Trong thực đơn hàng ngày của nhiều gia đình không thể thiếu món canh cua. Ngoài các chất dinh dưỡng trong thịt cua còn có cả các muối khoáng cần thiết cho sự phát triển cơ thể như muối canxi làm xương rắn chắc. Đặc biệt vào những ngày hè oi bứa thì món cach cua là "khoái khẩu" của nhiều người. Để có được món cach cua ngon thì việc lựa chọn cua là một khâu rất quan trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cua nhé. Cách nhận biết cua có chắc không: Theo kinh nghiệm, để chọn được cua chắc ta lật ngửa nó lên. Lấy móng tay ấn vào yếm, nếu thấy yếm cứng là cua chắc. Có thể quan sát màu sắc của đôi càng, nếu thấy màu lợt và mọng nước là cua óp, còn thấy màu đậm và khô là cua chắc. Màu sắc: Cua có màu xám đục, mai cua thường có màu sáng hơn, bóng hơn. Cua tươi, khỏe: Cua tươi khỏe thường chạy rất nhanh, còn đủ chân, càng luôn chỉa lên trên khi bạn cố bắt. Mình cua mập, ấn tay vào yếm cua nổi bọt khí. Kiểm tra cua chắc thịt: Dùng tay bóp vào phần bên trong của chân cua, nếu thấy lõm là cua ít thịt, vị khai, không ngon. Bạn nên mua cua vào đầu và cuối tháng âm lịch, cua giữa tháng thường thay vỏ nên sẽ ốm, thịt sẽ bở không ngon. Nếu bạn muốn nấu canh bún nhiều gạch bạn nên chọn cua cái, nấu nhiều thịt thì chọn cua đực. Khuyến cáo các loại cua đồng không nên dùng Cảnh giác với các loại cua đồng có 6 hay 4 chân, lưng sao, chân có khoang nhỏ, bụng có lông, các loại cua này thường độc hại sức khỏe. Tránh mua cua đồng có màu xanh nhạt hay màu xanh xám, hai càng có kích thước bằng nhau. Càng xanh xám, đầu càng đỏ hoặc đỏ cam, nhiều gạch. Cách bắt cua để không bị kẹp tay: Khi bắt cua bạn thường hay bip cua kẹp vào tay, để tránh hiện tượng này ta chỉ cần lấy nước hơi nóng dội lên núi cua. Chính hơi nước nóng đã làm cho cua mờ mắt, đơ càng không kẹp được nữa. Cách làm cua: Để bóc bỏ vỏ cua làm thịt ta chỉ cần chọn một trong 2cách sau, đó là: Ngâm cua vào thau nước đá cua sẽ chết ngay hoặc dùng nước hơi ấm dội lên mui cua để tránh bị cua kẹp. Từ đó ta có thể làm cua một cách dễ dàng. Cách nấu canh cua rau đay Cách nấu canh cua rau đay mặc dù đơn giản nhưng phải làm sao để có được bát canh ngon, đậm đà, không ngấy khi ăn nhưng vẫn giữ được độ béo ngậy vừa đủ của bát canh, để cả nhà ăn thấy ngon miệng. Bước 1: Làm cua Cách nấu canh cau rau đay phải chú ý ngay từ bước đầu của việc chọn cua, cua được chọn phải còn sống, không gãy chân, gãy càng. Cua được mua về đem ngâm với nước sạch trong 30 phút để bùn bẩn được ra ngoài. Sau đó mới thực hiện làm cua. Cua đã được ngâm rửa sạch, bóc yếm và mai cua, lấy phần gạch cua cho vào bát. Tiếp đến ta cho phần thân cua đã được loại bỏ yếm và mai cho vào cối giã nát hoặc có thể xay nhuyễn trong máy xay sinh tốt. Bạn cho vào cua xay nửa thìa muối trắng, một bát tô nước, dùng tay bóp nhẹ nhàng cua xay, lọc cẩn thận lấy phần nước cua và bỏ đi phần xác cua. Hãy sử dụng dụng cụ lọc thật cẩn thận. Bước 2: Sơ chế rau và mướp Rau đay, mồng tơi được nhặt sạch cuống, sau đó rửa sạch và ngâm trong chậu nước muối pha loãng. Ngâm rau trong nước muối là cách tốt nhất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau 20 phút ngâm với nước muối, bạn rửa rau lại một lần nữa và thái nhỏ rau. Cách nấu canh cua rau đay thơm ngon là không thể thiếu một quả mướp, nhưng nếu gia đình bạn không thích ăn mướp thì có thể thay thế bằng quả bầu. Mướp được nạo hết vỏ, rửa sạch và thái thành miếng vừa miệng ăn. Bước 3: Nấu canh cua Bạn cho hết nước cua vào nồi, đun sôi với lửa nhỏ. Để có được cách nấu canh cua rau đay thơm ngon, bạn nên chú ý cẩn thận ở bước này. Nếu nấu ở lửa to, khi canh sôi mạnh thịt cua có thể trào ra ngoài mất đi dinh dưỡng. Vì vậy, nên để lửa nhỏ, canh cua sôi, thịt cua bắt đầu kết lại thành tảng thì bạn cho mướp, sau 3 phút có thể cho rau đay và rau mồng tơi vào. Cuối cùng là thả phần gạch được lấy trong mai cua cho vào nồi canh. Cách nấu canh cua rau đay để không bị nồng và rau có được màu xanh mát nhẹ nhàng, là khi nấu bạn nên mở vung. Sau khi những nguyên liệu cho vào nồi canh sôi, sau 1 phút bạn có thể tắt bếp và cho nồi ra ngoài. Bước 4: Phi tỏi, hành cho vào canh Một nồi canh cua rau đay ngon không thể thiếu được hương vị thơm của hành tỏi phi vàng. Vì vậy, bạn có thể đập hoặc băm nhuyễn hành tỏi và vài lát ớt, sau đó đặt chảo lên bếp cho dầu nóng và phi vàng hành tỏi. Cuối cùng là cho vào nồi canh cua khi thấy hành, tỏi đã được vàng thơm. Cách nấu canh riêu cua Cách nấu canh riêu cua đồng chuẩn bị nguyên liệu: 300gr cua đồng. 3-4 quả cà chua. Sấu (3 quả) hoặc me (2 quả). Hành lá, rau ngổ. 1-2 củ hành tím. Dầu ăn, hạt nêm, muối. Bước 2: Sơ chế nguyên liệu nấu canh riêu cua đồng: Sơ chế nguyên liệu nấu canh riêu cua đồng + Cua đồng rửa sạch với nước muối, gỡ riêng yếm và mai. Phần mai cua thì khêu lấy gạch còn phần yếm thì bỏ vào máy say sinh tố xay nhuyễn cùng một ít nước và vài hạt muối. Chuẩn bị một tô nước lạnh (đủ dùng cho bữa ăn) để lọc cua qua rây lọc, lấy nước cua. + Hành tím băm nhỏ; hành lá cắt khúc, riêng phần đầu trắng thì thái nhỏ; + Sấu hoặc me cạo sạch, để ráo. + Cà chua bổ múi cau. Bước 3: Tiến hành nấu canh riêu cua đồng + Phi hành tím, cho cà chua, hạt nêm và một ít muối vào chảo đảo đều. Tiến hành nấu canh riêu cua đồng + Khi cà chua đã mềm thì đổ gạch cua vào, đảo thật nhanh thành hỗn hợp sền sệt rồi tắt lửa. + Đặt nước cua lọc lên bếp đun lửa lớn. + Sau khi nước trong nồi đã sôi thì nhanh tay hạ lửa nhỏ, để phần thịt cua không bị bể. + Đổ nhẹ nhàng hỗn hợp cà chua và gạch cua vào, cho thêm hành lá và rau ngổ vào. Chúc các bạn thành công.