Cách phân tích cảm nhận một đoạn thơ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 27 Tháng tám 2021.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    65
    NGHỊ LUẬN THƠ

    Dạng đề phân tích cảm nhận một đoạn thơ

    Các bước cảm nhận, phân tích một bài thơ, đoạn thơ, câu thơ

    A. Mở bài:

    + Giới thiệu tác giả và bài thơ, đoạn thơ cần phân tích (chép nguyên văn đoạn thơ trong đề bài, nếu là đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu đầu, chấm chấm, rồi chép câu cuối).

    + Giới thiệu vấn đề nghị luận.

    VD1

    Nhà văn (nhà thơ).. có một vị trí quan trọng trong nền văn học VIỆT NAM hiện đại có phong cách độc đáo, ông (bà) đã để lại nhiều sang tác có giá trị. Trong đó.. (tên tp) là tác phẩm xuất sắc nhất. Người đọc ấn tượng sâu sắc nhất về (nêu luận)

    Vd2

    Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại

    Ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông

    Chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm của ta. Tác phẩm.. của.. là một tác phẩm đặc biệt như thế. Trong đó, P nhà văn (nhà thơ) đã tạo ấn tượng sâu sắc cho bạn đoc về (luận đề: Nhân vật, đoạn thơ.. đoạn văn)

    vd3 .

    Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện

    Một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những

    Gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực.. thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Tác phẩm.. của..

    Là một tác phẩm nghệ thuật như thế, đặc biệt tác giả đã tạo được ấn tượng sâu sắc nhất cho bạn đọc là.. (nêu luận đề)

    B. Thân bài:

    1. Khái quát

    - Đoạn đầu tiên của thân bài nên trình bày khái quát HCST, xuất xứ, chủ đề –nghệ thuật tiêu biểu (thể thơ)

    - Vị trí và nội dung đoạn thơ

    2. Nội dung chính

    *Xác lập luận điểm

    Chia các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm đề đi sâu cảm nhận, phân tích.

    + Nêu luận điểm:

    (trích câu thơ hoặc nhóm câu để phân tích, cảm nhận)

    SỬ DỤNG CÁC THAO (CÁC BƯỚC)

    + THAO TÁC 1 (GT) : Nội dung đoạn thơ nói lên điều gì? Giải thích từ ngữ hình ảnh trong câu thơ.. có ý nghĩa gì?

    + THAO TÁC 2 (PT) NỘI DUNG ĐÓ ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA BIỂU HIỆN nghệ thuật có trong bài (cách dùng từ, đặt câu, biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ.. NHỊP ĐIỆU, GIỌNG THƠ)

    + Thao tác 3 (BL) Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của em chỉ ra cái hay, đặc sắc giá trị của các chi tiết trong thơ=chỉ ra cái hay, cái đặc sắc trong thơ.

    Thao tác 4: So sánh mở rộng (nội tác phẩm hoặc ngoại tác phẩm)

    +: Sắp xếp các nội dung trên thành một đoạn văn ngắn, có câu mở đầu, câu kết đoạn.

    (– Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em vừa phải khái quát được nội dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.

    – Phần thân bài các em cần triển khai khoảng bốn đến 5 đoạn, dựa vào khả năng viết của mình, nhào nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm mang đậm cái tôi của chính mình trong bài viết)


    ***Đánh giá về nghệ thuật và nội dung đoạn trích

    VD: Nghệ thuật: Bằng cách sử dụng ngôn ngữ giản dị trong sáng nhưng gợi hình biểu cảm cùng với giọng thơ hấp dẫn truyền cảm. Hình ảnh thơ ấn tượng đặc sắc, kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật đã diễn tả thành công nội dung tư tưởng và tạo cảm xúc sâu sắc cho người đọc.

    3. Kết bài:

    – Khái quát được nội dung đề yêu cầu.

    – Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.

    VD:

    KẾT BÀI;

    Đoạn thơ là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn (nhà thơ).. Nó đã góp phần quan trọng để làm nên sự thành công cho tác phẩm, Nó, đưa lại biết bao ý nghĩa mới mẻ giàu tính chất thẩm mĩ và nghĩa nhân sinh. Từ đó chúng ta thấy được cả tài năng và tư tưởng, nhân cách cao đẹp của nhà văn (hoặc nhà thơ). Mặc dù trang sách đã khép lại nhưng vẫn tạo ra sự lắng đọng sâu sắc trong tâm hồn bạn đọc.

     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...