Cách lập dàn ý môn Ngữ Văn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi selenah, 8 Tháng bảy 2021.

  1. selenah mình còn trẻ, cái gì vui vẻ thì mình ưu tiên

    Bài viết:
    48
    Series "Văn học trong em"

    Tại sao phải cần lập dàn ý trước khi làm bài?


    Thứ nhất, bài viết sẽ có cấu trức chặt chẽ và lập luận logic hơn vì ta đã biết nên viết gì cho mỗi đoạn văn.

    Thứ hai, trong khi viết không cần phải mất thời gian suy nghĩ nên viết gì tiếp theo - vì mọi thứ đã sẵn có trong bài dàn ý.

    Và cuối cùng, ta cũng sẽ không bỏ sót bất cứ ý quan trọng nào vì đã được ghi chép lại trong dàn ý.

    Lập dàn ý như thế nào là đúng?


    - Ngắn gọn, chỉ nêu luận điểm lớn, và từ khóa cần phải có trong bài viết.

    - Không cần ghi nguyên văn luận điểm, chỉ cần dễ hiểu, có trọng tâm.

    - Bố cục đủ 3 phần, trọng tâm từng phần có những ý gì.

    - Cần nêu những dẫn chứng gì.

    - Chú ý ghi số thứ tự xuất hiện của từng luận điểm.

    - Thời lượng lập dàn ý tối đa 5 phút. Không được quá lâu (8 phút trở lên)

    Dàn ý cho bài Nghị luận văn học


    I. Mở bài (đa số thường dẫn gián tiếp)

    - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm

    + nếu đi trực tiếp, phải nói nhiều hơn về tác giả và tác phẩm (tên tác giả, tên tác phẩm, nội dung sơ lược nói về gì, hoàn cảnh sáng tác)

    +nếu đi gián tiếp: Chỉ nên kể tên được tác giả, tác phẩm, nội dung sơ lược, tóm gọn trong vòng 2 câu là đủ, sau đó phần thân bài đoạn 1 có 1 đoạn ghi cục thể hơn về mục này.

    - Dẫn yêu cầu đề bài vào (nhớ là phải có phần dẫn theo yêu cầu đề nha, không là trừ 0.25 đó nè)

    II. Thân bài

    Đoạn 1:

    - Nếu mở bài theo hướng trực tiếp (đi thẳng giới thiệu tác giả, tác phẩm, yêu cầu đề) : Đoạn 1 không cần phải nêu lại tác giả, tác phẩm. Chuyển xuống ngay đoạn 2 (bắt đầu chứng minh bằng luận điểm).

    - Nếu mở bài theo hướng gián tiếp (chỉ kể ra tên tác giả, tác phẩm) : Đoạn 1 phjair giới thiệu chi tiết hơn về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, điểm đặc biệt về tác giả tác phẩm.

    Sau đó khẳng định: Nhận định trên thật đúng đắn khi nói về tác phẩm trên.

    Đoạn 2:

    - Dạng nêu ý kiến: Nếu đề yêu cầu bình luận phân tích ý kiến, đoạn này PHẢI PHÂN TÍCH Ý KIẾN ĐÓ, giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, giải thích ý nghĩa cả câu. Sau đó kết luận "ý kiến trên thật đúng đắn, góp phần chứng minh/làm sáng tỏ cho tác phẩm.."

    - Nếu phân tích bình thường: Đoạn 2 thành đoạn 1. Ghi rõ các luận điểm chứng minh cho yêu cầu đề đặt ra. Nên nhớ, sau mỗi luận điểm, phải có luận cứ dẫn chứng rõ ràng. Kết thức mỗi đoạn PHẢI CÓ CÂU KẾT LUẬN LẠI CHO LUẬN ĐIỂM.

    Lưu ý: Luận điểm rõ ràng, có thể diễn đạt theo các diễn dịch, quy nạp, móc xích tùy ý. Hết mỗi đoạn phải xuống dòng, không viết đoạn văn quá dài.

    - Đoạn cuối cùng của thân bài:

    + Nghệ thuật: Nghệ thuật nổi bật của bài, có điểm gì mới, khác so với các tác phẩm khác.

    + Nội dung: Tóm lược lại nội dung của bài.

    - Mở rộng liên hệ: Phần này có thể linh hoạt trong các đoạn nhỏ của thân bài. Không cần đến đây mới mở rộng. Có thể ngay thân bài, tùy vào đoạn văn đó, các cậu có thể mở rộng bằng cách so sánh, dẫn chứng, liệt kê với các tác phẩm khác hoặc vàicâu Lí luận văn học chẳng hạn. Điều này giúp cho bài văn ấn tượng hơn nè.

    III. Kết bài

    - Đánh giá lại vấn đề cần nghị luận.

    - Khẳng định tính đúng đắn của yêu cầu đề bài.

    - Điểm qua một số nội dung, nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm.

    - Khẳng định tính trường tồn của tác phẩm (tác phẩm sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử)
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng ba 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...