Các vấn đề chung về quản lý môi trường

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Milk Milk, 27 Tháng tám 2021.

  1. Milk Milk

    Bài viết:
    82
    1. Định nghĩa về QLMT

    Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Tuy nhiên, theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường.

    Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích chính là giữ hài hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất -"phát triển bền vững" .

    Như vậy, "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia" .

    2. Các nguyên tắc của QLMT

    Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:

    - Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT.

    - Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia – vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc QLTM.

    - QLMT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp.

    - Phòng chống, ngăn ngữa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, phục hồi môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường.

    - Người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiển cho những tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, phục hổi môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.

    3. Các mục tiêu của QLMT

    Mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý Nhà nước về môi trường bao gồm:

    - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.

    - Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do Hội nghị Rio 1992 đề xuất. Các khía cạnh của PTBV bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.

    - Xây dựng các công cụ có hiệu lực QLMT quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.

    4. Các công cụ trong QLMT

    Công cụ QLMT là các biện pháp hành động thực hiện công tác QLMT của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất.

    Công cụ QLMT có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế-xã hội như các quy định hành chính, quy định xử phạt.. và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác BVMT.

    Công cụ QLMT có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:

    - Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.

    - Công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.

    - Các công cụ quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm ĐTM, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ ký thuật quản lý có thể thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...