Cái giá của bốn bài kiểm tra - Trần Việt Đức

Thảo luận trong 'Tản Văn' bắt đầu bởi Trần Việt Đức, 25 Tháng sáu 2021.

  1. Trần Việt Đức

    Bài viết:
    8
    Người ta thường kháo nhau, chặng đường cấp 3 của một đời người người thường đẹp nhất, ít nhất là nó cũng chẳng như đóa phù dung sớm nở tối tàn chưa một lần góp mặt vườn hoa hạnh phúc.

    Suốt 4 năm cấp 2, kẻ vùi đầu vào sách vở học bất kể ngày đêm ăn uống, kẻ ngày ngủ hai tiếng để mong đậu vào lớp chuyên Văn, kẻ lại chơi bất chấp ngày thi đang đến gần, lên đồ, du lịch chùa chiền và cầu cho mình đậu cấp 3.. liệu có vị phật nào phù hộ cho một kẻ lười biếng.

    Theo một thống kê chưa xác định, con người ta khi bước vào con đường thi cử, con số quyết định sự thành công của một bài kiểm tra là 80% phụ thuộc năng lực, 20% còn lại là sự góp mặt của cỏ bốn lá – may mắn.

    20 ngày trước khi thi, con người ta vẫn ăn uống bình thường, thậm chí những tháng ngày ít ỏi còn được đến trường họ vẫn vô tư và xem như không có chuyện gì cho đến lúc nhận ra là quá muộn.

    10 ngày trước khi thi, lúc bấy giờ con tim chẳng nghe lời lý trí, đập bất chấp nhịp điệu. Đi ngủ cũng nằm mơ mình đang thi, thẫn thờ, bơ phờ. Nếu ngày xưa 9h đã là kỉ lục để bạn lên giường thì giờ đây con người ta có thể thức một mạch tới 3h sáng và học bài trong sự lo âu, phập phồng. Và sáng sớm, khi cả thành phố vẫn chưa mở mắt thì ngọn đèn tối hôm qua của sĩ tử vẫn chưa tắt. "Học lắm thế em, học cả năm trời rồi, thiết tha gì mấy ngày cuối cùng này nữa!". Biết thế nhưng nhà nghèo – phải học, vì niềm vui ba mẹ - phải học, vì chơi chung nhóm bạn 3 đứa, mình là thằng dỡ nhất, hai đứa kia đậu, mình rớt, vì cảm giác kém cỏi và bị bỏ lại – phải học, thậm chí có thể là học vì sĩ diện của ba mẹ - phải và cũng phải học, có rất nhiều lý do để con người ta cố gắng, nhưng liệu cái giá của sự cố gắng rốt cuộc là gì – là 4 bài kiểm tra.

    Ngày thi môn đầu tiên, con nở nụ cười tươi khi bước vào cổng trường, nhận lời chúc cuối cùng đến từ các anh chị tình nguyện. Đứng ngoài hành lang, nghe số báo danh, ngồi chờ trong phòng, phóng tầm mắt ra ngoài cửa số mà lòng nôn nao, không biết đề năm nay do dịch có khó, không biết ba mẹ đứng chờ ngoài kia có mệt, và cũng không biết.. mình làm bài có được không?

    Giám thị làm đủ mọi thủ tục, khi và chỉ khi nhận đề trên tay rồi con người ta mới thấm thía cái câu nói: "Thà để mồ hôi lăn trên má còn hơn là nước mắt rơi trên bài thi." Dù gì thì nếu bạn đã ăn chơi trong lúc người ta học thì bạn cũng chẳng có tư cách để tự vấn lòng mình, mọi chuyện đã quá muộn. Còn nếu bạn chăm chỉ học hành, nhưng kết quả không như bạn mong đợi thì dĩ nhiên, hay xem nó như một bài học, một vấp ngã đường đời đầu tiên, một câu chuyện hài không thể khiến bạn cười mãi vậy tại sao bạn cứ phải buồn vì đúng một chuyện, có thể do phương pháp học tập của bạn bị sai lệch, có thể do bạn học cao nhưng đề thi lại ra ở dưới thấp và ngược lại.. và đôi lúc đâu đó cũng do sự góp mặt của 20% may mắn. Để rồi cuối cùng nhìn lại, toàn là do do do, người Việt Nam hay đổ thừa cho hoàn cảnh nhỉ, không, không thể lấy cá nhân mà nghĩ tập thể xấu, cũng có thể là do ấy, chính xác.. do bản thân mình!

    Thi xong những môn đầu, con vui vẻ chạy ra ôm ba mẹ, nở nụ cười với anh chị tình nguyện, nhưng có lẽ, ba mẹ đâu biết trong nụ cười đó là niềm đau, con gượng cười vì mọi người cười nên con cũng vậy..

    Bài thi thứ tư có lẽ là bài thi quan trọng nhất đối với những bạn có ước mơ đỗ vào trường chuyên, một trong những bài thi khá khó nhằn và đòi hỏi tư duy cao. Con muốn đậu, ba mẹ cũng muốn con đậu nhưng trên đời không phải thứ gì muốn là được, không phải ước mơ nào cũng thực hiện được và dễ dàng để thực hiện, bởi vậy khó khăn mài giũa con người, con người sẽ tỏa sáng giữa khó khăn, nhưng không phải ai cũng tỏa sáng.. Bước ra khỏi phòng thi, con cũng ôm ba mẹ, con cũng cười với mọi người, nhưng có vẻ nó không được tự nhiên, không thuần tuý hạnh phúc.

    Cả quãng đời học sinh giờ đây đã đi hơn nữa! Đôi lúc tự vấn lòng liệu mình đã cố gắng hết mình hay chưa, người thì sống theo lý tưởng: "Đời người có bao nhiêu, chơi đi để rồi mốt già không chơi được lại tiếc!". Người thì sống theo mục tiêu: "Khổ trước sướng sau thế mới giàu!". Nhưng dù bạn có sống như thế nào thì cũng đừng quên cố gắng từng giờ mới là trân trọng thời gian..

    Chín năm một chặng đường để đánh đổi cho bốn bài kiểm tra.. liệu có đáng!

    Trần Việt Đức
     
    Ngudonghc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng sáu 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...