Để đạt điểm cao câu nghị luận văn học cần: 1. Bố cục: Cần đầy đủ 3 phần: - Mở bài: + Trực tiếp: Giới thiệu tác giả tác phẩm, nội dung nghị luận. + Gián tiếp: Dẫn một câu thơ, triết lý, ca dao có cùng nội dung, sau đó bắt vào vấn đề nghị luận, giới thiệu tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác ở đoạn đầu phần thân bài. - Thân bài: Đầy đủ luận điểm, có dẫn chứng, liên hệ. - Kết bài: Chốt lại vấn đềnghị luận. 2. Kiến thức về tác phẩm: - Tác giả: Phong cách tác giả, năm sinh, sống ở thời đại nào.. (cần học thuộc). - Tác phẩm: + Hoàn cảnh ra đời, hoàn cảnh lịch sử ảnh hưởng thế nào đến tác phẩm. + Vị trí đoạn trích, nắm được nội dung của cả tác phẩm. + Nội dung chính của đoạn trích, những đoạn hay có yếu tố tượng trưng, đặc biệt trong cả đoạn, cả bài. 3. Kĩ năng viết bài, hành văn: - Kĩ năng xác lập luận điểm - Kĩ năng phân tích, cảm nhận, làm rõ vấn đề. - Kĩ năng đánh giá, nhận xét. - Hành văn trôi trảnh, có liên kết, mượt mà, sử dụng biện pháp liên tưởng, các biện pháp tu từ. - Không lạc đề, nói lan man. - Nên sử dụng lí luận văn học. - Có dẫn chứng. 4. Xác định đúng vấn đề, tìm luận điểm: - Xác định đúng yêu cầu đề bài. Ví dụ: Cảm nhận của em vềnhân vật Lão Hạc.. sẽ tập trung vào cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về Lão Hạc, không đi sâu vào phân tích, kể lại câu truyện, tình tiết truyện. - Tìm đầy đủ, đúng luận điểm, cảm nhận và làm rõ từng luận điểm. Ví dụ: Cảm nhận của nhân vật.. luận điểm sẽ là ngoại hình, tính cách, sở thích, tình yêu, lòng dũng cảm.. của nhân vật 5. Phân tích, cảm nhận: - Thơ: + Phân tích từ khóa, câu thơ nổi bật, nội dung của đoạn thơ. + Thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu, động từ mạnh, hình ảnh, biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ) nhằm nêu bật, nhấn mạnh.. - Văn xuôi: + Cốt truyện, nghệ thuật xây dựng tình huống, thắt nút truyện. +Phân tích câu văn đặc biệt, có điểm nhấn. 6. Liên hệ, so sánh: So sánh với những tác phẩm, đoạn văn, câu thơ, ca dao tục ngữ có cùng nội dung, cùng hình ảnh, cùng chủ đề. Ví dụ: Phân tích "Truyện Kiều" thì liên hệ với "Bánh trôi nước" hay những câu ca dao về số phận người phụ nữ. 7. Cần phải có đoạn văn đánh giá, nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, trước đoạn kết bài kết bài.