1. Ngay từ mở bài mọi người đã có thể vận dụng lí luận được rồi. Mọi người đưa ra những vấn đề về nền văn học nước nhà, hay hiện thực sáng tạo, tình cảm nhà văn.. đều được nhé. Ví dụ: "Nhà thơ xứ Daghestan - Raxun Gamzatov đã từng viết với lòng biết ơn" Thơ ca nếu không có người tôi đã mồ côi ". Thơ ca đã ra đời và song hành với nhân loại, như một phương tiện đắc lực và đầy xúc cảm, giúp con người bày tỏ nỗi niềm và đi sâu khám phá thế giới nội tâm sâu kín, bí hiểm. Tôi chợt nhớ thi sĩ Xuân Quỳnh và bồi hồi hình dung nhà thơ ấy sẽ cô đơn biết bao nếu không thể trao gửi tâm tình vào nghệ thuật. Bài thơ" Sóng "là tất cả nỗi niềm của nội tâm sâu kín ấy. Là sóng biển, sóng lòng mà người con gái miền La Khê đã tha thiết gửi trao trong từng dòng, từng chữ.. => Viết như thế này thì tránh đi việc nêu ra thơ ca về tình yêu đơn thuần rồi mới đi vào tác phẩm. 2. Khi vào đến thân bài thì trước khi phân tích tác phẩm theo yêu cầu của đề bài thì mọi người cũng có thể sử dụng lí luận để tránh đi việc nêu ra hoàn cảnh ra đời một cách khô cứng nhé. Ví dụ vẫn là viết Tô Hoài lên Tây Bắc rồi có cảm hứng viết" Vợ chồng A Phủ "thì lí luận văn học sẽ biến nó trở thành như thế này: Ví dụ: Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải thực sự là" tiếng sáo thổi lòng thời đại, thành giao liên dẫn dắt đưa đường ". Dường như ý thức rõ về điều này, nhà văn Tô Hoài trong những ngày tháng sống ở Tây Bắc đã viết nên" Vợ chồng A Phủ ". Áng văn là" tiếng sáo ", là" giao liên "dẫn ta tới hiện thực cuộc sống lặng im Tây Bắc và cho chúng ta thấy những khát khao đẹp đẽ về tự do và hạnh phúc của con người. Khi viết thì mọi người cũng có thể sử dụng kiến thức về quan niệm nghệ thuật của các tác giả để bài viết có chiều sâu và phong phú hơn. Ví dụ: Nguyễn Tuân từng muốn mỗi ngày đều có" cái say của rượu tân hôn ", kì vọng mỗi trang đời là một trang nghệ thuật. Luôn luôn đổi mới cảm giác, nhận thức cũng như phương châm cảm thụ cái đẹp, ông coi đời là những" trang hoa "luôn mở dưới ánh sáng nghệ thuật mới. Và chuyến đi Tây Bắc của nhà văn sau Cách mạng là một" trang hoa "như thế. Để từ đây vẻ đẹp thiên nhiên và con người được mở ra" dưới ánh sáng nghệ thuật "của" Người lái đò Sông Đà ".. (diễn tiếp để vào phân tích) Trong thân bài thì chú ý các đoạn phân tích câu thơ, câu văn đều dùng lí luận văn học được. Ví dụ: Khi phân tích đoạn thơ của Việt Bắc" Những đường Việt Bắc của ta.. ". Khi phân tích nhạc tính của nó xong thì viết thêm" Đọc những dòng thơ ấy tôi thấy bồi hồi xao xuyến và nhớ lại sinh thời Huy Cận ngợi ca: "Yêu thơ thơ kể lại hồn ông cha Đời bao tâm sự thiết tha Nằm trong tiếng nói lòng ta thuở nào" Để bài nó tự nhiên hơn và đưa ra mở rộng nó hợp lí. 3. Sử dụng lí luận khi nâng cao khẳng định vấn đề: Đừng vội vàng kết khi phân tích xong mà hãy nán lại để khẳng định bình luận chút đã. Đoạn này thì mọi người có thể viết về sinh mệnh văn chương, sức sống trường tồn của nó hay tài năng của nhà văn nhà thơ.. Ví dụ: Nếu như tương lai của một nhà văn được đánh giá qua văn học anh ta để lại như lời của Albert Camus thì tôi nghĩ Nguyễn Minh Châu có thể tự hào về những gì mà ông đã để lại cho đời. Trang sách của Nguyễn Minh Châu đã làm đúng công việc của một kẻ sĩ "nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ", làm đúng công việc của một kẻ sĩ luôn "quan hoài thường trực cho số phận con người". Chiếc thuyền ngoài xa sẽ tồn tại trong dòng văn học như một chân giá trị để cảnh tỉnh con người về cuộc đời đa sự, và giữ cho chúng ta một cách tiếp cận đời sống sâu sắc.. đại ý là như vậy. Mọi người có thể thêm vào những cảm nhận của mình về tác phẩm