Chia sẻ Cách nâng điểm nghị luận xã hội trong đề thi

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Huongthu2401, 14 Tháng mười hai 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết:
    479
    I. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP

    1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    - Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo.).

    - Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông.).

    - Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo.. Rút ra vấn đề nghị luận).

    2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

    - Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực.).

    - Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá.).

    - Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.

    - Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.

    - Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ

    1. Nghị luận về tư tưởng đạo lý

    1.1 Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội.).

    Ví dụ trường hợp đề là một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ về một vấn đề nào đó như: Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố".

    Ta mở bài như sau:

    Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu chúng ta hèn nhát và yếu đuối chắc chắn sẽ gặp thất bại nhưng với ý chí và nghị lực vượt qua mọi gian khó thì con đường vươn đến thành công sẽ mở ra trước mắt. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã ghi lại trong những dòng nhật ký đầy máu, nước mắt và niềm tin: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". Đó là giá trị chân lý sống, là con đường vươn tới tương lai.

    Đề thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ, một mẩu chuyện nhỏ, một đoạn tin trên báo đài..

    Ví dụ: Sài Gòn hôm nay đầy nắng. Cái nắng gắt như thiêu như đốt khiến dòng người chạy bạt mạng hơn. Ai cũng muốn chạy cho nhanh để thoát khỏi cái nóng. Một người phụ nữ độ tuổi trung niên đeo trên vai chiếc ba lô thật lớn, tay còn xách giỏ trái cây. Phía sau bà là một thiếu niên. Cứ đi được một đoạn, người phụ nữ phải dừng lại nghỉ mệt. Bà lắc lắc cánh tay, xoay xoay bờ vai cho đỡ mỏi. Chiếc ba lô nặng oằn cả lưng. Chàng thiếu niên con bà bước lững thững, nhìn trời ngó đất. Cậu chẳng mảy may để ý đến những giọt mồ hôi đang thấm ướt vai áo mẹ. Chốc chốc thấy mẹ đi chậm hơn mình, cậu còn quay lại gắt gỏng: "Nhanh lên mẹ ơi! Mẹ làm gì mà đi chậm như rùa".

    Ví dụ:

    Lối sống của học sinh bắt đầu từ nhận thức về từng sự việc trong đời sống hàng ngày như: Một vụ cãi lộn, một vụ đánh nhau, nói tục chửi bậy, thói ăn quà vặt, xả rác bừa bãi.. các sự việc hiện tượng như thế học sinh nhìn thấy hàng ngày ở xung quanh chúng ta nhưng chúng ta ít có dịp suy nghĩ, phân tích, đánh giá về mặt đúng sai, lợi- hại, tốt- xấu. Kiểu bài này từ một hiện thực trong đời sống để chúng ta viết thành văn nghị luận nêu lên những nhận xét, đánh giá của bản thân về sự vật, hiện tượng.

    Ví dụ về hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lý:

    A. Mở bài:

    Ví dụ 1: "Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia.. Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là (.). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp."

    - Ví dụ 2: "Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước thử thách bởi các vấn nạn: Bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục.. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (.). Đây là một hiện tượng tiêu cực có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ".

    - Ví dụ 3: Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: Tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm.. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (.). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

    B. Thân bài

    Ví dụ: Đề bàn về tai nạn giao thông.

    Trước hết ta cần hiểu "Tai nạn giao thông" là gì? Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: Tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...