2.2. 1 Tuyên bố Cairo (1943) - Từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 11 năm 1943, người đứng đầu của Mỹ là Tổng thống Franklin D. Roosevelt, của Anh là Thủ tướng Winston L. Spencer Churchill và của Trung Hoa Dân quốc là Tổng thống Tưởng Giới Thạch đã họp tại Cai Rô (Ai Cập) để thảo luận về việc kết thúc chiến tranh với Nhật Bản và giải quyết các vấn đề sau chiến tranh, trong đó có vấn đề lãnh thổ nước bị Nhật Bản cướp đoạt và chiếm đóng. Pháp và Việt Nam đều không có điều kiện tham dự Hội nghị để bảo vệ các quyền của mình. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Cai Rô ngày 26 tháng 11 năm 1943. - Khi đề cập đến những lãnh thổ mà Nhật Bản đã cướp đoạt và chiếm của các nước khác, Tuyên bố viết: "Mục đích của ba nước (tức là Mỹ, Anh và Trung Hoa Dân quốc) là phải tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà nước này đã cưỡng đoạt hay chiếm đóng từ đầu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914 và tất cả những lãnh thổ mà Nhật Bản đã cướp của người Trung Quốc như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ phải được hoàn trả lại cho Trung Hoa Dân quốc. Nhật Bản cũng phải bị trục xuất khỏi các lãnh thổ khác mà nước này chiếm được bằng vũ lực và lòng tham". - Như vậy, Tuyên bố khẳng định Nhật Bản chỉ chiếm của Trung Quốc Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ và buộc Nhật Bản phải trả cho Trung Quốc những vùng lãnh thổ này. Tuyên bố không coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc bị Nhật Bản xâm chiếm, và vì vậy, không nói gì đến việc trao trả lại cho Trung Quốc. - Nếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đúng là lãnh thổ của Trung Quốc từ lâu đời và bị Pháp, Nhật Bản xâm chiếm một cách phi pháp thì không có lý gì tại Hội nghị này Trung Hoa Dân quốc không đòi lại chủ quyền đối với hai quần đảo này khi họ là một trong các nước đồng minh soạn thảo ra văn kiện trên. Sự im lặng của Trung Hoa Dân quốc, là một bên có thẩm quyền quyết định các vấn đề lãnh thổ tại Hội nghị Cai Rô, không thể giải thích cách nào khác hơn là chính họ cũng biết rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc. - Nội dung của Tuyên bố Cai Rô rất quan trọng vì nội dung này được ghi nhận lại trong các văn kiện của các Hội nghị quốc tế diễn ra trong và sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc. 2.2. 2 Tuyên bố Potdam (1945) - Từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945, những người đứng đầu ba nước Trung Hoa Dân quốc, Mỹ và Anh lại nhóm họp tại Potsdam. Ngày 26 tháng 7 năm 1945, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Potsdam. - Tuyên bố Potsdam quy định về phương cách giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương, cụ thể như sau: + Giao cho quân đội Trung Quốc giải giáp quân đội Nhật Bản ở khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16 và giao cho quân đội Anh - Ấn giải giáp quân đội Nhật Bản ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 16. + Về việc giải quyết những vùng lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm của các nước, Tuyên bố Potsdam chỉ quy định đơn giản là: "Các điều khoản của Tuyên bố Cai Rô sẽ được thi hành". "Các điều khoản của Tuyên bố Cai Rô sẽ được thi hành" tức là Nhật Bản phải trả lại cho Trung Quốc Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, là những vùng lãnh thổ của Trung Quốc đã bị Nhật Bản chiếm đoạt trước kia. - Như vậy, không có một nội dung nào trong Tuyên bố Potsdam coi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm và phải trả lại cho Trung Quốc. - Ngày 4 tháng 12 năm 1950, hơn hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ngoại trưởng Chu Ân Lai tuyên bố: Nhân dân Trung Quốc rất mong muốn có một hòa ước với Nhật