I) Tư tưởng đạo lí 1 Mở đoạn: Nêu vấn để cần nghị luận. Có thể dẫn dắt từ một câu ca dao, tục ngữ, một câu danh ngôn. Nêu tư tưởng đạo lí: Dẫn dắt bằng một câu hỏi: Vậy A là gì? 2 Thân đoạn: - Giải thích: + Giải thích ý nghĩa của từ ngữ bằng cách dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa (Hoặc giải thích nghĩa đen nghĩa bóng) +Nêu nội dung của tư tưởng - Bàn luận +Nêu biểu hiện của tư tưởng: *Được thể hiện rất cụ thể qua.. *Lấy một dẫn chứng (tiêu biểu, nhiều người biết đến, chú ý không lấy trong các tác phẩm văn học) - Nêu ý nghĩa: * Nếu có A thì sao. *Nếu không có A thì sao. - Mở rộng, phản đề: * Bên cạnh những người có A thì còn những người không có A=> Cần lên án, phê phán. - Bài học nhận thức, hành động: + Khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng. +Rút ra hành động cụ thể cho bản thân và những người xung quanh. 3 kết đoạn - Là hs, sẽ làm gì để rèn luyện A II) Hiện tượng đời sống tiêu cực 1 Mở đoạn: Dẫn dắt từ hiện tượng đời sống. Nêu hiện tượng: Ghi lại hiện tượng dưới dạng một tình huống hoặc câu hỏi. 2Thân bài - Giải thích: + nêu ý hiểu của mình về hiện tượng đã nêu. +Đánh giá tính chất hiện tượng: Tiêu cực. - Bàn luận + Hiện trạng (có thể dùng số liệu thống kê) +Nguyên nhân (chủ quan và khách quan) + Tác hại (cho bản thân, gia đình, xã hội) + Giai pháp khắc phục tình trạng trên - Bài học nhận thức, hành động: + Khẳng định hiện tượng là xấu, cần được khai trừ. + Rút ra hành động cụ thể cho bản thân và những người xung quanh. 3 Kết đoạn - Là hs, cần phải làm gì để phòng tránh. Lưu ý: Giữa các ý chuyển có thể dùng các câu hỏi để nối