Cách xưng hô thời cổ đại khi viết truyện

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Hắc Liên, 16 Tháng mười 2022.

  1. Hắc Liên

    Bài viết:
    566
    Bài viết được đăng độc quyền tại dembuon.vn vui lòng không copy.

    Cần thiết đối với các tác giả mới viết truyện cổ đại nè!

    Cách xưng hô trong gia tộc cổ đại:

    Người đứng đầu gia tộc
    : Khi chúng ta dẫn lời vào truyện mà nhắc đến các vị này thì chúng ta gọi theo 'họ'.

    Ví dụ: Tôn gia chủ, Trương gia chủ, Tần gia chủ..

    Đối với hạ nhân trong gia tộc, khi thấy gia chủ thì phải khép nép, cung kính, hoặc sợ hãi tùy trường hợp. Hạ nhân là người có vị trí thấp bé trong gia đình, gia tộc. Vậy nên khi gặp gia chủ phải cung kính gọi đại nhân/gia chủ . Trường hợp hạ nhân mà coi khinh gia chủ thì nên cho họ mặc niệm trong lòng nhé!

    Vợ của gia chủ, đối với vợ lớn (vợ cả). Thì hạ nhân gọi là chủ mẫu

    Trong truyện cổ đại, ông nào mà chẳng vài ba bà vợ. Vậy những bà vợ lẽ thì gọi ra sao? Gọi di nương hoặc theo thứ tự thời gian người này được nạp vào nhà ví dụ: Nhị phu nhân, tam phu nhân, tứ phu nhân, ngũ phu nhân..

    Con của gia chủ: Nếu là trưởng tử (con trai đầu của vợ cả) thì khi ta viết dẫn lời thì viết như này 'đích trưởng tử' hay trưởng tử. Còn nếu là con trai vợ lẽ thì viết là 'thứ tử'.

    Đối với con gái cũng tương tự như trên: Đích trưởng nữ (con gái đầu của gia chủ và vợ cả), đích nữ (con gái của gia chủ và vợ cả), thứ nữ (con vợ lẽ).

    Hạ nhân khi thấy những người con của gia chủ thì gọi: Thiếu gia, tiểu thư, đại cô nương, nhị cô nương..

    - Đối với hoàng thất (gia đình hoàng gia) :

    - Người hầu trong cung khi gặp vua phải cung kính quỳ lạy gọi: Hoàng thượng. Trường hợp gặp vua thì bất kì ai trong đất nước đều phải gọi vua là Hoàng thượng (ngay cả mẹ của vua).

    - Cha vua nếu còn sống thì gọi Thái thượng hoàng

    - Khi gặp mẹ ruột của vua đã được sắc phong gọi Thái hậu. Gặp mẹ kế của vua (các bà vợ lẽ của cha vua) gọi Thái phi

    - Khi gặp vợ vua thì gọi Hoàng hậu

    - Vợ lẽ của vua được phong theo cấp bậc lớn nhỏ thì lúc ấy gọi họ theo cấp bậc được vua ban cho ví dụ: Quý Phi, Tiệp Dư..

    - Con của vua khi gặp vua thì gọi phụ hoàng

    - Con của hoàng hậu (vợ vua) khi gặp thì gọi mẫu hậu. Nếu gặp các bà vợ lẽ của vua thì xưng theo cấp bậc sắc phongví dụ: Hiền phi, Thục phi

    - Con của những bà vợ lẽ của vua. Khi gặp họ thì gọi là mẫu phi (mẹ ruột của hoàng tử, công chúa nhưng vì vợ lẽ nên mới gọi mẫu phi).

    - Khi gặp con trai của vua mà người con trai đó đã được chỉ định tương lai lên ngôi vua thì gọi Thái tử. Vợ của Thái tử được gọi là Thái tử phi . Còn những bà vợ lẽ của Thái tử sẽ gọi theo cấp bậc ví dụ: Trắc phi, Thứ phi..

    - Con trai vua gọi là hoàng tử, vợ của hoàng tử gọi hoàng tử phi, vợ lẽ thì gọi trắc phi, thứ phi.

    - Con gái vua gọi công chúa, chồng của công chúa gọi là phò mã

    Hạ nhân trong các gia đình là người có thân phận thấp kém, vậy nên khi tự xưng hô bản thân phải dùng hai từ tiểu nhân

    - Đối với hạ nhân trong cung đình thì tự xưng nô tài/nô tì

    Em trai của gia chủ: Con của gia chủ gọi những người này là chú, trong văn cổ đại thì gọi họ là Thúc thúc. Em trai/anh trai của vua thì các con vua gọi là Hoàng thúc

    Anh trai của gia chủ: Con của gia chủ gọi những người này là bác, trong văn cổ đại thì gọi họ là Bá bá

    Em gái của gia chủ: Con của gia chủ gọi những người này là cô, trong văn cổ đại thì gọi họ là Cô Cô.

