Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba? Một năm mới lại đến với chúng ta với biết bao hy vọng, bao chờ đón cùng hân hoan Năm mới đến cũng là lúc bất cứ ai trong chúng ta cũng muốn cải thiện bản thân tốt hơn năm trước Cũng vì thế mà con người ta đặt ra rất nhiều mục tiêu, nhiều đích đến mới trong cuộc sống Ai cũng muốn mình gặt hái được thành quả, có được thành công tốt đẹp ở mỗi năm Ấy thế mà, các bạn cũng đã biết rồi đấy, mọi thành công đều bắt nguồn từ thất bại, bởi "Thất bại là mẹ thành công" Sẵn đây mình có câu hỏi muốn gửi tới các bạn Làm thế nào để đối diện với thất bại? Điều này chưa bao giờ là dễ, vì rào cản thất bại đối với mỗi người là hoàn toàn khác nhau, và cách con người nhìn nhận trước thất bại cũng vô cùng khác. Vậy thì, đâu sẽ là những giải pháp tối ưu để mình có thể áp dụng mỗi khi gặp phải kết quả không mong muốn? Hãy cùng nhau chia sẻ ở dưới đây để mọi người được biết nhé P. S: Các bạn đừng quên nhấn nút like, đánh giá 5 sao cho câu hỏi của mình nhé
Làm sao để đối diện với thất bại? Câu hỏi này là câu hỏi mà có rất nhiều người đặt ra. Và cũng tuỳ vào từng người mà có cách đối diện khác nhau. Đối với mình: Khi mà mình đã đặt ra mục tiêu gì đó và cố gắng hết sức để hoàn thành, nhưng cuối cùng thì kết quả không như mong muốn hoặc nói thẳng ra là thất bại. Thì chính bản thân mình sẽ cho mình buồn 1 ngày, có thể trong 1 ngày đó mình khóc, ngủ, ăn thậm chí không làm gì cả, không quan tâm bất kì ai, suy nghĩ tiêu cực nhất. Qua hết ngày đó thì mình sẽ ổn định lại tâm trạng và suy nghĩ thoáng hơn về sự thất bại của bản thân. Xem nó là một kỉ niệm vậy thôi. Và cũng tùy vào sự quan trọng của việc mà mình sẽ cảm thấy buồn bao lâu, nhưng mình chắc sau khi hết buồn thì mình sẽ không nghĩ tới nó nữa. Xem Nó là một điều gì đó cũ rồi, không cần nhắc lại. Và trong cuộc sống thì không ai có thể hoàn thành tốt mọi việc và sẽ gặp thất bại rất nhiều lần. Nên là có thể buồn nhưng đừng buồn lâu. Chuyện gì rồi cũng qua, hãy cố gắng.
Trên thế giới này không có ai là hoàn hảo cả đồng nghĩa với việc ai cũng có ít nhất một lần thất bại. Có thể bạn cố gắng rất nhiều, bạn dành mấy tháng trời để hoàn thành dự án nhưng không được chấp nhận, bạn dành cả tuần để ôn thi nhưng kết quả cuối cùng lại chỉ là điểm 7, điểm 8.. và rất nhiều lần nữa. Ai cũng thế, ai cũng thất bại nhưng quan trọng là thái độ của bạn đối với thất bại như thế nào. Mình không dám khẳng định lời mình nói là hoàn toàn đúng đắn, bởi mình đã từng thất bại, thất bại rất nhiều là đằng khác. Nhiều khi cảm thấy thật sự rất mệt mỏi, không muốn cố gắng nữa nhưng nghĩ đến lí do mình bắt đầu, nghĩ đến những mục tiêu mà mình đã đề ra trước khi hành động, nhớ đến những Hoài bão, tương lai của bản thân đã đề ra, mình lại nỗ lực bước tiếp. Vì vậy, thái độ của bản thân trước thất bại rất quan trọng. Bạn đón nhận thất bại bằng suy nghĩ tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới hành động và kết quả của bạn. Con người thường có tính kiêu hãnh, họ luôn muốn chinh phục và luôn muốn thành công. Vì vậy thừa nhận thất bại là một việc không dễ nhưng chỉ khi con người vượt qua lòng kiêu hãnh mù quáng để thừa nhận và tìm ra nguyên nhân của sự thất bại thì họ mới có thể tạo thêm cho mình hành trang mới. Nếu vì thất bại mà mất hết niềm tin, nghị lực và khát vọng vươn lên thì con người sẽ luôn oét trong tâm thế của người chiến bại và không bao giờ đi tới thành công. Do đó khi thất bại ta không nên bi quan, chán nản mà chính nhờ sự thất bại đó ta đã học thêm một điều gì đó. Thất bại không có nghĩa mình không thể làm việc mà là cần làm theo một hướng khác hợp lí hơn. Thất bại không có nghĩa là ta đã hoang phí thời gian của cuộc đời mình mà đó chính là lí do để ta bắt đầu lại từ đầu. Thất bại không có nghĩa là ta nên từ bỏ mà là ta cần phải nỗ lực nhiều hơn. Thất bại có nghĩa là ta cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa.
