Chia sẻ Cách nâng điểm nghị luận văn học

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Huongthu2401, 14 Tháng mười hai 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết:
    479
    Những sai lầm trong lúc làm bài nghị luận xã hội:

    1. Quá quan trọng phần nghị luận văn học trong khi nó chỉ có 4 điểm và không bao giờ đạt điểm tối đa. Muốn đạt điểm cao >8 bạn phải đạt tối đa đọc hiểu, ít nhất 2/3 điểm nghị luận xã hội.

    2. Quá lo lắng vì học bài chưa kỹ hoặc càng học càng không vào. Thực ra bạn dùng đến kỹ năng làm bài nhiều hơn là kiến thức. Kĩ năng thì bài nào đề nào cũng làm được.

    3. Đừng bao giờ nghĩ làm văn là chém gió. Chém gió là ngôn ngữ nói, đầu đường trà đá còn bài thi là ngôn ngữ viết cần sự khách quan, khoa học, minh xác.

    4. Lệ thuộc vào bài giảng của thầy cô, bỡ ngỡ trước kiểu đề mới.

    Hãy tin ở chính mình và tự do trong khuôn khổ. Thầy cô giỏi hơn chính mình là vì các thầy cô đã có hàng chục năm kinh nghiệm, và chỉ tập trung ở 1 môn thôi. Ngay cả chấm thi giáo viên cũng cần có đáp án mà.

    5. Nhầm lẫn giữa các phương thức biểu đạt. Luôn nhớ bài làm phải là phương thức nghị luận: Đánh giá nhận xét phân tích vấn đề. Chú ý lập luận, lí lẽ dẫn chứng chứ không quá coi trọng cảm xúc cá nhân, tránh sa đà vào kể chuyện.

    6. Quá coi trọng và tập trung vào mở bài, kết luận. Điều đó sẽ khiến bạn mất thời gian, dễ dẫn đến đầu voi đuôi chuột, càng dễ xảy ra tình trạng mở bài không hay thì mất hứng làm tiếp phần tiếp theo. Chỉ cần có đủ mở bài kết luận tác biệt ra từng đoạn là được.

    7. Bài làm chỉ có chi tiết, dẫn chứng, phân tích đơn lẻ từng câu từng hình ảnh mà không khái quát thành luận điểm. Nên nhớ phân là chia là tách ra các ý, tích là nhân là hình thành nên ý tổng quan. Hãy đặt ra câu hỏi bài làm sẽ có luận điểm nào rồi mới lo phân tích gì.

    8. Tránh viết lan man không có bố cục, giám khảo đọc chẳng hiểu đang viết gì. Hỏi gì thì phải trả lời nấy. Hãy viết kiểu ngô ra ngô khoai ra khoai đừng mập mờ ẩn dụ so sánh. Bài viết rõ ràng sáng rõ sẽ không thể bị mất điểm.

    9. Quá quan trọng dài ngắn, thấy bài mình ngắn không sang tờ lại tiếp tục chém thêm nên bố cục bị lủng củng, lặp ý. Trong khi giám khảo toàn chấm từ, chấm câu nên viết từ nào phải đúng từ đó, câu nào chắc câu đó.

    10. Quá coi trọng phụ kiện nghĩa là tập trung liên hệ, mở rộng, so sánh. Điều đó rất có ích nhưng nếu tổng thế, nội dung chính chưa tốt, quá tham chi tiết sẽ khiến bài văn hổ lốn.

    Các bước nâng điểm nghị luận xã hội:

    1. Tìm hiểu đề

    Phân tích đề là công việc xem xét cặn kẽ đề bài để nhận thức chính xác vấn đề nghị luận được giao. Nói cách khác, mục đích của việc phân tích đề là tìm hiểu chính xác các yêu cầu cơ bản của đề bài (vấn đề cần nghị luận, yêu cầu về nội dung, yêu cầu về phương pháp).

    Nhiệm vụ của phân tích đề là phải xác định cho được các yêu cầu sau đây:

    + Dạng đề nghị luận?

