Chào các bạn, Một trong những nỗi khổ của những người đi học kể cả đi làm chính là thường quên hầu như tất cả những gì đã học, đã xem, đã lĩnh hội.. ngoại trừ những thứ liên quan trực tiếp và quá quan trọng, thì các bạn sẽ khó quên chẳng hạn như đến tính mạng của các bạn. Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta rằng học rồi sẽ quên, học để làm gì khi mình sẽ không nhớ? Qua bài chia sẻ ngày hôm nay hi vọng các bạn sẽ không những nhớ lâu mà còn giúp các bạn say mê và hứng thú trong học tập. Ngay sau đây là 4 bước dành cho các bạn: Bước 1: Tìm cho mình nội dung mà các bạn yêu thích Khi các bạn muốn nhớ một cái gì đó thoải mái nhất, ít đau đầu, ít năng lượng thì cái đó phải là cái mà các bạn thích. Thích trước cái đã! Bước này thật dễ đúng không? Bước 2: Xem và tìm hiểu những gì các bạn thích Các bạn sẽ đặt ra câu hỏi rằng mình chỉ thích game, thích đá banh, thích xem phim thì sao? Câu trả lời là các bạn cứ đọc, cứ xem, cứ tìm hiểu những gì mình thích, qua những điều mà bạn thích đừng quên đặt ra các câu hỏi tại sao? Chính nó sẽ dẫn dắt bạn tìm ra nhiều thứ đáng kinh ngạc. Tôi lấy ví dụ: Các bạn thích game, khi chơi game các bạn thử đặt câu hỏi những nhân vật trong game làm sao người ta lại thiết kế hay đến vậy? Qua đó các bạn tiếp tục tìm hiểu, có phải bạn sẽ tự nhiên đến với nghề thiết kế nhân vật trong game và tất nhiên nhiều ngành nghề khác nữa. Hay ví dụ cũng về game, các bạn đặt câu hỏi là những người thiết kế ra game người ta kiếm ra tiền bằng cách nào? Qua những câu hỏi như thế nguồn tri thức sẽ dẫn các bạn đi rất xa và kiến thức đó các bạn cứ tự nhiên mà có. Đối với những kiến thức chuyên môn, các bạn nên đọc lướt qua, tìm trong đó cái mà các bạn thích, niềm hứng thú mới thực sự dẫn các bạn đến đam mê và nhớ lâu. Vậy tóm lại 2 bước rất dễ là Tìm và Xem cái mà bạn thích. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Hãy nhớ rằng chúng ta có thể thay đổi được chính mình từ ngày hôm nay! Hãy bắt đầu luyện tập theo các bước này các bạn nhé!
Bình thường mk cx khá là khó nhớ. Kiểu não cá vàng cực kì vì học đâu quên đó. Nhưng từ ngày thử phương pháp lặp lại ngắt quãng thì mk thấy bản thân đã giảm hẳn tình trạng này. Với pp này bạn chỉ cần thường xuyên xem, đọc và ôn lại vài tiếng 1 lần để bộ não không quên kiến thức thôi. Bên cạnh đó, mk cx hay ghi chép những thứ quan trọng như giấy note rồi dán vào gương. Để mỗi lần đi qua có thể học lại một lần. Hay mk cx sẽ set màn hình đth là nhũnge thứ mk cần học nữa. Tuy nhiên các phương pháp thì chỉ là tham khảo vì không pk ai cx phù hợp vs nó. Hơn nx muốn có hiệu quả thì cx pk kiên trì áp dụng và ngồi vào bàn mở sách ra học cái đã. Tóm lại là vẫn cần sự chăm chỉ là trên hết nha. Chứ đừng quá phụ thuộc vào các mẹo nhé. Chúc bạn thành công
Thật ra để nhớ lâu thì có rất nhiều cách sau đây là một số cách bạn có thể áp dụng: Tạo kế hoạch học: Lên lịch học tập và tuân thủ nó. Chia nhỏ kiến thức thành các phần nhỏ hơn và học từng phần một để tránh cảm giác áp lực quá lớn. Tìm hiểu phong cách học phù hợp: Mỗi người có phong cách học tập khác nhau, có người học tốt qua việc nghe, có người học tốt qua việc đọc, hoặc thậm chí là qua việc vận động. Tìm hiểu xem phong cách học nào phù hợp với bạn nhất và áp dụng nó vào quá trình học. Sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả: Học bằng cách ghi chú, tạo ra sơ đồ tư duy, diễn giải lại kiến thức cho người khác hoặc tổ chức nhóm học. Các phương pháp này giúp bạn tăng cường việc ghi nhớ và hiểu sâu hơn. Kết hợp giải trí và học tập: Tìm cách kết hợp việc học với những hoạt động giải trí mà bạn thích. Ví dụ, hãy nghe nhạc hoặc xem video học tập trong khi làm việc. Tạo liên kết giữa kiến thức mới và kiến thức đã có: Liên kết thông tin mới với những gì bạn đã biết sẽ giúp bạn củng cố và nhớ lâu hơn. Tìm hiểu các mối liên kết và áp dụng chúng vào quá trình học tập của bạn.
Một số tips mà mình hay áp dụng 1. Tạo ra liên kết với những thứ mình đã biết, có thể là tương đồng về hình ảnh, âm thanh gợi nhắc, các nội dung hợp vần và tạo ra giai điệu dễ nhớ. Hoặc nhiều người sẽ gắn liền nội dung cần nhớ với một địa điểm, để mỗi khi nhớ về địa điểm đó thì các thông tin liên quan sẽ xuất hiện. 2. Tách nhỏ các nội dung cần ghi nhớ. Mình thấy việc này hữu ích với những kiến thức phức tạp, chẳng hạn như một khái niệm dài thì mình sẽ tách chúng thành các yếu tố nhỏ 3. Lặp lại cách quãng. Mình sẽ lên lịch cho việc nhắc lại thông tin: 2 tiếng - nửa ngày - một ngày - nửa tuần -.. Cứ như vậy, càng nhắc lại nhiều lần thì thông tin càng in sâu, mà đặc biệt là càng về sau càng không cần ôn lại với tần suất quá dày 4. Dạy lại cho ai đó. Truyền đạt lại kiến thức cho người khác khiến mình nắm chắc bản chất của nội dung hơn, vì nếu không hiểu thông suốt thì không thể giải thích cho người khác được. Đặc biệt là nếu giải thích cho một người nhỏ tuổi hơn, ít kiến thức hơn thì mình sẽ càng biết cách diễn đạt vấn đề súc tích, dễ hiểu 5. Dùng những cách format độc đáo, chẳng hạn như hightlight, phông chữ nổi bật, kích thước lớn để giúp nội dung trọng tâm nổi bật hơn Chúc bạn học tốt!