Cách xưng hô trong tiên hiệp

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Wall-E, 21 Tháng tư 2021.

  1. Wall-E

    Bài viết:
    595

    Xưng hô vai vế trong môn phái


    Thường thì trong phim kiếm hiệp, người sáng lập ra một môn phái sẽ được gọi là tổ sư (chỉ nam) hoặc tổ sư bà bà (chỉ nữ)

    Chồng của sư mẫu: Sư trượng/ sư công

    Vợ của sư phụ: Sư nương

    Sư phụ của sư phụ: Thái sư phụ/ sư tổ

    Người sáng lập môn phái: Tổ sư (nam) / tổ sư bà bà (nữ)

    Đệ tử: Đồ nhi/ đồ tôn (chỉ đời tiếp theo)

    Đứng đầu một môn phái ở hiện tại: Chưởng môn (nhân).

    Xưng hô vai vế trong giang hồ


    Nữ trẻ tuổi: Gọi cô nương hoặc tiểu thư (đối với con nhà giàu có danh tiếng)

    Lối xưng: Tiểu nữ (thể hiện tính khiêm tốn), bản cô nương hoặc xưng ngôi ta ta (thể hiện tính tự cao)

    Nam trẻ tuổi: Gọi các hạ, huynh đệ/ huynh đài (tiểu huynh đệ nếu nhỏ hơn nhiều tuổi) hoặc công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng) hoặc thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ công của người đó), tiên sinh (với người nho nhã).

    Xưng: Tại hạ, hậu bối/ vãn bối/ tiểu bối (thể hiện tính khiêm tốn) hoặc xưng ngôi ta (thể hiện tính tự cao)

    Nam/ nữ cao tuổi: Gọi lão tiền bối, đại hiệp/ lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ công của người đó) hoặc xưng ngôi ta, lão, mỗ..

    Lưu ý:

    Ngôi xưng tại hạ - các hạ là cách xưng hô trung tính tương đương như tôi - anh trong ngôn ngữ hiện đại, vãn bối - tiền bối nghĩa là người đi sau và đi trước, thể hiện ý tôn trọng khiêm nhường nói chung dù không cùng môn phái, cùng môn phái có thể dựa trên thứ bậc để phân ra. Ví dụ trưởng bối, nhị bối, tiểu bối..

    Khi căm thù hoặc tức giận với một ai đó, sử dụng xưng gọi ngôi ta - ngươi. Khi chửi mắng một ai đó, sử dụng xưng gọi ngôi tiểu tặc, lão tặc, tặc tử (đối với nam), a đầu (đối với nữ)..

    Xưng hô vai vế trong gia đình


    Ông nội/ngoại: Tổ phụ (Ngoại công/ Thái gia gia)

    Bà nội/ngoại: Tổ mẫu (Bà bà)

    Cha: Phụ thân hoặc Gia gia

    Mẹ: Mẫu thân

    Con: Hài nhi (gọi lúc còn nhỏ, khi lớn lên sẽ gọi theo tên + với từ "nhi" gán phía sau. Ví dụ: Sung nhi, Lâm nhi)

    Bác trai: Bá phụ

    Bác gái: Bá mẫu

    Chú: Thúc phụ (Thúc Thúc)

    Thím: Thúc mẫu/ Thúc nương (Thẩm thẩm, Đại thẩm)

    Cô: Cô cô

    Cậu: Cửu cửu

    Mợ: Cửu mẫu/ Cửu nương

    Dì: Dì

    Anh trai: Huynh (đại ca, ca ca)

    Em trai: Đệ (nhị đệ, tiểu đệ)

    Chị gái: Tỷ tỷ

    Em gái: Muội muội

    Anh/em rể: Tỷ/ muội phu

    Chị dâu: Tẩu tẩu (đại tẩu)

    Cháu: Điệt (điệt nhi/ tiểu điệt)

    Cha/ mẹ vợ: Nhạc phụ, nhạc mẫu

    Cha/mẹ chồng: Trượng phụ/mẫu

    Con rể: Tế (hiền tế/tiểu tế-thân mật)

    Vợ: Phu nhân (nương tử/hiền thê/ái thê-thân mật)

    Chồng: Phu quân (trượng phu/tướng công-thân mật)

    Anh chị em họ ngoại gần: Thêm chữ "biểu" vào trước xưng hô như trong gia đình.

    Ví dụ: Biểu ca, biểu muội.

    Anh chị em họ nội gần: Thêm chữ "thế" vào trước xưng hô như trong gia đình.

    Ví dụ: Thế ca, thế muội.

    Anh chị em họ xa: Thêm chữ "đường" vào trước xưng hô như trong gia đình.

    Ví dụ: Đường huynh.

    Quan hệ kết nghĩa: Thêm chữ "nghĩa" vào trước xưng hô như trong gia đình.

    Ví dụ: Nghĩa đệ, hiền đệ.
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng tư 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...