Cách phân biệt tục ngữ; ngạn ngữ; danh ngôn; phương ngôn; cách ngôn và châm ngôn

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Nguyễn Anh Tài, 4 Tháng ba 2022.

  1. Nguyễn Anh Tài

    Bài viết:
    9
    CÁCH PHÂN BIỆT TỤC NGỮ; NGẠN NGỮ; DANH NGÔN; PHƯƠNG NGÔN; CÁCH NGÔN VÀ CHÂM NGÔN

    1. Tục ngữ: Là những câu nêu lên những đúc kết về kinh nghiệm lao động, có ý nghĩa giáo huấn thâm sâu, mang tính chất dân gian đậm đà à phong cách văn nói vần điệu. Tục ngữ có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng

    - Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.

    2. Ngạn ngữ: Là những câu nói xưa, nêu lên những bài học về lẽ phải, đạo lý mang tính chất giáo dục và thường biểu hiện bằng từ Hán - Việt, gần với phong cách văn học viết, chỉ có nghĩa đen và chưa hẳn mất xuất xứ. Là một bộ phận của Tục ngữ, ngạn ngữ chiếm số lượng khá lớn trong Tiếng Việt

    - Dục tốc bất đạt.

    3. Danh ngôn: Là những câu nói của các lãnh tụ, danh nhân, các nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, có xuất xứ từ sách vở. Danh ngôn thường rất trau chuốt. Có một bộ phận dùng quen được xếp chung vào Tục ngữ và không để ý đến tác giả

    - Học, Học nữa, học mãi.

    4. Phương ngôn; Là tục ngữ có tính chất địa phương

    - Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm

    5. Cách ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ hoặc danh ngôn, chỉ có nghĩa đen, đơn thuần về mặt giáo dục. Cách ngôn mang phong cách chức năng

    - Tiên học lễ, hậu học văn

    6. Châm ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ, danh ngôn được dùng có tính chất cá nhân, được đặt ra làm lề luật, tiêu chuẩn cho hoạt động hoặc tư tưởng của mình. Châm ngôn mang phong cách chức năng

    - Hạnh phúc là đấu tranh
     
    lnanhh thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...