Cảm giác tan nát cõi lòng sẽ như thế nào và tại sao?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi HealingTran, 15 Tháng sáu 2022.

  1. HealingTran HealingTran [Thức khuya có hại cho sức khỏe]

    Bài viết:
    207
    Chuyên mục "Có thể bạn chưa biết"

    Chủ đề số 8: Cảm giác tan nát cõi lòng sẽ như thế nào và tại sao?

    Nguồn: Dịch, tổng hợp, rút gọn và sửa đổi.

    [​IMG]

    Không phải chỉ mỗi thất tình mới tan nát cõi lòng!

    Có rất nhiều lý do để chúng ta đau lòng.

    Bạn đã từng gặp trong nhiều bộ phim rằng có rất nhiều người đau lòng đến chết do thất tình, do mất mát thứ gì đó, do người thân ra đi, do chia tay, do ly hôn.

    Những cảnh đau khổ ấy có khi trông thật giả tạo, cảm xúc không đến nơi đến chốn. Có rất nhiều lý do cho một tác phẩm dỡ tệ. Có thể là vì do diễn viên diễn quá tệ, hoặc chưa từng trãi qua nỗi đau mất mát, hoặc có lẽ kịch bản chưa đến nơi đến chốn, hoặc có thể là tác giả của câu chuyện ấy chưa có trãi qua cảm giác mất mát, đau thương thật sự.


    Khoa học về nỗi đau cảm xúc khi bị mất mát, bị từ chối, bị tổn thương

    Bạn có biết rằng nỗi đau cảm xúc và nỗi đau thể xác có một điểm chung, đó là cả hai đều kích hoạt cùng một phần của não.

    Bằng phương pháp quét não trên những người vừa mới trãi qua nỗi đau cảm xúc từ một cuộc chia tay hoặc bị từ chối, các nhà khoa học cho thất rằng, hai nỗi đau này chia sẻ cùng một con đường thần kinh.

    Trong một nghiên cứu thực hiện trên 40 người mà gần đây họ đã trải qua một cuộc chia tay không mong muốn. Những người này đã được quét não trong khi họ nhìn vào hình ảnh của người yêu cũ và nghĩ về cuộc chia tay. Khi họ nhìn chằm chằm vào những bức ảnh, phần não liên quan đến nỗi đau thể xác sáng lên.

    Theo giải thích của nhà nghiên cứu Ethan Kross thì cảm giác nỗi đau bị từ chối, bị mất mát có tác động thật sự mạnh mẻ kích hoạt các vùng não có liên quan đến cảm giác đau đớn về thể chất hiếm khi được kích hoạt trong các nghiên cứu hình ảnh thần kinh về cảm xúc.

    Những phát hiện này phù hợp với ý tưởng cho rằng cảm giác nỗi đau bị từ chối, bị mất mát có thể là những trải nghiệm cảm xúc riêng biệt có liên quan đến nỗi đau thể xác.

    Các bạn có biết thuốc Tylenol là một loại thuốc dùng để giảm các triệu chứng đau thể xác như đau đầu, giảm sốt, đau cơ.. và nó đã được dùng trong nghiên cứu này để kiểm tra liệu nổi đau do cảm xúc tan vỡ cõi lòng, bị mất mát có liên quan với nỗi đau thể xác hay không.

    Kết quả là những người đã trãi qua nỗi đau cảm giác bị từ chối hay bị mất mát có phần não liên quan đến nỗi đau thể xác sáng lên, trong khi phần não hoạt động ít hơn trên nhóm người uống Tylenol.

    Chưa từng có một ai gợi ý cho chúng ta rằng tan nát cõi lòng thì nên uống thuốc giảm đau.

    Bạn nên uống thuốc khi bạn chịu tổn thương tâm lý, mất mát, đau thương, cũng như thất tình.

    Tại sao ư?

    Nỗi đau do cảm xúc mất mát đau thương mang lại sẽ ảnh hưởng đến gan, tim, hệ tiêu hóa và cả sức khỏe của bạn.

    Khi yêu, chúng ta hạnh phúc vì não điều khiển sản xuất ra các hocmone hạnh phúc, chẳng hạn như dopamine và oxytocin. Khi não đắm chìm trong hạnh phúc, bạn hạnh phúc, yêu đời, và tự động trong bạn tươi tắn và đẹp hơn.

    Chúng ta hay nghe mọi người bảo rằng "Yêu vào cái đẹp hẳn ra!". Đó là nhờ não bạn và hocmone hạnh phúc được sinh ra nhiều hơn khi ta yêu và được yêu. Không những yêu đương, mà hocmone hạnh phúc cũng được sinh ra khi gia đình hòa thuận, khi bạn thành công, hay đơn giản là khi ta được khen, được gia đình yêu thương, được ăn món ngon, được tăng lương.. tất cả là nhờ bộ não đã điều khiển cảm xúc.

