CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN – ÔN THI THTQG 1. Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ: Mở bài: - Khái quát vị trí tác phẩm trong giai đoạn - Tóm tắt nội dung khái quát của đoạn thơ, bài thơ - Trích dẫn một phần hoặc toàn bộ văn bản Thân bài: - Giới thiệu: Tác giả: Vị trí, phong cách đặc trưng.. Tác phẩm: Xuất xứ, hoàn cảnh.. Nội dung, đặc điểm nghệ thuật chính của văn bản - Làm rõ: Nội dung: Hình ảnh thơ, từ ngữ đặc biệt, dụng ý của tác giả Nghệ thuật: Thể thơ, giọng điệu, biện pháp tu từ, hiệu quả của biện pháp tu từ Mở rộng: Những nét tương đồng, tiến bộ hay hạn chế - Tổng hợp: Nội dung: Thông điệp của tác giả, những rung động cảm xúc Nghệ thuật: Ngôn ngữ và giọng điệu, nét chung về phong cách Kết bài: - Đánh giá về giá trị và vị trí của tác phẩm trong giai đoạn văn học - Cảm xúc của bản thân về đoan thơ, bài thơ 2. Nghị luận về nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách) - Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật - Ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật là gì? Thân bài: - Tóm tắt tác phẩm - Khái quát vào truyện - Phân tích: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ hành động, những nhận xét của các nhân vật khác về nhân vật đang được phân tích - Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm: + Nội dung: Hiện thực, nhân đạo, sự mới mẻ +Nghệ thuật: Điểm nhìn, tình huống, tâm lí - Mở rộng, liên hệ (nếu có) Kết bài: - Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc - Thông điệp mà tác giả muốn hướng tới - Cảm nhận của bản thân về nhân vật: Đặc điểm điển hình của nhân vật; đặc điểm phong cách/bút pháp nổi trội của tác giả. 3. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Dẫn nội dung nghị luận Thân bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả: Vị trí, phong cách.. - Khái quát chung về tác phẩm: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, lời bình.. - Làm rõ nội dung vấn đề nghị luận: Từ ngữ đặc biệt, dụng ý của tác giả - Làm rõ nghệ thuật đoạn trích, tác phẩm: Cách dẫn truyện, giá trị hiện thự cvaf nhân đạo.. - Đánh giá chung về giá trị của đoạn trích, tác phẩm. Kết bài: - Khái quát lại cái hay, cái độc đáo của đoạn trích, tác phẩm - Nếu cảm xúc, ấn tượng của bản thân về đoạn trích, tác phẩm. 4. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách) - Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nếu nhân vật - Nêu nhiêm vụ nghị luận Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Khái niệm tình huống: + Giữ vai trò hạt nhân của cấu trúc thể loại + Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt + Tại tình huống đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất + Qua tình huống ý đồ tư tưởng của tác giả được bộc lộ rõ nét - Phân tích tình huống: +Tình huống 1: . Tác giả và ý nghĩa đối với tác phẩm + Tình huống 2: . Tác giả và ý nghĩa đối với tác phẩm + Tình huống n: . Tác giả và ý nghĩa đối với tác phẩm - Bình luận về giá trị của tình huống Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Thông điệp mà tác giả muốn hướng tới - Cảm nhận của bản thân về tình huống đó 5. Nghị luận về giá trị nhân đạo trong đoạn trích, tác phẩm: Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - Dẫn dắt vào giá trị nhân đạo - Nêu nhiệm vụ nghị luận Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm nhân đạo - Phân tích các biểu hiện: + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người + Bệnh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người + Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người + Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người - Đánh giá về giá trị nhân đạo Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 6. Nghị luận về giá trị hiện thực trong đoạn trích, tác phẩm: Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - Dẫn dắt vào giá trị hiện thực - Nêu nhiệm vụ nghị