Chia sẻ Cách để đạt điểm cao tiếng Anh trong kì thi THPT

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Nhật Minh Hy, 16 Tháng năm 2022.

  1. Nhật Minh Hy

    Bài viết:
    17


    Cách đạt giểm cao tiếng Anh trong kì thi THPT

    Để học tốt môn tiếng Anh cũng như có thể đạt được điểm cao tiếng Anh trong kì thi THPT quốc gia, các bạn cần nắm được cấu trúc đề thi, kĩ năng, kiến thức cơ bản và nâng cao để đạt được kết quả như mong muốn. Sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp ôn thi hiệu quả cho kì thi quan trọng này.

    A. ÔN LUYỆN KIẾN THỨC


    1. Tìm hiểu cấu trúc đề thi

    Tìm hiểu cấu trúc đề thi là việc đầu tiên bạn cần làm trong quá trình ôn thi THPT quốc gia với môn Tiếng Anh, việc này sẽ giúp bạn sắp xếp phân bố thời gian ôn luyện, thời gian làm bài thi và trình tự làm bài sao cho hiệu quả nhất.

    Thông thường mỗi bài thi tiếng Anh sẽ bao gồm những kiến thức từ phát âm, trọng âm, từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu. Những kiến thức này sẽ được phân bổ theo cấp độ từ dễ đến khó trong vòng 50 câu với thời gian làm bài là 60 phút.

    2. Phân bố và sắp xếp thời gian ôn luyện

    Sau khi nắm rõ cấu trúc đề thì việc phân bố và sắp xếp thời gian ôn tập là bước quan trọng thứ 2 trong lộ trình. Hãy dành quỹ thời gian của mình cho việc ôn kiến thức cũ (vì có một số chủ đề bạn có thể quên), học từ mới, luyện tập những phần chưa thông thạo và nâng cao. Bạn cần phân bố thời gian một cách hợp lý để mang lại hiệu quả cao trong quá trình ôn tập. Ví dụ, nếu trong 1 ngày bạn dành ra 3 tiếng cho việc học tiếng Anh, thì hãy dành 1 tiếng cho việc luyện đề, 30 phút cho việc học từ mới, 30 phút để chữa đề và 1 tiếng còn lại để bổ sung kiến thức ở những phần còn yếu.

    Trong qua trình ôn luyện, các bạn cũng cần chú ý đến những gia đoạn như sau:

    Giai đoạn 1: Đánh giá năng lực của bản thân thông qua việc luyện đề: Việc làm đề thi sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc, ngữ pháp có trong đề thi, từ đó biết được điểm yếu của mình để đưa ra kế hoạch ôn tập, bổ sung và khắc phục.

    Giai đoạn 2: Ôn tập phần ngữ pháp cơ bản, bổ sung từ vựng: Trong giai đoạn này, hãy chú ý tập trung ôn luyện, bổ sung từ vựng, củng cố kiến thức căn bản đã được học. Bên cạnh đó hãy tận dụng các giờ học ở trên lớp, tài liệu tham khảo và các bản ghi chép bài.

    Giai đoạn 3: Tập trung ôn luyện nâng cao kiến thức: Khi đã nắm vững được phần kiến thức cơ bản thì bước tiếp theo chúng ta cần ôn luyện nâng cao kiến thức để 'nắm trọn' phần điểm ở những câu hỏi khó, mang tính vận dụng cao. Học qua sách và những tài liệu tham khảo trên internet, sau đó tìm bài tập vận dụng để ghi nhớ lâu dài.

    Giai đoạn 4: Làm thử đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh năm gần nhất, tổng ôn tập toàn bộ kiến thức: Với tất cả những kiến thức đã được trang bị ở các giai đoạn trước, thì các bạn đã có thể tự tin rèn luyện kỹ năng làm bài trong đề thi THPT quốc gia năm. Các bạn có thể lấy những bộ đề ôn thi THPT quốc gia môn tiếng anh ở các trang mạng qua Internet

    Giai đoạn 5: Làm những câu hỏi ở mức vận dụng cao: Trong mỗi đề thi môn tiếng anh sẽ có một số câu hỏi ở mức vận dụng cao và cực kì hóc búa để thách thức học sinh. Nếu muốn 'bạn đạt được mức điểm tối đa, thì bạn phải vượt qua được những câu hỏi đó.