Cách để đối diện với thất bại là thất bại, không cần nhiều lần, cần chính là từ sau những lần đó rút ra cho chính mình những kinh nghiệm
Thất bại là điều hiển nhiên xảy ra trong cuộc sống của mỗi con người, vì trừ phi bạn luôn sống không có mục tiêu chí hướng, không có ước mơ thì bạn mới không thất bại thôi. Bởi vậy khi bạn đã đặt ra cho mình mục tiêu để phấn đấu, bạn nổ lực hết mình nhưng cuối cùng không đạt được kết quả thì bạn nên buồn chút xíu thôi vì lúc nay bạn đang đứng trước 2 lựa chọn rất quan trọng nên bạn phải tỉnh táo đó là: 1. Bạn thay đổi mục tiêu và bước lên 1 con đường mới để đi tiếp về phía trước và bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy những điều mới lạ học được nhiều hơn. Biết đâu phía trước là nơi dành cho bạn. Điều này thường thích hợp cho các bạn trẻ năng động và thích mạo hiểm vì các bạn còn nhiều thời gian đồng thơi bạn không có gì để mất. 2. Bạn thật sự yêu thích và tâm huyết với điều bạn đang làm thì bạn nên thử lại một lần nữa, đi lại từ những bước chân đầu tiên đúc kết kinh nghiệm từ những thất bại của lần trước, có thể tìm đến sự tư vấn từ bên ngoài vị người ngoài sẽ nhìn rõ hơn bản thân bạn. Điều này sẽ thích hợp hơn đối với người đã trải qua sóng gió cuộc đời. Tuy nhiên cho dù có yêu thích hay tâm huyết đên đâu bạn cũng chỉ nên thử lại mục tiêu này 1 - 2 lần thôi vì nếu liên tục thất bại thì nó không phù hợp với bạn rồi, cuộc đời này ngắn lắm.
Khi đối diện 1 vấn đề mà mình bị thất bại, việc đầu tiên bản thân mình sẽ làm, đó là bỏ đó, giống như chạy trốn á. Bởi mỗi khi mình làm việc, hay làm 1 cái gì đó, mình thường hay làm hết khả năng, để sau mình không hối hận vì chưa cố gắng hết mình, nên khi thất bại, nó làm mình bị hụt hẫng. Tuy nhiên, việc chạy trốn của mình ở đây là bỏ đó, tầm 1, 2 ngày thôi, không nhìn đến nó, đắp chăn ngủ, hoặc đi lang thang ở các trang web sách báo, diễn đàn đọc các loại thông tin, xem hoạt hình, hoặc đi quán cà phê ngồi ngắm xe. Lúc này, mình cần thời gian để giãn cách ra cái sự kỳ vọng và hụt hẫng. Tầm 3 ngày sau, mình quay lại chỉnh sửa vấn đề đã xảy ra, tìm nguyên nhân thất bại, sau đó chỉnh sửa hoặc tạo kế hoạch mới. Và đi nghiên cứu tư liệu về vấn đề liên quan của thất bại trước, để kế hoạch sau giảm bớt rủi ro, thất bại. Sau khi nhìn nhận lại xong, mình vứt thất bại cũ vào quá khứ, và thực hiện chuyển đổi, chỉnh sửa, sẽ không nói mình thất bại này nọ nữa, mà dùng làm bài học cho tiến tới, cho sự cải tiến. Có thể mọi người thấy mình quá trọng kết quả, nhưng với mình, mỗi khi nhận 1 việc, làm 1 kế hoạch gì đó, mình sẽ làm ở tất cả khả năng cho phép, các kế hoạch, dự án, luôn phải có dự phòng rủi ro xảy ra, nên khi thất bại nó cũng đánh vào tâm lý của mình rất nhiều. Mình không thích hư danh, danh vọng gì đó, nhưng mình luôn muốn "Bạn thất bại, nhưng bạn không hối hận vì chưa cố gắng hết mình. Kiến thức không đủ thì học, ít nhất bạn biết mình đang đứng ở vị trí nào".
