Cách Chữa Đau Đầu Hiệu Quả Bất Ngờ Đau đầu khiến bạn khó chịu, không thể tập trung làm việc, chất lượng cuộc sống giảm sút. Có nhiều cách chữa đau đầu thường được áp dụng như: Dùng mẹo dân gian, sử dụng thuốc giảm đau, uống thuốc Đông y, các bài tập tâm lý.. Mỗi cách chữa sẽ tùy thuộc vào từng thể trạng, thể bệnh của mỗi người. Tham khảo TOP 15+ cách giảm đau đầu dưới đây để lựa chọn cách trị bệnh phù hợp nhất. Các loại thuốc đau đầu theo Tây y Khi bị đau đầu, đại đa số người bệnh thường tìm tới thuốc Tây để giảm nhanh các cơn đau nhức khó chịu. Thông thường liều lượng và thời gian uống sẽ theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong kê đơn chữa đau đầu, đau nửa đầu gồm có: Thuốc Tây trị đau nửa đầu Đau nửa đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, một số loại thuốc được chỉ định thường là: Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Bác sĩ thường chỉ định sử dụng liều thấp để giảm tình trạng đau nhức nửa đầu. Các thuốc chống trầm cảm khác: Thuốc giảm đau đầu bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI). Tuy nhiên thuốc này mang lại hiệu quả không cao bằng thuốc chống trầm cảm ba vòng. Thuốc chẹn beta: Là thuốc Tây được kê đơn để kiểm soát huyết áp ở mức bình thường. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể làm giảm tần suất hoặc giảm cơn đau nửa đầu nếu sử dụng thường xuyên. Thuốc chẹn kênh canxi: Tác dụng chậm và được chỉ định để phòng ngừa chứng đau nửa đầu. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) : Một số loại thuốc được chỉ định như aspirin hay ibuprofen có tác dụng cắt giảm cơn đau nửa đầu. Tuy nhiên một số trường hợp bác sĩ kê đơn thuốc này là loại thuốc dự phòng đau đầu. Nên thận trọng khi chữa đau đầu sử dụng thuốc Tây Nên thận trọng khi chữa đau đầu sử dụng thuốc Tây Thuốc chữa đau đầu do căng thẳng Nếu đau đầu xuất phát từ việc người bệnh quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như: Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Người bệnh có công việc thường xuyên phải lao động trí óc có thể sử dụng thuốc này ngay từ đầu để phòng tránh đau đầu. Thuốc an thần: Được sử dụng để an thần, giúp người bệnh giảm lo lắng, căng thẳng thần kinh. Thường loại thuốc này chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn. NSAID: Một số loại thuốc phổ biến như ibuprofen và naproxen mà không cần đơn để giảm tình trạng đau đầu căng thẳng. Tuy nhiên một số trường hợp đau đầu, stress kéo dài cần có sự tư vấn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Opioid: Thuốc chữa đau đầu có thể gây nghiện opioid được sử dụng trong trường hợp trị đau đầu do căng thẳng nghiêm trọng và bệnh nhân không hợp với thuốc NSAIDs. Thuốc điều trị đau đầu từng cơn Những bệnh nhân bị đau đầu từng cơn trong thời gian ngắn được khuyên sử dụng các loại thuốc dự phòng đau đầu bao gồm: Thuốc chẹn kênh canxi: Verapamil là thuốc chẹn kênh canxi được sử dụng phổ biến nhất trong chữa đau đầu từng cơn. Tuy nhiên những người mắc bệnh tim mạch cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Liti: Có thể được chỉ định sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác tác dụng điều trị các cơn đau đầu lưỡng cực. Thuốc chống động kinh: Thuốc có tác dụng chính là điều trị động kinh kiểm soát tần suất các cơn đau đầu. Capsaicin: Thuốc được bào chế dạng xịt mũi có chứa capsaicin cũng cho thấy tác dụng giảm tần suất đau đầu theo cơn khoảng 50% trong các thử nghiệm lâm sàng. Các thuốc khác bao gồm ergotamine và prednison được sử dụng để ổn định thần kinh, sức khỏe sau các cơn đau đầu. Mách bạn: Kinh nghiệm điều trị đau đầu, mất ngủ của người bệnh Thuốc giảm đau đầu tác dụng nhanh Thuốc giảm đau đầu tác dụng nhanh *Lưu ý: Chữa đau đầu sử dụng các loại thuốc Tây mặc dù có tác dụng nhanh chóng nhưng người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa; tình trạng nghiện thuốc, nhờn thuốc nếu lạm dụng nhiều. Do vậy việc tuân thủ đơn thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là điều cần thiết giúp người bệnh tránh được những biến chứng khôn lường. Chữa đau đầu hiệu quả và an toàn theo Y học cổ truyền Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm, đau đầu xảy ra do cơ thể bị xâm nhập bởi phong thấp, nhiệt hàn khiến kinh lạc bế tắc, âm dương không điều hòa, khí huyết trong đầu bị rối loạn. Ngoài ra sự rối loạn chức năng tạng can và đường kinh can cũng tạo điều kiện khiến bệnh phát triển gây ra các cơn đau nửa đầu, đau cả đầu, vùng đau lan rộng trên trán. Người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như tinh thần uất ức, ù tai, đánh trống ngực, hay quên, trằn trọc khó ngủ. Y học cổ truyền căn cứ vào căn nguyên gây bệnh, thể trạng, và biểu hiện lâm sàng của mỗi người để đưa ra các cách chữa đau đầu khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa đau đầu hiệu quả người bệnh có thể tham khảo: Chữa đau đầu do can dương vượng Triệu chứng: Tâm phiền dễ cáu, đầu choáng váng, đau, căng, ngủ không yên giấc, mồm khô, lưỡi rêu vàng, huyết áp cao. Bài thuốc 1: Thiên ma, phục thần, sơn chi, hoàng cầm, đỗ trọng, ngưu mẫu, tang ký sinh, dạ giao đằng mỗi vị 9g; câu đằng, ngưu tất mỗi vị 12g. Sắc mỗi ngày 1 thang, sử dụng ít nhất liên tục trong 1 tuần. Bài thuốc 2: Quyết minh tử, hạ khô thảo mỗi vị 16g;câu đằng, mạn kinh tử, hương phụ mỗi vị 12g; cam thảo 6g; chi tử 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang uống liên tiếp ít nhất trong 7 ngày. Y học cổ truyền chữa đau đầu dựa vào căn nguyên gây bệnh Y học cổ truyền chữa đau đầu dựa vào căn nguyên gây bệnh Chữa đau đầu do đờm trọc Triệu chứng: Buồn nôn, đau đầu, ngực tức, rêu trắng, mạch hoạt Bài thuốc 1: Bạch chỉ 10g; bán hạ, thổ phục linh, trần bì mỗi vị 12g; sinh khương tươi 8g; hậu phác 16g. Đem sắc mỗi ngày dùng 1 thang, dùng liên tục trong 1 tuần. Bài thuốc 2: Thiên ma, bán hạ mỗi vị 10g; bạch truật, phục linh mỗi vị 12g; trần bì 8g; thêm 6g cam thảo; 1 lát gừng tươi, đại táo 2 quả. Đem sắc mỗi ngày sử dụng 1 thang, uống liên tục trong 1 tuần. Chữa đau đầu do huyết ứ Triệu chứng: Đau đầu liên tục theo từng cơn, lưỡi tím hoặc có rêu trắng mỏng Bài thuốc: Xuyên khung, diên hồ, cát căn, ngưu tất mỗi vị 30g; địa long 15g; bạch chỉ 9g; tế tân 3g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong 7 ngày. Chữa đau đầu do khí hư Triệu chứng: Các cơn đau đầu đến âm ỉ, liên miên, người mệt mỏi, mạch tế vô lực Bài thuốc: Hoàng kỳ 20g; cam thảo, tế tân, trần bì mỗi vị 6g; nhân sâm, sài hồ, thăng ma, mạn kinh tử mỗi vị 10g; bạch chỉ, xuyên khung mỗi vị 12g; bạch truật 16g. Đem sắc mỗi ngày dùng 1 thang, sử dụng liên tục trong 1 tuần.