Bản ký chung với các quốc gia đồng minh "nhưng cơ sở của hòa ước phải hoàn toàn phù hợp với Tuyên bố Cai Rô, Thỏa ước Yalta, Tuyên bố Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng được quy định trong các văn kiện này". Tuyên bố Cai Rô và Tuyên bố Potsdam chỉ thừa nhận Nhật Bản đã cướp của người Trung Quốc Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ; không nhắc đến Paracel và Spratly (Hoàng Sa và Trường Sa). Như vậy, trong tuyên bố trên của mình Thủ tướng Chu Ân Lai cũng không đặt vần đề đòi trả lại cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2.2. 3 Hội nghị San Francisco (1951) - Từ ngày 5 đến ngày 8/9/1951, diễn ra một sự kiện quan tọng, đó là Hội nghị được tổ chức tại San Francisco, California (Mỹ) để thảo luận về các vấn đề chấm dứt chiến tranh tại Châu Á – Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Tham dự hội nghị gồm phái đoàn của 51 quốc gia. Trong đó, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc không được mời tham dự vì các nước đồng minh không giải quyết được vấn đề ai là người đại diện hợp pháp của TQ. Theo lời mời của chính phủ Hoa Kì, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, đoàn quốc gia Việt Nam do Thủ tướng kim Ngoại trưởng Trần Văn Hữu làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị. - Về nội dung, Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản được kí kết tại San Francisco ngày 8/9/1951 quy định: Nhật Bản phải bồi thường cho các nước đồng minh từng phải chịu thiệt hại chiến tranh do Nhật gây ra, quy định NB phải rút lui khỏi những nơi mà nước này đã dùng vũ lực để chiếm đóng trong thế chiến II. - Trong phiên họp ngày 5 tháng 9 năm 1951, trên cơ sở cho rằng các đảo ở Biển Đông thuộc "lãnh thổ không thể nhân nhượng được" của Trung Quốc, đại biểu của Liên Xô, ông Andrei Gromưko, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đề nghị bổ sung dự thảo Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản, theo đó: Công nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên "các đảo Paracels và các đảo khác vượt quá về phía Nam", coi đó là lãnh thổ không thể nhân nhượng được của Trung Quốc. Đại diện của Liên Xô không đưa ra một bằng chứng pháp lý nào khẳng định quần đảo Paracel và Spratly (Hoàng Sa và Trường Sa) là của Trung Quốc. Như vậy, đề nghị của Liên Xô chỉ có tính chính trị, được đưa ra nhằm mở rộng phần lãnh thổ cho các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Hội nghị đã bỏ phiếu về việc có đưa đề nghị bổ sung này ra bàn hay không. Kết quả bỏ phiếu là: Chỉ có 3 nước đồng ý đưa đề nghị bổ sung trên ra bàn bạc; một nước bỏ phiếu trắng, 46 nước bỏ phiếu chống. Điều đó cho thấy tuyệt đại đa số các nước tham gia Hội nghị không chấp nhận giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc và không coi đó là lãnh thổ Trung Quốc. - Về vấn đề đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Thủ tướng Trần Văn Hữu long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam trước sự chứng kiến của 51 nước tham dự: "Và cũng vì cần phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai phần lãnh thổ này, đã luôn là một phần lãnh thổ của Việt Nam". - Lời xác nhận chủ quyền của phái đoàn Việt Nam được chính thức ghi vào văn kiện của Hội nghị San Francisco (1951) với 46/50 ý kiến tán thành và không hề có bất kì một phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của 50 quốc gia còn lại tham dự Hội nghị cũng chính là sụ thừa nhận của các nước đồng minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. - Tại điều 2 khoản f của Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản có hiệu lực đã quy định việc tái lập sự hoàn toàn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong thế chiến II. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai đảo mà Nhật Bản chiếm đóng trong giai đoạn 1939 – 1946 cho quốc gia có chủ quyền trước đó là Việt Nam, bở lẽ từ xa xưa Hoàng Sa và Trường Sa vốn vẫn luôn là lãnh thổ của VN. Như vậy, các vùng lãnh thổ trên biển của Trung Quốc đã được Hòa ước San Francisco khẳng định lại là chỉ bao gồm Đài Loan và Bành Hồ. Ngoài ra việc Hòa ước San Francisco tách riêng vấn đề Đài Loan và Bành Hồ với vấn đề Hoàng Sa và Hoàng Sa thành 3 khoản riêng biệt (khoản b và f) tự nó đã bao hàm ý nghĩa không công nhận 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc. - Nói về tính pháp lý, Hiệp ước hòa bình San Francisco là một hiệp ước quốc tế, được 46/50 nước tham dự kí kết chính thức nên hoàn toàn có giá trị pháp lý. Sau khi hiệp ước này có hiệu lực từ năm 1952, các quốc gia trực tiếp kí kết hoặc không kí kết nhưng có ràng buộc liên quan bởi Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam đều phải tuân thủ. 2.2. 4 Hội nghị Gioneve - Qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp riêng, cuối cùng Hiệp định Genève về Đông Dương đã được ký kết vào rạng sáng 21-7-1954. Ba Hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia và "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève về lập lại hòa bình ở Đông Dương" là bộ khung pháp lý chính. - Thông qua nội dung Hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gồm bản tiếng Pháp và bản tiếng Việt) và Tuyên bố cuối cùng của hội nghị, ngoài những giá trị chung, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được củng cố bằng những giá trị pháp lý vững chắc, được các bên tham gia thừa nhận. - Trước hết, trong quan hệ của các nước với Campuchia, Lào, Việt Nam, "các thành viên tham dự Hội nghị Genève cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không có bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ của từng nước" (Điểm 12 trong Tuyên bố cuối cùng ). Hội nghị cũng ghi nhận bản tuyên bố của Chính phủ Pháp là tái lập vững chắc nền hòa bình tại Campuchia, Lào và Việt Nam trên cơ sở "tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam (Điểm 11 trong Tuyên bố cuối cùng ). - Dựa vào các điểm này, có thể khẳng định các nước khi công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã đồng thời chính thức công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Lý do là tại Hội nghị San Francisco ở Hoa Kỳ năm 1951, trước tuyên bố của đại diện Chính phủ Quốc gia Việt Nam về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, có đến 48/51 nước tham dự đã không phản đối; nhưng hội nghị lại phản đối đề nghị của Ngoại trưởng Liên Xô (thay mặt cho lợi ích của Trung Quốc tại hội nghị) về việc chuyển giao Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc. - Liên quan đến phân vùng lãnh thổ trên đất liền và trên biển, Hiệp định quy định:" Giới tuyến quân sự tạm thời (vĩ tuyến 17) giữa hai vùng tập kết cuối cùng được kéo dài đến mặt nước thuộc lãnh thổ ấy bởi đường thẳng góc đến đường ranh chung của lãnh hải. Tất cả các hòn đảo thuộc lãnh hải phía bắc của đường ranh giới sẽ được rút quân bởi lực lượng quân đội của Liên hiệp Pháp, còn tất cả các hòn đảo phía nam của nó sẽ được rút quân bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam "(Điều 4 thuộc Chương I của Hiệp định ). Theo đó, các đảo ở nam vĩ tuyến 17, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuộc quyền quản lý của Quốc gia Việt Nam; hai miền phải bảo đảm những khu vực được phân công không gia nhập vào khối liên minh quân sự nào và không được lợi dụng để tái diễn tình trạng chiến tranh hay để đẩy mạnh chính sách xâm lược" (Điều 19 thuộc Chương III của HĐ ). Đồng thời, "Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong Hiệp định về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, cấm nước ngoài đưa quân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào Việt Nam" (Điểm 4 trong Tuyên bố cuối cùng ). 