Vấn đề là gì? Chúng tôi cho rằng đó là "niềm tin" Có lẽ vấn đề lớn nhất là các bạn không thể định lượng được mình đã THẬT SỰ học được bao nhiêu từ, dù rằng các phương pháp học đều có thể dễ dàng thống kê số từ các bạn đã học. Chẳng hạn, mỗi ngày bạn học 10 từ, thì sau 20 ngày học sẽ dễ dàng kết luận bạn đã học 200 từ. Nhưng, ngay trong suy nghĩ của các bạn, chắc không ai dám tin là mình có thể nhớ đủ 200 từ, thậm chí chỉ 100 (hoặc 50 từ) bạn cũng không dám chắc. Khi không định lượng được, ta không thể tin tưởng, dù khi bắt đầu học chúng ta có hào hứng và thấy hiệu quả đến đâu. Không có niềm tin, sớm hay muộn bạn sẽ nản chí và bỏ cuộc. Như vậy, ta cần có một phương pháp nào đó giúp cho người học nhớ được tất cả (hoặc hầu hết) những gì đã học. Khi đó, không quan trọng mục tiêu cao hay thấp (số từ học hàng ngày nhiều hay ít), bạn sẽ yên tâm là mình liên tục tiến bộ. Khi bạn tin tưởng và biết chắc chắn mình đang tiến lên, bạn sẽ dễ dàng giữ được động lực để học hàng ngày, và càng dễ hơn nữa, nếu như thời gian học mỗi ngày chỉ 5-10 phút – một khoảng thời gian mà ai cũng có thể sắp xếp. Nên, dù chọn mục tiêu chỉ là 1 từ mới mỗi ngày, sau 1 năm bạn cũng sẽ chắc chắn mình biết thêm 365 từ mới. Giải pháp cụ thể như thế nào? Dường như 2 yêu cầu cơ bản: Tốn ít thời gian học mỗi ngày mà lại nhớ lâu - trái ngược nhau đến mức không thể dung hòa được. Tuy nhiên, thật may mắn là nhờ những nghiên cứu khoa học về trí nhớ, giải pháp cho vấn đề này thật sự tồn tại. Đó chính là giải pháp của các phần mềm SRS (spaced repetition software - phần mềm ôn tập chọn lọc) Đặc điểm của phương pháp ứng dụng trong SRS là gì? Đó là cố gắng nhận biết và đưa ra chính xác những từ bạn đã gần quên để ôn lại. Và bạn sẽ chỉ phải ôn lại các từ cần ôn, mà bỏ qua các từ vẫn đang nhớ tốt (rõ ràng không ai muốn tốn thời gian cho chúng làm gì) Thêm nữa, khi một từ được nhắc lại càng nhiều lần, thì bạn nhớ từ đó càng tốt lên, lâu quên hơn, dẫn tới thời gian ôn lại từ đó càng ngày càng kéo dài ra. Tổng thời gian cần thiết cho ôn tập hàng ngày sẽ ngày càng ít đi, để dành thời gian cho các bạn học các từ mới. SRS làm thế nào để biết được các từ bạn sắp quên? Đó là nhờ một thuật toán ứng dụng mô hình quên lãng của khoa học trí nhớ. Với mỗi từ bạn học, ứng dụng sẽ ghi lại toàn bộ thông tin liên quan tới từ đó: Số lần học, thời gian các lần học trước đây, và quan trọng nhất là đánh giá về khả năng nhớ của bạn ở mỗi lần ôn lại. Từ các thông số này, ứng dụng sẽ đưa vào mô hình tính toán của thuật toán để sắp lịch cho thời gian ôn tập tối ưu tiếp theo. Như vậy, mỗi một từ sẽ có một lịch sử riêng, độc lập với các từ khác, và sẽ được sắp xếp lịch ôn tập hoàn toàn riêng biệt. Sau mỗi lần ôn tập, bạn sẽ tự đánh giá khả năng nhớ của bạn qua các mức tiêu chuẩn mà ứng dụng thiết lập sẵn: Nếu bạn đánh giá mình nhớ ở mức càng cao, thời gian ôn tập lần sau sẽ được kéo dài ra càng nhiều (so với khoảng thời gian của lần ôn tập lần này), và ngược lại, nếu bạn cho rằng mình nhớ kém, thời gian ôn tập sẽ được sắp xếp để rút ngắn lại. Ví dụ minh họa cụ thể Ta hãy một phép ví dụ đơn giản, giả sử vào một ngày D nào đó, bạn có 10 từ cần phải ôn lại. Trong 10 từ đó, bạn đánh giá 7 từ bạn nhớ khó khăn, 3 từ nhớ ở mức trung bình và 2 từ nhớ tốt. Ứng dụng sẽ tính toán và sắp xếp, giả sử như sau: 7 từ khó vào ngày tiếp theo (Ngày D+1) 2 từ trung bình sau 2 ngày (D+2) 1 từ dễ có thời gian ôn tập là sau 3 ngày (D+3) Hình bên dưới đây mô tả việc sắp xếp lịch học sau ngày D. Ngày học D: Các từ được sắp xếp ôn lại theo kết quả tương ứng (Chú ý: Màu đỏ là các từ khó, màu vàng là các từ trung bình, còn các từ dễ được thể hiện bằng màu xanh da trời) Qua ngày tiếp theo (D+1), theo lịch bạn chỉ phải ôn lại 7 từ khó (từ hôm trước chuyển sang), và giả sử, bạn thấy 4 từ khó, 2 từ trung bình, 1 từ dễ, ứng dụng tiếp tục sắp xếp như sau: 4 từ khó, do lần trước cũng khó, nên xếp lịch ôn tiếp theo 1 ngày, vào ngày D+2. Chú ý ngày D có 2 từ cũng được sắp xếp vào ngày D+2, nên D+2 sẽ có tổng là 6 từ. 2 từ ở mức trung bình, do lần trước là khó, tức bạn có tiến bộ, thời gian ôn không phải tăng lên 2 ngày như trước, mà sẽ tăng lên 3 ngày, tức vào ngày D+4 1 từ dễ, bạn tiến bộ rất tốt, thời gian ôn sẽ tăng lên 4 ngày, tức sẽ ôn vào ngày D +5 Xếp lịch các từ khi học ngày D+1 Tiếp tục tới ngày D+2, như ở trên đã trình bày, bạn sẽ phải ôn lại 6 từ. Giả sử ta có 2 từ dễ, 2 từ trung bình, và 2 từ khó: 2 từ khó, tiếp tục ôn lại sau 1 ngày, vào ngày D+3 2 từ trung bình, sẽ ôn lại sau 3 ngày (D+5) 2 từ dễ, sẽ ôn lại 4 ngày, tức D+6 Ngày học D+2 Cứ tiếp tục các ngày sau như thế, số từ phải ôn lại mỗi ngày sẽ có xu hướng giảm dần bởi các từ nhớ chưa tốt sẽ được ưu tiên ôn lại sớm hơn dẫn tới chất lượng nhớ tốt dần lên và thời gian ôn tập tiếp theo sẽ được kéo dài ra. Trên đây là ví dụ minh họa cho thấy, nếu không học thêm từ mới, thì thời gian bạn học mỗi ngày sẽ giảm dần giảm dần. Trong thực tế, ngoài các từ cần ôn lại.