Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao - Thơ lục bát: Công cha như núi ngất trời - Dàn ý, Bài văn mẫu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 20 Tháng tám 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Công cha như núi ngất trời

    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

    Núi cao biển rộng mênh mông,

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!


    1. Dàn ý:

    *Mở bài: Giới thiệu vấn đề

    - Từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân

    - Đặc biệt khi là nói về tình cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, tiêu biểu như một bài ca dao nói về công cha nghĩa mẹ

    * Thân bài: Phát biểu cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của từng cặp câu ca dao:

    - Sử dụng phép so sánh để diễn đạt công lao của cha mẹ "công cha - núi ngất trời", "nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông", so sánh với tự nhiên có tầm vóc lớn lao nhằm khẳng định công ơn cha mẹ.

    - Nhấn mạnh công lao nuôi nấng con cái thông qua "cù lao chín chữ" : Sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.

    - Từ đó răn dạy con người phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, hết lòng phụng dưỡng, chăm sóc, đặt chữ hiếu lên hàng đầu, chớ để cha mẹ phải buồn lòng.

    * Kết bài: Cảm xúc sau khi đọc xong bài ca dao

    - Nội dung: Giáo dục về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu.

    2. Bài làm văn tham khảo, môn ngữ văn, dạng thơ lục bát: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao "Công cha như núi ngất trời"

    Dạng 1: Bài viết chi tiết


    Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu hát thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà. Có lẽ, từ thuở còn nằm trong nôi, em bé nào cũng được "uống" lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà với lời ca ca ngợi công ơn trời biển của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải ghi nhớ công ơn cha mẹ:

    Công cha như núi ngất trời

    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

    Núi cao biển rộng mênh mông,

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

    Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn con trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu.

    Được sống dưới mái nhà ấm áp, trong vòng tay yêu thương của cha mẹ thì là điều hạnh phúc vô cùng. Ta trưởng thành, nên người là nhờ công sinh thành, chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ của cha mẹ. Hai câu đầu bài ca dao đã ca ngợi điều đó. Câu ca dao đã lấy hình ảnh "núi ngất trời" và "biển rộng mênh mông" để nói đến công ơn ấy:

    Công cha như núi ngất trời

    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

    Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh mở ra chiều cao, một hình ảnh mở ra chiều rộng của không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Trong bài ca dao khác, công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; còn ở đây công cha lại được ví với "núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót. Cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về "nghĩa me" - nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với "như nước ở ngoài biển Đông". Như thế, các tác giả dân gian dùng cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên để gợi nên công lao to lớn, không gì sánh bằng của cha mẹ thì thật hay và sâu sắc. Cùng với so sánh, nghệ thuật đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ vĩnh hằng của vũ trụ vừa hình tượng hóa, được nghĩa mẹ công cha với tất cả tình yêu sâu nặng. Tiêng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lèn nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe tiếng biển hát, cảm nhận âm thanh núi rừng bao la để suy ngẫm, thấm thía về công cha nghĩa mẹ.

    Hình ảnh "núi cao", "biển rộng" còn được nhắc lại ở dòng ca dao thứ ba khiến núi càng cao, biển càng rộng hơn nên khó mà đong, đo, đếm được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào kể hết được:

    Núi cao biển rộng mênh mông,

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

    Núi cao, biển rộng là hình ảnh ẩn dụ nhằm nhắc lại, nhấn mạnh công ơn bao la như trời biển của cha mẹ; điệp ngữ núi, biển cùng từ láy mênh mông càng giúp con cái hiểu và thấm thía hơn, khắc ghi hơn công cha nghĩa mẹ.

    Có cha mẹ mới có con cái. Cuối bài ca dao, thành ngữ "cù lao chín chữ" dùng như để nói nói rõ hơn, cặn kẽ hơn những công ơn to lớn của cha mẹ. Đó là sinh thành, nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo.. con cái lớn khôn nén người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do "công cha" và "nghĩa mẹ". Mẹ mang nặng đẻ đau, chăm con lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, bằng sự vỗ về, âu yếm. Cha mẹ chở che, dõi theo, dạy dỗ, uốn nắn con và vui sướng, lo lắng, vui, hạnh phúc và hi vọng cũng là về con. Con cái là cuộc sống, là tài sản lớn nhất của cha mẹ, là tương lai của cha mẹ.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    ** Dạng 2: Bài viết ngắn gọn:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Mời các em đọc bài viết tiếp theo:

    Ôn tập ca dao, dân ca Ngữ văn 7 - Các bài tập, câu hỏi thường gặp


    Chúc các em học tốt! Thân ái!
     
    Admin, Thùy Minh, Vice nek13 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...