Cách Ăn Dặm Cho Bé

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Hắc Liên, 24 Tháng mười một 2020.

  1. Hắc Liên

    Bài viết:
    566
    Chia Sẻ Kiến Thức Ăn Dặm

    [​IMG]

    Cách tăng thô cho bé

    - Sau 1 tuổi, việc chỉ quen với việc ăn cháo khiến bé không biết nhai, vì đã quen với việc há miệng và nuốt cái ực là xong.

    - Bé chán với cảm giác nuốt chửng và phản đối bằng cách ngậm thật lâu.

    - Vì quen với việc nuốt chửng cháo một cách dễ dàng nên khi gặp đồ ăn mới bé không có phản xạ và khó xử lý thức ăn.

    - Cơ hàm của bé không có cơ hội được vận động nhiều làm khả năng phát âm của bé kém hơn so với bình thường.

    - Việc nhai cũng là một hoạt động để kích thích não bộ phát triển, nên khi bé không có cơ hội nhai cũng là một bất lợi cho bé.

    - Không bao giờ hào hứng với bữa ăn, đến giờ ăn như đến giờ tra tấn, cực hình, chỉ muốn cho qua bữa, hoặc phản ứng mạnh hơn là giãy khóc, la hét. Trở nên dễ cáu gắt hơn, hung hăng và phản kháng nhiều hơn.

    - Lượng dinh dưỡng của 3 tô cháo không bằng của 1 chén cơm! Mà 3 tô cháo thì bụng nào của bé có thể chứa nổi.

    - Nhiều bé khó có thể tập ăn thô cho mãi đến khi bé 4 tuổi mới bắt đầu ăn được cơm

    [​IMG]

    CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG THÔ CHO BÉ

    1. Giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi - "Giai đoạn nuốt chửng" :

    Độ cứng cơ bản: Giống canh/súp

    Giai đoạn này bé chưa cử động lưỡi tốt, lưỡi chỉ có thể cử động ra phía trước và phía sau, vì thế mẹ chế biến thức ăn ở trạng thái lỏng như canh/súp sao cho thức ăn di chuyển dễ dàng trong miệng.

    Độ thô thức ăn:

    - Cháo: Cháo tỉ lệ 1: 10 (1 gạo, 10 nước) rây qua lưới 2, 3 lần thật mịn sao cho không còn hạt cháo, tho thêm nước để đủ độ lỏng.

    - Củ quả: Hấp/luộc mềm rây nghiền ngay khi còn nóng sẽ dễ dàng hơn, cho thêm nước để làm sánh.

    - Rau: Lấy phần lá, luộc mềm, thái nhỏ theo hai chiều ngang và dọc, rây nghiền cho đến khi mịn.

    - Cá thịt trắng: Sau khoảng 3 tuần bé đã quen với ăn dặm, bé có thể ăn cá thịt trắng (như cá tuyết, cá bơn, cá cơm). Luộc, bỏ da và xương, thêm nước rây nghiền nhuyễn đến mịn.

    2. Giai đoạn 7-8 tháng tuổi - "Giai đoạn nhai trệu trạo"

    Bé có thể nghiền thức ăn bằng lưỡi và hàm trên. Thức ăn của bé lúc này có độ cứng giống như đậu phụ, mẹ có thể dùng ngón tay để ấn nhẹ để cảm giác độ mềm.

    Độ cứng cơ bản: Giống đậu phụ

    Dấu hiệu chuyển từ giai đoạn nuốt chửng sang giai đoạn nhai trệu trạo:

    - Bé di chuyển lưỡi, đẩy thức ăn vào sâu trong miệng và nuốt chửng tốt.

    - Bé ham ăn hơn so với lúc đầu ăn dặm.

    - Ngoài cháo ra, những thức ăn mà bé có thể ăn được như rau, cá thịt trắng đang nhiều lên.

    - Thời gian ăn dặm đã ổn định.

    Độ thô thức ăn:

    - Cháo tỉ lệ 1: 7 (1 gạo, 7 nước). Nửa đầu giai đoạn 2, nấu cháo 1: 7 chín mềm xong rây 8 phần rây, 2 phần còn lại nghiền thô bằng thìa rồi dần dần giảm lượng rây. Nửa sau giai đoạn 2 (7, 5 - 8 tháng) nấu cháo 1: 7 xong chỉ cần nghiền thô bằng thìa.

