Ngày xưa các cụ không có đồng hồ, việc đo đếm thời gian được dựa trên kinh nghiệm quan sát các sự việc hiện tượng hàng ngày như: Nhìn mặt trời, xem sự dịch chuyển của các vì sao ban đêm & nghe tiếng gà gáy.. Cách tính giờ âm theo các cụ ngày xưa: Cách nhớ đơn giản: Giờ Tý bắt đầu 12 con giáp = 12h đêm cộng trừ 1, các giờ tiếp theo cộng 2 theo thứ tự 12 con giáp. Giờ Ngọ = 12h trưa. Giờ Tý: Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng Giờ Sửu: Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng Giờ Dần: Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng Giờ Mão: Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng Giờ Thìn: Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng Giờ Tỵ: Từ 9 giờ đến 11 giờ sáng Giờ Ngọ: Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa Giờ Mùi: Từ 13 giờ đến15 giờ xế trưa Giờ Thân: Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều Giờ Dậu: Từ 17 giờ đến 19 giờ tối Giờ Tuất: Từ 19 giờ đến 21 giờ tối Giờ Hợi: Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya Ban đêm dài 10 tiếng, được chia thành 5 canh, một canh bằng 2 giờ Canh 1: Từ 19 giờ đến 21 giờ tức giờ Tuất Canh 2: Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi Canh 3: Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý Canh 4: Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu Canh 5: Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần Ban ngày dài 14 tiếng, được chia thành 6 khắc, 1 khắc dài 2h 20 phu Khắc 1: Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng Khắc 2: Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng Khắc 3: Từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa Khắc 4: Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa Khắc 5: Từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều Khắc 6: Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối Các tháng tính theo 12 con giáp: Tháng giêng: Dần - Cọp Tháng hai: Mão - Mẹo Tháng ba: Thìn - Rồng Tháng tư: Tỵ - Rắn Tháng năm: Ngọ - Ngựa Tháng sáu: Mùi - Dê Tháng bảy: Thân - Khỉ Tháng tám: Dậu - Gà Tháng chín: Tuất - Chó Tháng mười: Hợi - Lợn Tháng 11: Tý - Chuột Tháng 12 - tháng chạp: Sửu - Trâu