luận Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Khái niệm hiện thực: + Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội + Cái nhìn khách quan, trung thực ở từng khía cạnh trong tác phẩm + Xem trọng yếu tốc thực tại và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử - Phân tích các biểu hiện: + Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực + Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo/ hay ca ngợi xã hội, chế độ - Đánh giá về giá trị hiện thực Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó. 7. Nghị luận về một ý kiến văn học: Mở bài: - Dẫn dắt tác giả, tác phẩm - Giới thiệu khái quát ý kiến - Trích dẫn nguyên văn ý kiến - Quan điểm: Đồng ý hay phản đối Thân bài: - Giải thích: + Giải nghĩa từ khóa, hình ảnh + Nội dung khái quát ý kiến + Vì sao lại có ý kiến như thế? - Chứng minh: + Phân tích khía cạnh đúng của ý kiến + Phân tích khía cạnh chưa đúng của ý kiến - Bàn luận: + Ý kiến trên là đúng hay sai? + Như thế nào là chính xác, đầy đủ - Ý nghĩa của ý kiến trên - Bài học, liên hệ, mở rộng vấn đề - Đánh giá tổng thể về ý nghĩa và giá trị của ý kiến Kết bài: - Khẳng định lại quan điểm cá nhân - Ý nghĩa của ý kiến trong dòng văn học và đời sống - Cảm xúc của bản thân về ý kiến 8. Nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học: Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm hay đoạn trích - Trích dẫn hai ý kiến, nhận định Thân bài: - Giải thích hai ý kiến, nhận định - Phân tích để chứng minh: + Những cái hay, nét độc đáo và đúng của ý kiến, nhận định + Bác bỏ cái sai của ý kiên, nhận định - Đánh giá chung về ý nghĩa và giá trị của hai ý kiến, nhận định Kết bài: + Khẳng định lại giá trị của hai ý kiến, nhận định + Ý nghĩa của ý kiến, nhận định trong dòng văn học và đời sống + Cảm xúc của bản thân về ý kiến, nhận định 9. Kiểu bài so sánh văn học trong đoạn trích, tác phẩm: Mở bài: - Giới thiệu đề tài chung của hai đối tượng - Khái quát phong cách, quan điểm tiếp cận - Trích dẫn hoặc tóm tắt hai đối tượng so sánh Thân bài: - Điểm giống nhau của hai đối tượng: Đưa ra luận điểm, đưa ra dẫn chứng - Điểm khác nhau của hai đối tượng: Nội dung, nghệ thuật - So sánh: + Điểm tương đồng: Chủ đề, nội dung, nghệ thuật + Nét khác biệt: Chủ đề, nội dung, nghệ thuật - Lí giải sự khác biệt: Dựa vào các bình diện: + Bối cảnh xã hội + Văn hóa trừng đối tượng tồn tại + Phong cách nhà văn - Đặc trưng thi pháp của thời kì văn học Kết bài: - Khát quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Nét riêng khi tiếp cận chung một đề tài - Rút ra những nét mới, tiến bộ 10. Nghị luận 200 chữ về một tư tưởng, đạo lí: Mở đoạn: Khoảng 4 dòng - Dẫn dắt ngắn gọn vào vấn đề - Trích dẫn nếu cần - Nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề Thân đoạn: Khoảng 12 – 16 dòng - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần dẫn luận - Bình luận, nêu quan điểm cá nhân - Minh chứng bằng các dân chứng, ví dụ cụ thể - Luận bàn, đánh giá các khía cạnh của vấn đề - Thực hành tư tưởng đạo lí trong thực tế Kết đoạn: Khoảng 4 dòng - Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận - Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho mọi người 11. Nghị luận 200 chữ về một sự việc, hiện tượng trong đời sống: Mở đoạn: Khoảng 4 dòng - Dẫn dắt ngắn gọn vào hiện tượng - Nêu luôn thái độ đánh giá chung vê fhieejn tượng đó Thân đoạn: Khoảng 13 – 16 dòng - Thực trạng, các biểu hiện cụ thể trong cuộc sống - Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên - Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng/sai - Biện pháp khắc phục hậu quả hoăc phát huy kết quả - Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động Kết đoạn: Khoảng 3 - 5 dòng - Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận - Đưa ra thông điệp, hoặc lời khuyên cho mọi người - Nêu suy nghĩ về ự thay đổi của hiện tượng xã hội đó trong tương lai