Tính ra cũng khá lâu rồi em mới bắt đầu trả lời mấy câu hỏi này. Hôm nay thì cũng khá là muộn để trả lời nhưng em vẫn cứ trả lời: "D. Thật ra thì các anh, chị ở trên cũng đã nêu ra rất rõ về cách để đối diện với thất bại rồi. Nhưng em sẽ nói ra theo cái cách của em. Như cũ, vẫn là đưa ra một vài khái niệm về thất bại . Thất bại là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu được mong muốn hoặc dự định, hay khi ta làm một việc gì đó nhưng công việc không đạt được kết quả như ta mong muốn, và có thể được xem là trái ngược với ý muốn . Các thất bại thường để lại các hậu quả không mong muốn, có thể gây thiệt hại về vật chất và tinh thần từ nhỏ đến lớn (Theo Wikipedia). Chính vì thất bại gây ra những tổn thương nặng, nhẹ lên tâm lí của ta nên ta mới phải đối diện với nó. Các bước để đối diện với thất bại: Đầu tiên: Hãy giữ cho bản thân thật tỉnh táo. Ôi, em không đùa với mọi người đâu, và hẳn mọi người cũng đã biết về nó rồi. Đã có rất nhiều người không chịu nổi những cú sốc mà thất bại đem đến. Cách đây vài năm, khi đó mạng xã hội phát triển, các blog, trang web được lập ra ồ ạt. Điều này có lẽ đã khiến việc quản lý những nguồn thông tin không được tốt. Vô tình, em đã vào được một blog (hoặc là trang web, em không nhớ rõ lắm). Và mọi người biết không, nội dung của blog đó là" Làm sao để t. Ự t. Ử không đau "! Họ đưa ra vô vàn cách, nào là thuốc.. Hơn cả là phía dưới có vô vàn những bình luận tiêu cực. Những chủ nhân của bình luận này đều không thể chấp nhận được thất bại, nợ nần, ly dị, thất nghiệp.. rất rất nhiều lí do. Nhưng một điểm chung đó là họ đều không tỉnh táo, họ đều lựa chọn phương pháp tiêu cực nhất để giải quyết vấn đề. Tất nhiên, bây giờ mọi người không thể tìm lại những bài viết tiêu cực ấy nữa đâu. Tỉnh táo lại. Tỉnh táo. Tỉnh táo vì" Thất bại là mẹ thành công ". Ngã ở đâu thì đứng dậy ở đó. Nếu chỉ vì ngã quá đau mà bản thân lại không đứng dậy thì có lẽ, cả đời còn lại chỉ có thể ngồi bệt ở đó mãi thôi. Đây chính là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Nếu bạn không làm được bước này thì những bước sau bạn không thể làm được nữa đâu. Bước hai: Cố gắng để bản thân cảm thấy thoải mái nhất, vui vẻ nhất. Chỉ là cố gắng nhất thôi nha, vì mọi người biết đấy, gặp phải thất bại thì chả ai vui vẻ nổi đâu. Đây là một bước khó đấy. Còn làm sao để vui vẻ, thoải mái hơn ư? Mọi người hãy tìm đến những sở thích của mình nhé. Nhưng, nếu quá buồn mà không thể tìm đến những sở thích ý thì có lẽ mọi người phải tự đánh lừa bản thân đi. Tự quên nó đi, ngủ đi, nghỉ ngơi đi, đừng nghĩ về nó nữa. Thậm chí, có thể tìm một bác sĩ tâm lí hoặc một ai đó để tâm