    B. QUÁ TRÌNH LÀM BÀI THI

    1. Tuân thủ quy tắc làm bài "dễ làm trước –khó để sau" : Khi nhận được đề thi việc đầu tiên đó là hãy nhìn một lượt tất cả các câu hỏi, vì đề thi không phân chia theo mức độ khó dễ theo trình tự từ trên xuống, vì vậy hãy xem câu nào dễ để làm trước, tránh mất quá nhiều thời gian vào những câu khó, không biết câu trả lời.
    2. Đọc kỹ đề thi: Hãy đọc kỹ đề thi và hướng dẫn tránh xảy ra những nhầm lẫn đáng tiếc.
    3. Cần chú ý tới thời gian làm bài thi: Luôn chú ý đến thời gian làm bài để sắp xếp thời gian làm các phần sao cho phù hợp.
    4. Điền đáp án trực tiếp vào phiếu trả lời bài thi để tiết kiệm thời gian.
    5. Không nên để trống đáp án, với những câu hỏi khó, không biết đáp án, hãy thử suy luận sau đó chọn đáp án mà bạn cảm thấy có khả năng nhất, hoặc có thể đánh lụi nếu không còn đủ thời gian.
    6. Kiểm tra kĩ trước khi nộp bài là một việc quan trọng mà bạn nên dành ra một vài phút để tránh những sai lầm đáng tiếc và đảm bảo tất cả các câu đều được tô đáp án.

    C. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG ĐỀ THI TIẾNG ANH THPT

    1. Phát âm (Pronunciation)

    Phần phát âm được xem là một trong những phần dễ lấy điểm nhất trong bài thi. Chỉ cần thí sinh nắm được quy tắc phát âm thông thường như cách đọc âm đuôi tận cùng của từ khi thêm 's', 'es' và 'ed'.

    Đối với cách đọc các phụ âm và nguyên âm, xem lại bảng ký hiệu phiên âm quốc tế (IPA) và tự cho các ví dụ từ vựng trong sách giáo khoa để ghi nhớ cách phát âm của các từ, lưu ý có cả nguyên âm đôi và ba.

    Ví dụ

    Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.

    Question 24: A. Face B. Clap C. Take D. Save (đáp án B)

    Question 25: A. Seemed B. Rained C. Cried D. Wanted (đáp án D)

    2. Trọng âm (Stress)

    Trọng âm cũng là chủ điểm ngữ pháp thí sinh cần lưu ý. Đây là phần dễ lấy điểm. Thí sinh nên học kỹ quy tắc đặt trọng âm, đặc biệt với từ hai và ba âm tiết.

    Ví dụ:

    Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of stress in each of the following questions.

    Question 22: A. Alive B. Nervous C. Careful D. Happy (đáp án A)

    Question 23: A. Suggestion B. Capital C. Customer D. Festival (đáp án A)

    3. Ngữ pháp (Grammar)

    Để đạt được điểm trung bình các bạn cần nắm vững những kiến thức ngữ pháp cơ bản như:

    • Các thì và bảng động từ bất quy tắc
    • Giới từ
    • Câu điều kiện
    • Các hình thức so sánh
    • Câu bị động
    • Liên từ
    • Câu tường thuật
    • Câu hỏi đuôi,
    • Mạo từ
    • Danh động từ
    • Các loại mệnh đề (quan hệ, danh từ.)..

    Những cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong những câu trắc nghiệm như tìm lỗi sai, giao tiếp xã hội và trắc nghiệm biến đổi câu nên sẽ dàn trải khắp đề thi, và là phần trọng tâm ôn tập của thí sinh.

    4. Bài đọc (Reading)



    Trong đề thi THPT thường sẽ bao gồm 2 hoặc 3 bài đọc, với số lượng câu hỏi từ 15- 17 câu, như vậy chiếm tỷ trọng khá cao trong đề thi so sánh với các phần khác. Chất liệu bài đọc khó đòi hỏi thí sinh nắm vững cả ngữ pháp và có vốn từ phong phú.

    Đối với những bài đọc là điền vào chỗ trống thì các bạn cần phải đọc kĩ đoạn văn, xác định các từ khóa, thì, các từ khác trong câu để xác định chức năng của từ còn thiếu để tìm được loại từ phù hợp.

    Còn đối với các bài đọc hiểu, trả lời câu hỏi, thí sinh cần phải đọc câu hỏi trước để xác định từ khóa, yêu cầu cảu câu hỏi, sau đó đọc kỹ phần bài đọc có thể trả lời cho câu hỏi.

    Đôi khi trong bài đọc sẽ xuất hiện những từ mới, những từ mà bạn chưa từng gặp, điều đó sẽ gây khó khăn cho việc hiểu hết ý nghĩa của bài đọc, tuy nhiên bạn có thể xử lí vấn đề này bằng cách đoán từ dựa vào chủ đề hoặc ngữ cảnh chung của bài. Vì vậy để làm tốt phần đọc hiểu này thí sinh cần phải vận dụng nhiều khả năng như đoán từ, khả năng tóm tắt và nhận định ý chính, khả năng tư duy phân tích và phân tích của thí sinh.

    * * *Như vậy để đạt được kết quả tốt trong kì thi THPT các bạn thí sinh cần phải cô gắng học tập lý thuyết, nắm vững những kiến thức cơ bản, thường xuyên ôn luyện bằng cách giải đề của những năm trước hoặc đề thi thi thử trong năm nhằm hình thành thói quen và phản xạ tốt khi bước vào kì thi chính thức.

    Chúc các bạn học tập tốt và được thành tích cao!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...