    Cách xưng hô trong ngôi 'tôi' của nhân vật trong truyện. Trường hợp đặt nhân vật vào bối cảnh của đoạn hội thoại nên xưng hô với người thân như sau:

    Tôi: Đối với nam nhân họ sẽ tự xưng là Tại hạ ( nếu ngao du giang hồ), hoặc tiểu sinh (nếu là nho sinh), tự xưng Bổn điện hạ, Cô (nếu là thái tử, hoàng tử). Trẫm/Cô/Quả nhân (nếu là vua)

    Nếu là trong hoàng gia:

    - Vua: Người đứng đầu một đất nước. Tự xưng Trẫm/Cô/Quả Nhân

    - Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua: hạ thần. Các thê thiếp (bao gồm cả hoàng hậu) khi nói chuyện với vua thì tự xưng là: thần thiếp. Các con vua tự xưng với vua cha: nhi thần

    - Thái Tử: Con vua được chỉ định thừa kế ngôi vị. Tự xưng bổn thái tử, bổn điện hạ.

    - Hoàng tử: Con vua. Tự xưng bổn hoàng tử, bổn điện hạ.

    - Thế Tử: Cháu vua. Tự xưng bổn thế tử

    - Phò mã: Con rể vua. Tự xưng bổn phò mã

    - Quận mã: Chồng của quận chúa (cháu gái vua). Tự xưng bổn quận mã.

    - Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan có cập bậc cao hơn (hơn phẩm hàm) : hạ quan, ti chức, tiểu chức

    Tôi: Đối với nữ thông thường xưng là tiểu nữ, còn nếu tỏ ra đỏng đảnh hoặc thể hiện cá tính cái tôi thì gọi bổn cô nương.

    Nếu là nữ trong hoàng gia:

    Thái hậu: Mẹ vua. Tự xưng Ai gia

    Hoàng hậu: Vợ vua. Tự xưng là bổn cung

    Công chúa: Con vua. Tự xưng là bổn cung hoặc bổn công chúa, bổn điện hạ.

    Quận chúa: Cháu vua. Tự xưng là bổn quận chúa

    Huyện chúa, huyện chủ: Được vua phong là chúa của nơi đất phong. Tự xưng bổn huyện chúa/huyện chủ

    Gia đình thường dân

    Ông nội, ông ngoại: Gọi thân mật Gia gia

    Gọi cung kính:

    Ông nội gọi là Nội tổ

    Bà nội gọi là Nội tổ mẫu

    Ông ngoại gọi là Ngoại tổ

    Bà ngoại gọi là Ngoại tổ mẫu

    Cha gọi là Phụ thân

    Mẹ gọi là Mẫu thân

    Anh trai kết nghĩa gọi là Nghĩa huynh

    Em trai kết nghĩa gọi là Nghĩa đệ

    Chị gái kết nghĩa gọi là Nghĩa tỷ

    Em gái kết nghĩa gọi là Nghĩa muội

    Cha nuôi gọi là Nghĩa phụ

    Mẹ nuôi gọi là Nghĩa mẫu

    Dâu trưởng: Trưởng tức

    Dâu thứ: Thứ tức

    Dâu út: Quý tức

    Gọi vợ một cách thân mật: Hiền thê, ái thê, nương tử.

    Gọi chồng một cách thân mật: Tướng công, phu quân lang quân.

    Gọi vợ/chồng theo cách tôn trọng (tương kính) lẫn nhau: Đại nhân, quan gia/Phu nhân.

    Anh rể/Em rể: Tỷ phu/Muội phu

    Chị dâu: Tẩu tẩu

    Cha mẹ gọi con cái: Hài tử/Hài nhi hoặc tên

    Anh họ bên phía Nội thì gọi họ là Đường ca

    Chị họ bên Nội gọi Đường tỷ

    Em trai họ bên Nội gọi đường đệ

    Anh họ bên phía ngoại thì gọi họ là Biểu ca

    Chị họ bên ngoại gọi Biểu tỷ

    Em gái họ bên ngoại gọi Biểu muội

    Em trai họ bên ngoại gọi Biểu đệ

    Anh rể (tiếng xưng hô giữa anh em rể) : Khâm huynh

    Em rể: Muội trượng/muội phu/khâm đệ

    Em rể (tiếng xưng hô giữa anh em rể) : Khâm đệ

    Hoạt cảnh nhân vật: Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình:

    Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ

    Cha mình thì gọi là gia phụ

    Mẹ mình thì gọi là gia mẫu

    Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh

    Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ

    Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ

    Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội

    Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội.

    Nếu vợ là hoàng thân quốc thích thì gọi theo thứ bậc, cấp phong của người đó ví dụ: Công chúa (điện hạ), Quận chú, Huyện chủ..

    Chồng của mình thì gọi là tệ phu (nếu gia đình thường dân). Còn giới quý tộc thì gọi cung kính đại nhân hoặc theo theo thứ bậc quan chức của chồng

    Con của mình thì gọi là tệ nhi

    Xem thêm kiến thức viết truyện cổ đại tại đây: Kiến Thức Viết Truyện Ngôn Tình Cổ Đại
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng mười một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...