2.3 Châu bản triều Nguyễn. - Châu bản là một tài liệu hành chính duy nhất còn lại của chế độ phong kiến nói chung và cũng là khối tài liệu rất có giá trị của triều đại phong kiến cuối cùng của VN được lưu giữ nguyên gốc hiện nay. Châu bản là tài liệu có tính xác thực cao vì châu bản triều Nguyễn là những văn bản chỉ được tạo tác duy nhất một bản, một lần khi ban hành để giải quyết một công việc một hoạt động quản lý của các cấp chính quyền của triều Nguyễn. - Châu bản triều Nguyễn có 30 châu bản trong đó có một số châu bản đã thể hiện rõ về vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Châu bản thứ nhất 27/6 năm Minh Mạng thứ 11 (1830) - Theo thông lệ quốc tế trước đây và Công ước quốc tế và luật biển hiện nay, việc cứu hộ, cứu nạn trong vùng biển là trách nhiệm của quốc gia có chủ quyền với vùng biển và hải đảo đó. Trong lĩnh vực hoạt động này, Châu bản triều Nguyễn đã công bố và giới thiệu 04 Châu bản của quan Thủ ngự Đà Nẵng Nguyễn Văn Ngữ và Nội các trong việc cứu hộ tàu buôn của Phú Lãng Sa mà chủ thuyền là Đô-ô-chi-ly cùng 15 tthuy3 thủ cụ thể như sau: + Châu bản ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) của quan Thủ ngự Đà Nẵng Nguyễn Văn Ngữ tấu trình việc buôn của Phú Lãng Sa bị mắc cạn, nước ngập vào thuyền ở phía Tây Hoàng Sa trình báo và đã tổ chức cứu nạn. + Châu bản ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) của Nội các tấu trình, sau khi có Châu Phê "Lãm" của vua về việc quan Thủ ngự Đà Nẵng Nguyễn Văn Ngữ tấu trình việc buôn của Phú Lãng Sa bị mắc cạn, nước ngập vào thuyền ở phía Tây Hoàng Sa trình báo và đã tổ chức cứu nạn, Thị lang Hà Tông Quyền và Trương Đăng Quế đã vâng lệnh sao và xác nhận gửi cho thương quyền. + Châu bản ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) của quan Thủ ngự Đà Nẵng Nguyễn Văn Ngữ tấu trình: Sau khi viên tài phó người Pháp và 11 viên phái viên, thủy thủ, lái thuyền đến trình báo thuyền của Đô-ô-chi-ly cùng 15 phái viên, thủy thủ đi sau thuyền của họ nhưng hiện chưa về, nước ngọt trên thuyền đó đã hết nên quan Thủ ngự đã mang nước ngọt đi cứu nạn, bảo vệ và đưa về tấn. Châu phê "Lãm". + Châu bản ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) của Nội các tấu trình, sau khi có Châu phê "Lãm" của vua về việc Thủ ngự Đà Nẵng Nguyễn Văn Ngữ tấu trình việc đã cứu nạn và đưa được chủ thuyền Đô-ô-chi-ly cùng phái viên và 15 thủy thủ về tấn, Thị lang Hà Tông Quyền, Trương Đăng Quế vâng lệnh sao và xác nhận gửi cho thương thuyền. - Như vậy, từ việc cứu hộ, cứu nạn của quan coi giữ cửa biển và sự làm việc của nội các cũng như việc "Ngự Lãm" của nhà vua qua 04 Châu bản nói trên đã cho thấy, không chỉ tinh thần nhân đạo mà còn là bằng chứng về hành động có trách nhiệm cao trong việc quản lí cương giới, lãnh thổ của vương triều Nguyễn. Châu bản Triều Nguyễn ngày 27 tháng 6 nãm 1830 Châu bản 12/2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) - Ngày 12 tháng 2 năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) - Bộ công phúc trình: Na việc tiếp nhận công văn của Nội các vâng mệnh giao cho Bộ thần (trong đó) có Châu phê: Các thuyền được phái đi Hoàng Sa, mỗi thuyền mang 10 mộc bài (cột gỗ, mỗi cột dài 4 đến 5 thước, dầy 1 tấc) viết to khắc sâu dòng chữ: Ghi họ tên viên Cai đội thủy quân năm Bính Thân Minh Mệnh thứ 17 vâng mệnh đi khỏa sát Hoàng Sa. Đến Hoàng Sa thì cắm mốc đánh dấu. Hãy tuân mệnh. - Lần này, viên Chánh đổi trưởng Thủy quân được cử đến Hoàng Sa là Phạm Hữu Nhật, giờ Mão hôm trước đã đi thuyền từ cửa Thanh Hóa đến tỉnh (Quảng) Ngãi. Bộ thần xin cho chuẩn bị gấp cột đủ số, báo ngay cho tỉnh Quảng Ngãi, chuyển gấp (số cột gỗ ấy) cho viên này. Vậy xin phúc trình. - Trên cơ sở nội dung bản Phúc tấu như trên, lời "Châu phê" của vua Minh Mạng trên bản phúc tấu gồm: Dòng chữ vua Minh Mạng viết quy định độ dài, độ rộng, độ dày. - Việc tổ chức đi "công vụ" Hoàng Sa từ bản Phúc tấu và lời "Châu Phê" của vua Minh Mạng rút ra nội dung chính mang giá trị sử liệu như sau: + Việc tổ chức đi công cán ở Hoàng Sa là hoạt động của một Nhà nước với một bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương tổ chức thực hiện. - Nội dung hoạt động của đoàn công cán tại Hoàng Sa gồm: + Nội dung chuyến hải trình: Đi đến đâu. "Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi.. phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ" Xác định: "Từ xứ ấy trông vào bờ bến, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chệch chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm". + Nội dung ghi trên các cọc gỗ dùng để cắm mốc chủ quyền trên các đảo của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: "Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ". Ø Tất cả những hoạt động trên đều thể hiện hành vi xác lập chủ quyền của một Nhà nước (cọc gỗ cắm mốc có niên hiệu và niên đại của triều vua đương thời) ; tiến hành đo vẽ bản đồ và xác định khoảng cách với tỉnh nào trong đất liền. Ø Có định hướng thực hiện công việc này hàng năm qua việc yêu cầu ghi chép chi tiết hải trình: Điểm xuất phát, khoảng cách từ bờ ra, hướng gió.. Ø Tất cả đều thể hiện chức năng quản lý nhà nước và tính chủ động của vua Minh Mạng trong việc quản lý lãnh thổ, lãnh hải của mình. Châu bản ngày 12 tháng 2 nãm 1836 Châu bản ngày 21/6 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838 ). - Bộ Công tâu trình việc đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa trở về báo cáo đã đến được 25 đảo thuộc ba vùng (trong đó có 12 hòn đảo đến kiểm tra và 13 hòn đảo đoàn chưa từng đến). - Theo viên dẫn đường Vũ Văn Hùng thì còn một vùng ở phía Nam cách khá xa các nơi kia, gió Nam thổi mạnh nên khởi hành đến đó không tiện, phải đợi gió thuận thì muộn, xin đợi đến sang năm đến đó. Đoàn đi đã mang về 3 bản đồ vẽ riêng từng vùng, 1 bức vẽ chung cùng 1 bản nhật kí chưa được tu sữa hoàn chỉnh nên xin để Bộ thẩm tra kỹ và chỉnh sửa hoàn thiện để dâng trình. Trong chuyến đi họ đã thu được một số súng đại bác bọc đồng, các loại đá san hô đỏ.. mang về. Châu bản ngày 21/6 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838 ). ð Châu bản triều Nguyễn thực sự là bằng chứng lịch sử rất có giá trị trong việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc chiếm hữu và khai thác của Nhà nước phong kiến triều Nguyễn không gặp phải bất cứ sự phản đối của một quốc gia nào khác trong khu vực (kể cả Trung Quốc). Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế vì từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Như vậy, với những điều trên cho thấy từ các sự kiện quốc tế có tính pháp lý cao, từ tuyên bố Caro năm 1943, đến Hội nghị Postdam năm 1945 và nhấn mạnh tại hội nghị San Francisco đã liên tiếp khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đặc biệt với những quy định hết sức cụ thể và rõ ràng tại Công ước về Luật biển quốc tế 1982 đã tăng thêm tính pháp lý cho chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ngoài những cơ sở pháp lý mang tính quốc tế trên chính quốc gia Việt Nam cũng thể hiện quyền chủ quyền của mình trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thông qua các Châu bản có giá trị và tính xác thực cao. Tất cả những điều trên đã trở thành một thành trì pháp lý vững chắc khẳng định không một quốc gia nào có quyền chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ngoài Việt Nam.