    Trái lại, chúng ta sẽ trãi qua cảm xúc thật tồi tệ, thật khủng khiếp khi ta bị mất mát người thân, bị chia ta, ly hôn, thất tình, có khi do bị giảm lương, mất việc, bị bạn bè coi thường, chơi xấu, bị điểm kém, bị gia đình mắng.. Đó là vi khi này, bộ não giảm hoặc ngừng sản sinh hocmone hạnh phúc, thay vào đó não giải phóng các hormone căng thẳng, chẳng hạn như cortisol và epinephrine.

    Nếu với liều lượng nhỏ, hormone căng thẳng giúp chúng ta phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với mối đe dọa. Tuy nhiên, trong thời gian đau khổ lâu dài sẽ làm cho các hormone căng thẳng tích tụ, không những khiến ta có cảm giác như trái tim tan vỡ, đau lòng tột độ, mà còn gây ra nhiều rắc rối khác gây tổn hại cho cơ thể.

    Chẳng hạn như:

    Việc sản sinh quá nhiều cortisol trong não sẽ đi vào máu đến các nhóm cơ chính. Nếu lượng vừa phải, hocmone này giúp ta đối phó với căng thẳng hay sẵn sàng đối phó với mối đe dọa (ví dụ như chiến đấu hoặc bỏ chạy). Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu sử dụng, nó tích tụ nhiều hơn và làm cho cơ bắp sưng lên, làm phát sinh đau đầu, đau cổ cứng và cảm giác ngực bạn bị chèn ép (tức tối, uất ức và đau thương).

    Ngoài ra, cortisol còn chuyển từ máu đến hệ thống tiêu hóa, và có thể gây ra các vấn đề về bụng như chuột rút, tiêu chảy hoặc chán ăn.

    Chán ăn thật sự rất nguy hiẻm đấy! Cảm giác chán ăn khi trãi qua tổn thương, mất mát, đau thương hay thất tình có thể hình dung qua cụm từ "ăn không vô", "nuốt không nổi", hay "nghẹn".

    Nguy hiểm hơn là khi hormone căng thẳng chạy tràn lan, hệ thống miễn dịch có thể được kích hoạt để phản ứng chống trả lại tác nhân ức chế. Điều đó có thể gây ra rối loạn các chức năng miễn dịch.

    Khi chứng ta cảm giác đau thương, mất mát, hay thất tình, cortisol luôn được não sản xuất liên tục. Điều này có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ và cản trở khả năng đưa ra phán đoán hợp lý.

    Bây giờ bạn đã thấy tác hại ghê gớm của nổi đau mất mát, đau thương, mất người thân, say chia tay, bị bỏ rơi, thất tình.. hay nhẹ hơn là bị cha mẹ la mắng, bị điểm kém, bị trừ lương.. chưa?

    Cho nên, các cha mẹ hãy yêu thương con cái, và con cái hãy nghe lời và yêu thương cha mẹ.

    Không muốn điểm kém thì hãy học giỏi ở mức bản thân có thể. Nếu như đã cố gắng hết mình mà vẫn bị thầy cô cho điểm kém, hay vẫn bị cha mẹ mắng, thì đó là lỗi của thầy cô và cha mẹ. Đừng đau khổ, buồn bã nhé các bé!

    Không muốn bị trừ lương thì cố gắng chăm chỉ hoàn thành công việc. Nếu như vẫn cố gắng mà vẫn bị trừ lương hay lương thấp, và vẫn bị sếp mắng, thì đó là lỗi của sếp. Đừng tuyệt vọng, hãy thương lượng với sếp. Nếu không thì "Dạ, em xin cáo từ!". Và các sếp ơi hãy là một sếp sáng suốt.

    Còn nếu như bạn bị bỏ rơi, bị chia tay, bị thất tình. Đó có thể là lỗi ở bạn hoặc lỗi ở người yêu bạn. Nếu là lỗi của bạn, thì bạn sẽ có hướng giải quyết. Nếu là lỗi của người yêu bạn, thì không có lý do gì để bạn đau khổ. Hãy buông bỏ và bước tiếp. Tránh xa các mối quan hệ không tốt. Và chú ý là: Không nên tìm mối quan hệ mới trong giai đoạn này vì nó có thể làm tổn thương bạn hơn.

    Hãy chia sẻ nỗi đau mà bạn đang gánh chịu với người thân, bạn bè. Nếu thấy không tiện thì hãy chia sẻ với người bạn không quen biết. Bạn có thể viết nhật ký để giảm nhẹ nổi lòng nhé!

    Có người bảo rằng, những lúc như thế nên đi du lịch. Đó là lời khuyên dành cho những người đã qua tổn thương mất mát đau thương hay thất tình. Quan điểm của mình (người đã trãi qua ít nhất một trong các nỗi đau trên) là không nhé! Trong lúc đau khổ tuột độ thì sức đâu mà đi du lịch!

    Lời khuyên chân thành là bạn hãy chăm sóc sức khỏe mình trước đã. Có thời gian thì thư giản, nghe nhạc, xem vài clip vui vẻ. Tâm sự với một ai đó thật sự có tác dụng rất tốt.

    Còn bây giờ thì các bạn biết rồi đó. Hãy lan tỏa yêu thương đi nào, còn chờ gì nữa!

    Chúc các bạn hạnh phúc!

    Thân ái!

    HealingTran.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng mười hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...