Cách tìm dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mẩu Tũn, 17 Tháng tám 2021.

  1. Mẩu Tũn

    Bài viết:
    313
    Để minh chứng một cách thuyết phục cho các luận điểm của một bài văn nghị luận xã hội, người viết phải sử dụng các dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về những người thật, việc thật. Đây là một công việc khá khó khăn với học sinh. Để giúp các em biết cách tìm dẫn chứng một cách tốt nhất xin chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân trong việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho đề văn nghị luận xã hội:

    Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, những con số chính xác về một sự việc nào đó.

    Sau một thời gian tích lũy cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa nhất cho một số dẫn chứng tiêu biểu.

    Cần nhớ, một dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau. Quan trọng là phải có lời phân tích khéo léo (VD: Dẫn chứng về cuộc đời Bill Gates vừa có thể dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng con người, hoặc đề bài về niềm đam mê, bài học về sự thành công, tấm gương về một tấm lòng nhân ái).

    Sau đây là một số ví dụ về các tư liệu có thể dùng làm dẫn chứng cho các bài văn nghị luận xã hội.

    * Những tấm gương tốt.

    1. Bill Gates từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu nghành luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng một số người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua rất nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện. Cuộc đời ông là bài học cho sự thành công nhờ tự học và đam mê công việc..

    2. Thuở niên thiếu, Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo quanh các cửa hàng tranh và hỏi: Ở đây có bán tranh của Picaso không? Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông nổi tiếng khắp Pa-ri, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó => Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.

    3. Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng. Franklin nhà bác học Mỹ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công => Sức mạnh của sự dũng cảm.

    4. Niu _tơn nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ ếu ớt, Niu- tơn thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông tự tạo ra cho mình những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng. =>Những thiếu thốn của bản thân không thể thắng nổi sức mạnh của nghị lực.

    5. Thầy Lý Quế Lâm (42 tuổi) giáo viên tiểu học làng Nhị Bình- Tứ Xuyên. Suốt 19 năm dẫn học trò đến trường, vượt qua 5 chiếc thang gỗ dựng đúng trên vách núi cheo leo. Thầy trò trở thành 10 nhân vật cảm động của Trung Quốc năm 2008 => Tình yêu và sự tận tụy làm nên một nhân cách đẹp..

    6. O. Henry (1862_1910) -nhà văn trứ danh của nước Mỹ. Ông chưa từng được hưởng bất cứ một sự giáo dục nào, luôn bị bệnh tật giày vò, thuở nhỏ đi chăn bò, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế toán nhưng bị tình nghi là ăn trộm tiền nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù, ông bắt đầu viết truyện ngắn và trở nên nổi tiếng, tác phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành tác phẩm bắt buộc học ở Đại học => Thành công không có nghĩa là chưa từng thất bại.

    7. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu xí. Vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố copenhaghen, đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Nhưng với nghị lực và tình yêu nghệ thuật giúp ông thành công. Những truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp. => Nghị lực và tình yêu nghệ thuật là những nhân tố để thành công

    8. Bốn lần bị bắt, 31 tháng bị cầm tù nhưng Mohandar Gandhi (1869- 1948) vẫn kiên cường đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của người Ấn. Trước khi chết do bị ám sát, ông nói: "Dù chỉ còn một giây tồn tại nhưng tôi cũng phải thực hiện cho bằng được nó, bởi nó là khát vọng của dân tộc." Ông được nhân dân Ấn Độ tôn sùng như một vị thánh, họ gọi ông là mahatma (đấng vĩ đại) => Tình yêu nước và tình yêu con người mạnh mẽ hơn cả cái chết.

    9. Walt Disney là con thứ 4 trong một gia đình nông dân nghèo, cha nghiện rượu, bài bạc. Sáu tuổi đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì không có tiền nên ông dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này, cái tên Walt Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao. Walt Disney đã từng nói về 4 điều làm nên cuộc đời mình:

    - Tin tưởng: Tin vào bản thân mình dựa trên những việc mình làm vì giá trị mình muốn có.