sự lại với họ, viết nhật kí.. nhiều cách lắm. Bước ba: Đối diện với thất bại. Chung chung thì ta vẫn có câu:" Khó quá bỏ qua ". Đó thật ra cũng là một cách đấy, nhưng sau cùng bạn vẫn phảu giải quyết đống thất bại kia mà thôi." Khó quá bỏ qua "chỉ là biện pháp để bạn tạm quên đi thất bại, nhưng thất bại vẫn tồn tại. Thất bại đã tồn tại thì hậu quả của thất bại cũng tồn tại. Có thể đó là những hậu quả về tâm lí, là những hậu quả về vật chất, con người.. Lúc này đây bạn phải giải quyết hậu quả của thất bại. Các bước một và hai sẽ là đệm cho bước này. Bạn giữ tỉnh táo để giải quyết hậu quá, bạn vui vẻ hơn, thoải mái hơn cũng để giải quyết hậu quả. Chừng nào hậu quả còn tồn tại thì chừng đó bạn sẽ chưa thể yên tâm. Tùy thuộc vào những hậu quả lớn hay bé để cân đo xem bạn sẽ tốn bao lâu để giải quyết. Nếu là nợ nần với một con số quá lớn, em nghĩ bạn sẽ mất kha khá thời gian đấy. Giải quyết xong hậu quả cũng là lúc bạn đã đối diện được với thất bại đó. " Thất bại là mẹ thành công ". Thất bại để ta có thêm kinh nghiệm, chỉ cần đừng có nhiều" mẹ"quá là được. Chúc game ngày một thành công nhé.
Dân gian có câu: "thất bại là mẹ thành công" mà mẹ thành công cũng là chồng của thất bại Thất bại là khi chúng ta không thể làm được gì đó không như mong muốn của mình, thất bại trong công việc, thất bại trong học tập, thất bại trong tình trường. Vậy làm sao để đối diện nó: Đơn giản là chúng ta cần phải đối diện trực tiếp với nó, tìm ra lý do vì sao mình lại có thể thất bại, từ những lần thất bại đó sẽ cho chúng ta kinh nghiệm, cho ta kiến thức và ta sẽ biết cách để tránh những sai lầm đã dẫn đến thất bại đó. Thất bại là 1 liều thuốc bổ, nó rèn luyện ý chí nghị lực của con người, nó cho chúng ta nhận ra vì sao mình lại thất bại, vì lý do gì để thất bại. Vì vậy hãy đối diện với nó, từ đó tìm cách để hướng đến thành công.
Mình đã từng thất bại và chứng kiến những người xung quanh thất bại rất nhiều lần. Lần thất bại đầu tiên của mình đó là mình trượt ngôi trường mình yêu thích lúc đó. Thực sự ban đầu mình thấy khá suy sụp và còn hơi quê nữa. Vì mình đã lỡ tuyên bố với mọi người là mình phải đỗ trường này. Nó đã khiến mình thấy rất buồn và mình chỉ muốn chui vào trong nhà không dám đi gặp ai luôn ấy. Thế nhưng sau đó một thời gian mình không thể cứ thế mãi được. Mình đã đi ra ngoài gặp gỡ bạn bè rồi lên kế hoạch cho hành trình mới. Mình cố gắng và hoàn thiện bản thân hơn. Nếu mệt thì mình cho bản thân nghỉ ngơi tận hưởng cuộc sống. Vì lúc đó mình đã hiểu ra rằng thứ quan trọng là quá trình chứ không phải kết quả. Vậy nên mình luôn tâm niệm rằng nếu đã cố hêt sức thì không phải sợ thất bại nữa.