Cái chết là gì?

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi btfgirls, 12 Tháng tám 2022.

  1. btfgirls

    Bài viết:
    0
    Âm dương cách biệt, hai thế giới khác nhau với hai nỗi sợ.. Chúng ta chẳng thể biết được bao giờ mình sẽ không còn trên thế giới này. Vì cuộc đời vốn vô thường nên chẳng ai có thể nhìn thấu được nó. Rõ ràng, cái chết thật sự đáng sợ, nhưng thử cởi mở hơn, nhận xét theo một mặt khác? Chẳng phải là do con người đã hoàn thành sứ mệnh mà thiên sứ giao cho nên mới thanh thản mà về chốn suối vàng?

    Vuộc sống vốn dĩ luôn như vậy, có "sinh" thì cũng có "tử".

    Chúng ta chẳng thể làm gì khi đối mặt với một căn bệnh ngoài việc sống thật ý nghĩa những ngày tháng sau đó. Sống với một định kiến của chính mình, làm những điều mà bản thân chẳng dám làm, vượt qua biên giới của chính mình hay đúng hơn là dám bước qua giới hạn của bản thân. Số tiền mà mình tiết kiệm bao lâu nay thì cũng dành mà yêu thương bản thân. Đúng thế, hãy như vậy trong những giây phút cuối đời tưởng chừng bất lực nhưng tại sao không thử làm điều gì đặc biệt như vậy? Đừng để khoé mắt phải cay, để đôi m phải ướt, để giọt lệ cứ rơi. Hãy nhìn nó như với một góc nhìn tích cực hơn, sẵn sàng chấp nhận lấy nó.

    Có một câu nói mình rất thích của La Fontaine là "Death never takes the wise man by surprise, he is always ready to go." (Cái chết không bao giờ khiến người thông thái ngạc nhiên, anh ta luôn sẵn sàng lên đường) Vậy, ta có thể thấy, chẳng có gì là đáng sợ khi chúng ta chết, đó chỉ là một quy luật tự nhiên mà tạo hóa đã tạo ra. Cái chết thì nó cứ như trái đất quay mặt trời vậy, chỉ là quy luật tự nhiên. Chết nó chẳng quay trọng, quay trọng là bạn đã sống như thế nào thôi. Sống là chính mình? Đúng, nhưng chỉ khi chúng ta chắc chắn rằng mình đã tìm được chính bản thân. Nói cách khác là chúng ta đã trả lời được câu hỏi "tôi là ai?". Đừng buồn vì bạn sẽ phải chết đi, hãy vui vì mình đã sống một cuộc đời thật ý nghĩa.

    Vậy nếu như chúng ta biết khi nào mình sẽ ra đi? Nếu như nó chỉ còn một ngày duy nhất. Liệu lúc đó ta có còn lười biếng, chậm chạp. Liệu ta có còn những thù hận đã lâu. Liệu có còn bon chen với đời vì những thứ nhỏ nhặt hay liệu có còn nằm dài cả ngày vì sự trì hoãn? Hay có lẽ chúng ta sẽ muốn một buổi sáng bình yên, thức dậy thật sớm rồi nhìn ngắm cuộc đời này, muốn một bữa cơm tuy đơn sơ nhưng đạm bạc. Ăn thật từ tốn và nhìn ngắm sự thay đổi của những nếp nhăn trên mặt, hay những bàn tay đã chai lì theo sương gió của cuộc đời ở bố mẹ. Khi đối diện với cái chết, trái tim sắt đá của một kẻ lạnh lẽo có tan ra? Chúng ta chẳng thể biết được chính xác được.

    Với cái chết từ từ chậm rãi là vậy. Nhưng còn những cái chết vụt qua thật nhanh? Nó cứ như là một giấc mơ, khi thức dậy đã ở một thế giới khác. Ấy vậy mà đã thật sự cướp đi mạng sống của một con người. Hay t. Ự t. Ử thì sao nhỉ? Đó là một "lối thoát". Lối thoát cho sự hận thù hay mệt mỏi. Nhưng mà.. Liệu cái chết có là lối thoát duy nhất cho sự hận thù? Đương nhiên là không phải, có hàng trăm nghìn cách. Nhưng cứ nhớ rằng, khi vui hãy cứ cười, khi buồn thì khóc. Cuộc đời là vậy, gạt bỏ sự hận thù và lại sống tiếp. Đừng quyết định dại dột khi con tim còn yếu đuối, cái nó cần là một tình yêu thương và một sự thoải mái. Đừng nghĩ rằng thế giới này chẳng ai yêu thương mình cả. Trong cuốn sách "trong cái không có gì không" (Thích Nhất Hạnh) đã thì thầm với chúng ta qua những trang sách, đừng nghĩ rằng, không ai yêu thương ta vì chính 25 tỉ tế bào bạch cầu trong cơ thể chấp nhận hi sinh vì mình mà k cần xót thương. Hay là những cái cây ngoài kia nó đang cống hiến cho chúng ta những khí ô xi để thở, cả trái đất này, mọi thứ xung quanh, nó đang hoạt động là vì chúng ta.

    Death – the last sleep? No, it is the final awakening. (Walter Scott)
     
    Nguyễn Ngọc Nguyênnntc6761 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...