    + Vấn đề cần nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

    Cách làm:

    Đọc kỹ đề, chú ý từng từ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu, đoạn. Chia vế, ngăn đoạn, tìm hiểu mối tương quan giữa các vế: Song song, chính phụ, nhân quả, tăng tiến, đối lập.. Hệ thống những điều đó trong một sơ đồ trên giấy nháp.

    2. Xác định thao tác lập luận

    Khi tạo lập văn bản nghị luận, một trong những đặc trưng quan trọng nhất là tổ chức lập luận. Lập luận là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị cho bài văn nghị luận.

    Bởi thế, chương trình Ngữ văn 11 có trình bày các thao tác lập luận như thao tác lập luận so sánh, thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận bình luận, thao tác lập luận bác bỏ.. Đối với đề thi cơ bản chỉ yêu cầu sử dụng thao tác phân tích, đề thi THPT Quốc gia thường yêu cầu cao hơn, đòi hỏi học sinh kết hợp các thao tác lập luận.

    3. Sửa lỗi diễn đạt

    Không phải ngẫu nhiên mà nhiều văn bản nghị luận được xem là tác phẩm văn chương. Chính vì các tác phẩm đó đã nghị luận bằng hình ảnh, văn nghị luận có hình ảnh, có kĩ thuật diễn đạt cao.

    Ở đó không phải chỉ có lí lẽ, lập luận sắc sảo mà còn có hình ảnh sinh động, cuốn hút trí tuệ và trái tim người đọc, khơi gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.

    Kỹ năng diễn đạt trong bài làm văn nghị luận chính là kĩ năng sử dụng hệ thống từ ngữ và khả năng kết hợp các phương tiện diễn đạt khác như sử dụng các kiểu câu, dùng dấu câu, giọng điệu và các thao tác lập luận.. vừa để làm sáng tỏ nội dung vừa gây được ấn tượng và thuyết phục đối với người đọc.

    Cụ thể hãy nắm vững cách luyện tập sau:

    + Sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng.

    Học sinh cần chú ý cách sử dụng trong cách trường hợp sau:

    Sử dụng đại từ nhân xưng tôi trong các trường hợp: Người viết muốn diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình về một vấn đề nào đó.

    Nhưng trong trường hợp muốn lôi kéo sự đồng tình ủng hộ của người đọc, người nghe về vấn đề đang được bàn luận thì có thể sử dụng các cụm từ như: Chúng tôi; ta; chúng ta; như mọi người đều biết; ai cũng thừa nhận.. Lưu ý các đại từ nhân xưng thường được sử dụng có hiệu quả diễn đạt làm tăng sức thuyết phục trong đoạn văn bình luận.

    + Cách dùng các tiểu từ và những từ phủ định.

    Sử dụng các hệ thống tiểu từ để tạo ấn tượng như người viết đang tranh luận trực tiếp với người đọc: Vâng, đúng thế, điều ấy đã rõ.. Dùng các từ phủ định nhằm khẳng định sâu sắc hơn một vấn đề nào đó như: Không; hoàn toàn không..

    + Thay đổi các thao tác tư duy trong diễn đạt. Không nên dùng một thao tác, khi thì dùng cách diễn dịch, khi thì quy nạp, khi thì phân tích, lúc thì bình luận hay so sánh.. ngoài ra còn dùng các dấu câu như dấu chấm than, dấu chấm hỏi hoặc dâu ba chấm để cho đoạn văn luôn có sự linh hoạt.

    + Rèn luyện cách lựa chọn từ ngữ và dùng từ. Phải lựa chọn được các từ ngữ mang ý nghĩa cần diễn đạt để chỉ ra được bản chất của sự vật hiện tượng.

    + Luyện viết đoạn văn có hình ảnh. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa có sức thuyết phục bằng lí lẽ, vừa giàu hình ảnh. Hình ảnh vừa làm tăng sức thuyết phục vừa làm cho chân lý sáng tỏ, vừa thấm thía đối với người đọc.

    Cuối cùng ngoài việc có kỹ năng làm bài tốt, học sinh cần sắp xếp thời gian và dung lượng hợp lý cho các phần.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...