    - Củ quả: Nửa đầu giai đoạn hấp/luộc mềm, 8 phần rây, 2 phần còn lại nghiền thô bằng thìa rồi dần dần giảm lượng rây. Nửa sau giai đoạn chỉ cần nghiền thô, nếu muốn để lại hình dạng của thức ăn thì thái hạt lựu, luộc mềm như đậu phụ, tức là có thể nghiền nát bằng 1 lực nhỏ.

    - Rau: Nửa đầu giai đoạn luộc mềm, băm nhuyễn. Nửa sau giai đoạn luộc mềm, cắt nhỏ cả 2 chiều ngang và dọc.

    - Cá thịt trắng: Cá hấp/luộc, bỏ da và xương rồi miết tơi trên bàn mài đinh khi còn nóng, sau có thể gỡ thô bằng dĩa.

    3. Giai đoạn 9-11 tháng tuổi - "Giai đoạn nhai tóp tép"

    Độ cứng cơ bản: Giống như chuối

    Lưỡi cử động lên xuống, bé đã có thể đẩy thức ăn đến hàm, nghiền nát hoặc gặm bằng răng cửa. Giai đoạn này bé có thể chuyển sang thức ăn có độ cứng giống như chuối chín.

    Độ thô thức ăn:

    - Cháo tỉ lệ 1: 5 (1 gạo, 5 nước) trạng thái vẫn còn hình dạng hạt gạo nát.

    - Củ quả: Hấp/luộc đến khi đạt được độ cứng có thể nghiền nát bằng ngón tay rồi cắt nhỏ 5-6mm.

    - Rau: Luộc mềm, cắt nhỏ theo hai chiều ngang dọc để bé cảm thấy hơi cứng khi cắn.

    - Cá thịt trắng: Luộc, bỏ da và xương, cắt miếng 5-8mm.

    Đặc trưng lớn của giai đoạn này là bé có nhu cầu tự ăn. Nếu để đồ ăn trước mặt, bé sẽ bốc và đưa vào miệng. Bốc ăn thể hiện bé tìm hiểu hình dáng của thức ăn và cảm giác bằng ngón tay nên hãy để bé khám phá, mẹ đừng ngăn cản bé nhé

    Từ tháng thứ 9 trở đi, lượng sắt mà bé nhận được khi ở trong bụng mẹ giảm đi nên cần phải đưa vào thực đơn của bé các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, cá và gan. Ngoài ra, tạo không khí ăn uống vui vẻ cho bé cùng gia đình cũng rất quan trọng.

    4. Giai đoạn 12-18 tháng tuổi - "Giai đoạn nhai thành thạo"

    Độ cứng cơ bản: Như thịt viên

    Giai đoạn này, bé đã cử động cả lưỡi và cằm một cách thuần thục, răng hàm cũng bắt đầu mọc nên bé có thể nhai nát thức ăn.

    Độ thô thức ăn:

    - Cơm: Cơm nát - cháo 1 :3 (1 gạo, 3 nước). Khi bé đã quen thì chuyển sang cơm.

    - Củ quả: Hấp/luộc đến khi đạt độ cứng có thể cắt dễ dàng bằng dĩa, cắt miếng to vừa miệng.

    - Rau: Luộc mềm, cắt rộng 1cm để bé cảm giác được xơ.

    - Cá, thịt: Luộc, bỏ da và xương, cắt miếng to vừa ăn sao cho bé cảm giác được thớ của miếng cá.

    Ăn uống không chỉ đơn thuần là việc bỏ thức ăn vào miệng để no bụng, để tăng cân, mà còn là quá trình để bé học các kỹ năng nhai, nuốt, vận động cơ hàm, Ngoài ra ăn dặm còn giúp con khám phá thế giới vô cùng tuyệt vời đầy màu sắc và hương vị của các loại thực phẩm, và cũng rất quan trọng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Đó rất nên là một hành trình vui vẻ, bình yên và đầy háo hức mẹ nhé!

    Nguồn: Sưu tầm
     
    Dana Lê thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng mười một 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...