Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lý Bạch - Chú Thích Và Văn Hóa - Tham Khảo Tài Liệu Tiếng Trung

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi NguyenThanhLuan1995, 22 Tháng mười một 2023.

  1. NguyenThanhLuan1995 Seiringan

    Bài viết:
    58
    Bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" có tên tiếng Hán là "Tĩnh dạ tứ", bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ ngũ ngôn cổ phong. Đây là bài thơ tiêu biểu viết về đề tài quê hương của Lí Bạch.



    [​IMG]

    靜夜思


    床前明月光,

    疑是地上霜.

    舉頭望明月,

    低頭思故鄉.​


    Phiên âm

    TĨNH DẠ TỨ


    Sàng tiền minh nguyệt quang

    Nghi thị địa thượng sương

    Cử đầu vọng minh nguyệt

    Đê đầu tư cố hương​

    Dịch thơ:

    Đầu giường ánh trăng rọi,

    Mặt đất như phủ sương.

    Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

    Cúi đầu nhớ cố hương.

    (Nam Trân dịch)

    Nguồn: Thơ Đường (tập II), NXB Văn học, 1987

    Dịch nghĩa

    Đầu giường trăng sáng soi,

    Giống như là sương trên mặt đất.

    Ngẩng đầu ngắm nhìn vầng trăng sáng,

    Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.

    (Thuở nhỏ, Lý Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy, cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà)

    - Đơn vị từ và cụm từ được chú thích hoặc mang ngữ cảnh văn hóa:

    + Sàng: Chữ "sàng" hiện có 5 cách hiểu khác nhau :(1) Phần bao xung quanh miệng giếng mà ta hay gọi là thành giếng; (2) Lan can xây xung quanh khuôn viên giếng, còn gọi là "ngân sàng" 銀床; (3) Cửa sổ, do thông nghĩa với chữ "song" 窗; (4) Cái giường để nằm, (5) Thông với "Hồ sàng" 胡床 là cái ghế ngồi hình yên ngựa, có thể gấp được. Riêng cách hiểu thứ 5 ít hợp lý nhất, các cách còn lại đều có cơ sở. Ở đây tạm hiểu theo nghĩa gốc của chữ "sàng" là cách hiểu nghĩa thứ 3.

    + Minh nguyệt (明月) : Trăng sáng (cụm danh từ). Hình ảnh trăng theo quan niệm của người Trung Quốc tượng trưng cho nhiều điều. Đối với văn học sâu sắc, mặt trăng tượng trưng cho vẻ đẹp nữ tính. Đối với những người đã xa quê hương, mặt trăng tượng trưng cho nỗi nhớ nhung người thân. Đối với những đôi tình nhân đang yêu nhau, mặt trăng tượng trưng cho sự hoàn hảo. Đối với những người đang có chiến tranh, mặt trăng tượng trưng cho hòa bình quý giá.. Trong thơ Đường, trăng còn là biểu tượng của cái đẹp và tạo ra một tâm trạng thẩm mỹ đẹp. Đồng thời, mặt trăng là vật mang theo cảm xúc yêu đương của con người, cố định giữa những người yêu nhau và thể hiện nỗi nhớ quê hương, gia đình, bạn bè của con người. Vẻ đẹp bình yên, tĩnh lặng và vẻ đẹp riêng của vầng trăng đã tạo nên tâm trạng thẩm mỹ và khơi dậy cảm giác thanh tao của nhiều nhà văn chán nản. Mặt trăng treo trên bầu trời còn khơi dậy tư duy triết học trong con người, và mặt trăng còn là biểu tượng của sự vĩnh hằng.

    Theo ngữ cảnh tình huống của phát ngôn, phát ngôn được thực hiện trong thời điểm trăng tròn mùa thu, có khả năng là dịp trung thu, khi người phát ngôn đang ở xa quê hương, cùng với việc đối hình ảnh "minh nguyệt" câu thứ 3 với "cố hương" câu thứ 4 có thể xác định được trong tình huống này hình ảnh "trăng sáng" tượng trưng cho nỗi nhớ quê hương. (Yang Lemei, 2006, tr. 263)

    + Cố hương (故鄉) : Quê cũ, quê quán của mình (cụm danh từ). Người Trung Quốc thường gọi "cố hương" thay vì "quê hương" để thể hiện tình cảm gắn bó của mình bởi từ "cố" mang nét nghĩa gắn bó đã lâu. Theo Sử Trọng Văn (2011), kỳ thực, người Trung Quốc yêu quê hương tha thiết, cái mà họ coi trọng nhất chính là tình quê. Cho dù ở cách xa vạn dặm, họ cũng không bao giờ quên lá rụng về cội. Những ai từng sống chung trên một vùng đất thì đều là đồng hương. Người Trung Quốc xưa có mấy câu thơ để diễn tả những điều tốt đẹp nhất trong đời người: "Nắng hạn gặp mưa rào, đất khách gặp người quê. Đêm động phòng hoa chúc, lúc bảng vàng đề danh". Câu đầu tiên phản ánh đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc, câu thứ hai đã chứng tỏ người Trung Quốc xem trọng cái tình quê cha đất tổ như thế nào. (tr. 15)

    Theo ngữ cảnh tình huống, gia đình Lý Bạch đến ở đất Ba Thục (Tứ Xuyên) khi ông 5 tuổi, suốt đời Lý Bạch coi đất Ba Thục là quê hương của mình. Thuở nhỏ, ông từng lên núi Nga Mi ở quê hương để ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi đến khi ông qua đời ở tình An Huy, Lý Bạch sống cuộc đời phiêu lãng khắp đó đây, xa quê hương.

    Tài liệu tham khảo:

    Sử Trọng Văn, Trần Kiều Sinh, 2011. Văn hóa Trung Quốc (Ngô Thị Soa dịch) . NXB Tổng hợp TP. HCM.

    Yang Lemei, 2006. China's Mid-Autumn Day . Journal of Folklore Research No. 3. Indiana University Press.
     
    Thời Sềnh cute thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...