    - Suy nghĩ: Suy nghĩ về những giá trị mà mình muốn cuộc sống mình có.

    Mơ ước: Mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.

    - Can đảm: Can đảm biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình => Thành công được tạo nên từ niềm tin vào giá trị bản thân.

    10. Là một trong số ít những người Việt Nam bị nhiễm HIV/ AIDS dám công khai thân phận -Phạm Thị Huệ, quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Times của Mĩ bầu chọn là "anh hùng châu Á". Biết mình và chồng bị nhiễm bệnh nhưng cô đã chiến thắng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho cuộc đời. 2/2005 cô trở thành tình nguyện viên của Liên Hợp Quốc => Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất.

    11. Chu Văn An (1292-1370) là nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần. Nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỷ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông xin dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ => Tấm gương về lối sống trung thực, bất chấp khó khăn vẫn đấu tranh cho lẽ phải..

    * Những con số biết nói.

    1. Tình hình trên toàn thế giới, số người nhiễm HIV hiện nay là 45 triệu người. Trong đó, 50 % là phụ nữ. Ấn Độ, Nga, Trung Quốc hợp lại chiếm 50 % bệnh nhân. Có khoảng 14 triệu trẻ em trên TG có cha hoặc mẹ, hoặc cả hai qua đời vì HIV/ AIDS=> HIV/ AIDS là một thảm họa, toàn nhân loại cần có những hành động thiết thực để ngăn chặn căn bệnh thế kỉ này.

    2. Mỗi năm có khoảng 273 triệu tấn sản phẩm từ chất dẻo ra đời. Trung bình mỗi người trên Trái Đất sử dụng 41kg chất dẻo. Năm 2007, toàn thế giới đã dùng 1200 tỉ chiếc túi nylon mà phải mất 500-1000 năm mới có thể tiêu hủy=> đừng vì cái lợi trước mắt mà quên đi tác hại lâu dài.

    3. Năm 2007, trong 60 mẫu nước xét nghiệm tại Việt Nam thì chỉ 5% có thể sử dụng được. Phần lớn đều bị nhiễm vi sinh, colifom hoặc bị nhiễm hữu cơ do nguồn rác, phân, nước thải ngấm vào đất. Hậu quả là tỉ lệ ung thư ở một số nơi tăng cao làm người dân lo lắng. => Vấn đề ô nhiễm môi trường và ý thức của con người.

    4. Những con số biết nói về môi trường: _14 chiếc túi nilon được làm tổn phí nhiên liệu bằng lượng xăng dầu cho một chiếc ô tô chạy 1 km.

    - 75 % điện năng tiêu phí được tạo ra do các thiết bị điện vẫn được cắm điện nhưng không được sử dụng.

    - 100.000.000 cây bị chặt để làm ra tất cả các tờ rơi, quảng cáo, thư ngỏ danh thiếp trên toàn thế giới, mà người ta phát hào phóng, thậm chí là vứt bỏ.

    - 10 triệu USD là ngân sách nhà nước Việt Nam chi chl vấn đề rác thải hàng năm. Trong khi không thể tiến hành phân loại và tái chế, gây lãng phí 9 triệu USD (gần 140 tỉ đồng)

    5. Chiến dịch The Earth Hours (Giờ trái đất) do tổ chức WWF tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng của 62 quốc gia, hướng đến con số 1 tỉ người trên 1000 thành phố tham gia. Tất cả đã tắt đèn vào ngày thứ bảy ngày 28/3/2009, lúc 20h30' để ủng hộ các hoạt động nhằm giảm thiểu các nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. => Mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực vì sự biến đổi khí hậu.

    Tác giả: Cao Thị Hoan.

    Bài viết đăng trong tạp chí văn học và tuổi trẻ số 5+6 (283 + 285) năm 2013.
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng tư 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...