng của người lữ khách. Người lữ khách nghe "tiếng chim rừng" mà nhớ nước đau lòng ", mà" thương nhà mỏi miệng ", nỗi buồn thấm thía vào tận sâu cõi lòng, tỏa rộng ra không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Lần đầu tiên nữ sĩ" bước tới đèo Ngang "," dừng chan đứng lại "trước một không gian: Trời, non, nước cao rộng, bát ngát trong một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn, chỉ còn lại" một mảnh tình riêng ". Nữ sĩ đã lấy cái bao la, mênh mông vô hạn của vũ trụ, của trời, non, nước để tương phản với cái nhỏ bé của" một mảnh tình riêng ta với ta "đã cực tả nỗi niềm hoài cổ, nỗi buồn cô đơn và nỗi nhớ nhà thầm lặng của người lữ khách khi đứng trên đỉnh đèo Ngang lúc chiều tà. Đó là tâm trạng buồn mà đẹp! +Cảm nhận về giá trị của bài thơ. - Kết bài: Qua đèo Ngang là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ thơ trang nhã, bút pháp tả cảnh ngụ tình, thế giới thiên nhiên kì thú của Đèo Ngang như hiện lên qua từng dòng thơ; cảnh sắc hữu tình thấm đẫm một nỗi buồn mmn mác, hoài cổ Bài thơ là tâm sự của một người nhưng đã trở thành nỗi lòng của muôn triệu người. * Sưu tầm Bài làm của Học sinh giỏi Văn – Chọn lọc bài viết hay nhất Trong giai đoạn Văn học trung đại Việt Nam, ai cũng biết Hồ xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan là hai nữ sĩ tiêu biểu nhất với hai phong cách tthơ khác nhau. Nhắc tới Bà huyện Thanh Quan thì bài thơ" Qua Đèo Ngang "đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của bà, bài thơ là nỗi lòng trầm tư sâu lắng nhớ triều đại cũ thương quê nhà của tác giả. Bài thơ Qua Đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ra đời trong khi bà vào Phú Xuân và đi qua Đèo Ngang. Trước vẻ đẹp của đất trời, non nước và con người bà đã sáng tác nên bài thơ này. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng của nữ sĩ: Cô đơn, nhớ nhà và hoài niệm về một thời đại huy hoàng đã qua. Có thể coi đây là bài thơ hay nhất trong những bài thơ sáng tác về thắng cảnh đèo Ngang. Bài thơ mang ý vị sâu lắng, nỗi buồn, nỗi cô đơn của người thi sĩ dường như đã nhuốm màu lên cảnh vật. Tác giả đã mở đầu bài thơ với hai câu đề: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Câu thơ đầu tiên (câu phá đề) nói đến thời điểm tác giả đặt chân đến đây. Đó là lúc mặt trời đang lặn. Phía tây chỉ còn chút nắng hắt những tia sáng yếu ớt lên nền trời đang sẫm dần. Thời điểm này rất dễ gợi buồn, nhất là đối với kẻ lữ thứ tha hương. Lối mở đầu bài thơ của tác giả hết sức tự nhiên, lời thơ ngắn gọn tác giả đã khái quát được toàn bộ thời gian không gian cảnh vật. Đây là một bức tranh chiều hoàng hôn với hình ảnh" bóng xế tà "hình ảnh ấy gợi lên cho con người ta nỗi buồn mang mang mác vì một ngày sắp khép lại. Thời gian" bóng xế tà "dường như còn ẩn chứa nỗi niềm u buồn, tiếc nuối của nữ thi sĩ. Tuy vậy, trời vẫn còn đủ sáng để nhà thơ nhận ra thiên nhiên đẹp như tranh: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa . Cỏ cây, hoa lá chen nhau mọc bên đá núi. Linh hồn của tạo vật như thấp thoáng sau từng chữ. Điệp từ chen trong các vế đối: Cây chen đá, lá chen hoa. Biện pháp nhân hóa (chen) : Cỏ cây hoa lá cũng biết chen chúc nhau, đua nhau trỗi dạy, thể hiện sức sống mãnh liệt của những thứ thật nhỏ bé và đơn giản. Cảnh vật nơi đây mang sức sống mãnh liệt của một vùng rừng núi hoang sơ, cảnh đẹp nhưng nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu. Những bông hoa rừng không đủ làm sáng lên khung cảnh núi non lúc ngày tàn, đêm xuống. Giữa bối cảnh thiên nhiên bao la ấy, thấp thoáng bóng dáng con người và hơi hướng cuộc sống những cũng chỉ ít ỏi, mờ nhạt, xa vời: Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Tác giả đã phóng tầm mắt của mình ra xa hơn, nhìn bao quát toàn cảnh Đèo Ngang hơn. Trong bức tranh, bóng dáng của con người đã xuất hiện nhưng lại chỉ" lác đác" "tiều vài chú". Con người thư thớt làm cho bức tranh cũng trở nên đìu hiu vắng vẻ. Thiên nhiên càng hùng vĩ càng khiến con người trở nên nhở bé và hiu quạnh. Trong hai câu thơ này tác giả đã triệt để sử dụng biện pháp đảo ngữ liên tiếp 4 lần để nhấn mạnh đặc trưng của cảnh vật và con người ở đèo Ngang. Đảo vị ngữ (lom khom dưới núi) lên trước chủ ngữ (tiều vài chú), đảo danh từ (tiều) lên trước lượng từ (vài) để nhấn mạnh dáng vẻ "lom khom" của chú tiều. Dáng vẻ lom khom của mấy chú tiều hái củi sườn non khiến cho con người càng thêm nhỏ bé trước thiên nhiên cao rộng. Đảo vị ngữ (lác đác bên sông) lên trước chủ ngữ (chợ mấy nhà), đảo danh từ (chợ) lên trước lượng từ (mấy) để nhấn mạnh sự vắng vẻ, quạnh hiu của cảnh vật lúc chiều tà. Bởi chợ vốn là nơi biểu hiện đời sống của một cộng đồng làng xã nên thường tấp nập đông vui, nhưng ở đây nó chỉ là mấy túp lều xơ xác bên sông mà thôi. Cái lạnh lẽo, trống trải bao chùm lên cảnh vật, gieo một nỗi buồn thấm thía trong lòng người, thể hiện qua hai câu luận: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia . Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Mời các bạn đón đọc bài viết: Văn mẫu - hay nhất: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Nam quốc sơn hà. Liên hệ 2 bản tuyên ngôn độc lập Chúc các bạn học tốt. Thân! Pikachu! ❤